Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi HKII - Văn 11-NH09-10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.68 KB, 2 trang )

Trường THPT Duyên Hải ĐỀ THI HKII - KHỐI 11
Tổ Văn Thời gian : 120 phút
Môn : Ngữ Văn
Câu 1 (2 điểm):
a. Anh (chị) hãy cho biết khi viết bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, nhà thơ Hàn Mặc Tử được gợi từ cảm
hứng nào? (1đ)
b. Hoài Thanh đã từng nhận định rằng: Nhà thơ Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ
mới”. Từ bài thơ Vội vàng, anh (chị) hãy cho biết bài thơ đã chứng tỏ niềm khát khao, quan niệm gì
của Xuân Diệu trong cuộc sống? (1đ)
Câu 2 (3 điểm):
Môi trường sống cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của
con người. Theo em, môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người? Cho
biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường? Làm thế nào để môi trường sống của chúng
ta ngày càng xanh, sạch, đẹp ?
Câu 3 ( 5 điểm):
Anh (chị) hãy phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử để thấy được tình yêu
đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của hồn thơ Hàn Mặc Tử ?
HẾT


Đáp án:
Câu 1 (2 điểm):
a. Khi viết bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, nhà thơ Hàn Mặc Tử được gợi cảm hứng từ mối tình của nhà thơ
với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình.
(1đ)
b. Bài thơ Vội vàng đã chứng tỏ niềm khao khát sống mãnh liệt, sống hết mình, sống vội vàng của
nhà thơ.Quan niệm về thời gian tuyến tính, một đi không trở lại và đầy tính mất mát. Tuổi trẻ là khoảng
thời gian quý giá nhất của mỗi cá nhân…(1đ)
Câu 2 (3 điểm):
1. Mở bài : ( 0,5đ )
Giới thiệu khái quát vấn đề .


2. Thân bài : ( 2đ )
- Nêu ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường đến cơ thể con người.
- Nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm của môi trường.
- Những biện pháp giúp cho môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp.
3. Kết bài :.( 0,5 đ )
- Khái quát lại nội dung của vấn đề.
- Nâng cao, mở rộng, liên hệ và rút ra bài học cho bản thân.
Câu 3 ( 5 điểm):
I - Mở bài (0,5 đ):
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.
- Dẫn dắt vấn đề vào bài.

II - Thân bài ( 4 đ):
1. khổ 1:
- Câu hỏi tu từ: vừa hỏi han, hờn trách, nhắc nhở vừa mời mọc.
- Nỗi ao ước trở về thôn Vĩ vừa mãnh liệt vừa uẩn khúc, không thể giãy bày.
- Sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người→ Một thiên đường trần gian, một ao ước ngoài tầm
với, một hạnh phúc ngoài tầm tay.
→ Tình yêu đời, yêu thiên nhiên.
2. khổ 2:
- Cái nhìn đầy mặc cảm: gợi sự chia lìa, phiêu tán, buồn hiu hắt.
- Câu hỏi tu từ: chứa đầy tâm sự uẩn khúc.
→ Sự phấp phỏng, lo âu, khoắc khoải.
3. khổ 3:
- Vẻ đẹp của cô gái càng tinh khiết, càng trở nên xa xôi.
- Thời gian quá ngắn ngủi và quý báu đối với nhà thơ.
- Câu hỏi tu từ: Sự hoài nghi của một người yêu đời, yêu sống.
→ Những uẩn khúc của tấm lòng thiết tha với cuộc đời nhưng cũng đầy mặc cảm.
III - Kết bài (0,5 đ):
- Khẳng định lại nội dung của vấn đề.

- Nâng cao, mở rộng, liên hệ rút ra bài học.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×