Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đối mặt với cuộc đời hay để cuộc đời đối phó bạn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 53 trang )

















Đối mặt với cuộc đời hay để cuộc
đời đối phó bạn



















……… , tháng … năm …….


Phạm Đình Tuấn


2

Phạm Đình Tuấn


3



Những phương pháp diệu kỳ giúp bạn quẳng gánh lo
và vui sống cuộc đời mình lựa chọn


Phạm Đình Tuấn








Phạm Đình Tuấn


4


Bạn thường xuyên gặp rắc rối? Bạn hay buồn rầu, bực bội
trong người? Bạn không biết tương lai mình sẽ như thế nào?


Vậy đây là cuốn sách bạn cần!


Để làm chủ vận mệnh của mình hãy tìm hiểu về Lập Trình
Ngôn Ngữ Tư Duy (Neuro-Linguistic Programming) gọi tắt là
NLP
Giới thiệu về NLP: NLP được sáng tạo bởi John Grinder và Richard
Bandler. Hiện tại NLP được sử dụng rộng rãi khắp trên thế giới với mục đích
chính là giúp con người thoát khỏi các ý nghĩ tiêu cực do chính mình tạo ra
và tập trung vào các ý nghĩ tích cực để mọi người sống tốt hơn, giàu có hơn,
hạnh phúc hơn. NLP là môn khoa học về bộ não đáng để bạn học tập và
nghiên cứu cũng như ứng dụng.

Con người có thể làm chủ suy nghĩ của mình.



Phạm Đình Tuấn



5
Mục lục
Lời nói đầu
MỤC 1: LẬP TRÌNH NGÔN NGỮ TƯ DUY
Phần 1: Cách thức mô phỏng 8
Phần 2: Sử dụng hệ thống các niềm tin 11
Phần 3: Giao tiếp hiệu quả để đạt được điều mình muốn 18
Phần 4: Diễn tập trong tâm trí 24
Phần 5: Làm chủ cảm xúc 26
Phần 6: Giác quan nội tại 30
Phần 7: Neo cảm xúc 35
Phần 8: Chuyển hóa ý nghĩ 38

MỤC 2: ĐIỀU KỲ DIỆU ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THÀNH
CÔNG
Phần 9: Cuộc đời thay đổi khi tư duy thay đổi 41
Phần 10: Cách nhìn nhận mới về Sự Kiên Trì 45
Phần 11: Bứt phá về đích 50
Lời nhắn gửi cuối sách



Phạm Đình Tuấn


6
LỜI NÓI ĐẦU
Dù bạn là ai, hoàn cảnh thế nào đi chăng nữa thì bạn chắc chắn sẽ có

ngày lâm vào tình cảnh chán nản và thiếu tự tin. Hm…Có thật là ai trên đời
đều sẽ rơi vào tình trạng buồn phiền và tự ti không? Ngay cả những người
mà ta đã biết rằng họ thành công và giàu có ư? Đương nhiên rồi! Chỉ có điều
họ khác chúng ta ở chỗ là họ không dừng lại ở sự chán chường, đau khổ mà
họ muốn thay đổi điều đó -điều làm họ nhục chí, những thử thách của cuộc
sống…
Tôi xin kể cho bạn nghe một câu chuyện:
Trong một gia đình nọ, người vợ thì làm nội trợ và đang chuẩn bị
sinh em bé, người chồng vừa là nhà báo vừa là nhà văn, hai người họ hết
mực yêu thương nhau và họ có một cuộc sống rất hạnh phúc. Rồi ngày sinh
cũng đã đến, thế là một cậu bé được sinh ra tuy nhiên bác sỹ nói rằng cậu ta
bị dị tật: cậu ta bị câm và điếc. Nghe được tin đó, cả hai vợ chồng dường như
bị một cú sốc rất nặng tuy nhiên ông chồng đã kịp trấn tĩnh và nghĩ rằng mọi
chuyện trên đời đều có cái lý của nó, không tự nhiên mà con ông bị dị tật rồi
ông quyết định sẽ có gắng hết sức để truyền đạt tới con mình niềm hy vọng
sống mãnh liệt. Ông thường xuyên tự nhủ với mình rằng: Con trai tôi không
thể chịu câm điếc. Ngày ngày trôi qua và rồi điều kỳ diệu cũng đến! Khi ông
chồng vừa mới mua một máy thu âm về, ông bật nhạc thì bỗng dưng đứa con
trai hào hứng, cứ nháo nhào ôm lấy cái máy thu, trong đầu ông lóe lên: hình
như con mình nghe được, ông phát hiện ra rằng âm thanh truyền được qua
xương. Thế rồi ông bắt đầu nói sát vào đầu con mình những lời động viên,
tạo cho con một niềm tin sống mãnh liệt, thật kỳ diệu thay đứa con hiểu được
những gì cha nó nói. Ông đã đánh tan cơn bão, khi đứa trẻ lớn lên nó đã
không còn tự ti, nó học ở những trường bình thường chứ không họ ở trường
dành cho người khuyết tật, rồi nó thi đỗ vào đại học. Chính ở đại học, nó đã
thử qua rất nhiều thiết bị hỗ trợ thính giác tuy nhiên đều không có kết quả.
Nhưng nó không bỏ cuộc, khi có một thiết bị nào đó mới được chế tạo nó
đăng ký ngay để thử và rồi đã thành công. Cuối cùng, một thiết bị đã giúp nó
nghe được rất rõ âm thanh mọi người nói với nó. Không dừng lại ở đó chàng
thanh niên ấy đã tìm cách giúp đỡ những người khác (người bị lãng tai,

người bị điếc) có thể nghe được…
Phạm Đình Tuấn


7
Đây quả thật một câu chuyện hay và cảm động về sự hy vọng phải
không các bạn?
Ngay từ đầu, nếu người cha không truyền cho con những niềm tin, hy
vọng để vượt lên số phận thì có lẽ chàng thanh niên ấy và rất nhiều người
khác nữa sẽ đắm chìm trong cảm giác im lặng cho đến suốt cuộc đời.
Người cha ấy chính là Napoleon Hill và con trai ông Blair Hill.
Napoleon Hill là tác giả của nhiều quyển sách nổi tiếng về tư duy làm giàu
và phương pháp thành công trong cuộc sống. Ông đã góp phần đào tạo, gây
dựng và củng cố niềm tin cho nhiều người để họ có thể thành công trong
cuộc mưu sinh.
Trong cuốn sách này, các bạn sẽ được dẫn dắt bước vào trung tâm
điều khiển bộ não cũng như bạn sẽ được hỗ trợ những phương pháp điều
khiển, sửa chữa, phục hồi những khả năng hoạt động của bộ não mình.








Phạm Đình Tuấn


8

MỤC 1: LẬP TRÌNH NGÔN NGỮ TƯ DUY
Phần 1
CÁCH THỨC MÔ PHỎNG
Thường khi nói về mô phỏng, ta nghĩ đến câu “Bắt chước bắt chước
con bò”, ta được cha mẹ, thầy cô dạy rằng: “Không được bắt chước người
khác như vậy là xấu lắm” và dần dần cho rằng bắt chước là hành vi không
tốt, là kẻ tệ hại mới bắt chước người khác. Phải nói rằng đó là một quan niệm
tiêu cực và sai lầm nghiêm trọng. Nếu bạn muốn học giỏi môn toán đơn giản
là bắt chước cách học của một học sinh giỏi toán thì đương nhiên bạn cũng
sẽ học giỏi toán. Bạn muốn trở thành người giàu có thì bạn bắt chước cách
nghĩ, cách làm việc của một ai đó mà bạn ngưỡng mộ. Bắt chước: cách họ
làm việc, đàm phán, đầu tư… rồi bạn vận dụng chúng một cách hài hòa và
phù hợp vào hoàn cảnh của bạn thì trước sau bạn cũng giống họ thôi. Cách
thức mô phỏng này được rất nhiều người đề cập đến như: Adam Khoo,
Athony Robbins, Peter Drucker,…nó chỉ là dụng cụ để bạn gặt hái thành
công.
Thoạt đầu bạn sẽ nghĩ “Có cái gì đó là lạ khi mình bắt chước người
khác và hình như mình đang sống một cuộc đời khác”. Bạn không hề sống
cuộc đời của người khác đâu bạn ạ! Tôi sẽ lấy một ví dụ về cách học toán
của một học sinh giỏi để bạn hiểu rõ về cách thức mô phỏng. Em học sinh
học giỏi toán trước khi đến lớp đã đọc bài ở nhà, lên lớp thì nghe giảng chăm
chú, nghiêm túc thực hiện các bài tập cô cho, thường xuyên tóm tắt bài,
ngoài ra còn mở rộng vấn đề bằng cách mua thêm các sách bài tập để làm
thêm và quyết tâm làm hết không bỏ phần nào ngay cả những bài khó. Vậy
học sinh trung bình khi bắt chước cách học của học sinh giỏi thì em đó có trở
nên giỏi hơn không? Theo như lý thuyết thì đúng vậy, tuy nhiên, mỗi người
đều có cách suy nghĩ khác nhau do đó họ tập trung vào những phần khác
nhau của vấn đề. Học sinh giỏi nghe giảng rất chăm chú do đã đọc bài kỹ ở
nhà; ghi chép đầy đủ và thông minh; họ cố gắng làm những bài khó, đa dạng
các dạng bài,… Còn học sinh dở thì không mấy chú tâm nghe giảng vì họ

không hiểu bài do không đọc kỹ hoặc đọc qua loa trước khi vào lớp; chắc
Phạm Đình Tuấn


9
hẳn họ cũng chịu khó ghi chép nhưng rời rạc, không đầy đủ và ít xem lại; họ
cũng làm bài tập nhưng chỉ làm những bài dễ, bài khó thì bỏ qua do đó kết
quả họ tạo ra cũng khác nhau. Việc làm giàu cũng giống vậy! Điều bạn cần
là có được cách thức suy nghĩ giống người giàu và phương pháp làm giàu,
nội dung bên trong thì bạn phải tự tìm hiểu. Tuy nhiên tôi sẽ hướng dẫn bạn
trong các chương tiếp theo trong sách để bạn thành công trong cuộc sống.
Bây giờ người giàu suy nghĩ những gì?
1. Bao giờ cũng làm vượt trên sự mong đợi: Bạn hãy làm người khác
ngạc nhiên với cách thành tích mà người khác không nghĩ bạn sẽ đạt
được hay luôn cố gắng hết mình để đạt được kết quả tối ưu nhất
khiến người khác nể phục.
2. Chủ động: Đừng đứng yên một chỗ mà cầu mong sự việc sắp xảy
đến là điều tốt lành, hãy tạo ra nó. Bạn mở một công ty, công ty bạn
làm ăn không thuận lợi bạn sẽ làm gì? Với người giàu có họ sẽ tìm
mọi cách nâng cấp sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
hoặc tạo ra sản phẩm có tính năng vượt trội so với các đối thủ. Xem
xét lại bộ phận nhân sự, tài chính và tiếp thị-bán hàng. Tuyển những
người mới có tài năng, thực hiện các chính sách đãi ngộ; cắt giảm
những chi phí không cần thiết trong công ty; áp dụng các chiến lược
quảng cáo tiếp thị hiệu quả hơn.
3. Chịu trách nhiệm 100% về mình: Ta thường hay đổ lỗi cho người
khác và than trách cuộc đời bất công, chính điều đó ngăn cản bạn.
Khi bạn không nhận trách nhiệm về mình thì bạn sẽ không bao giờ
chịu rút ra kinh nghiệm qua các lần bạn sai lầm vì bạn nghĩ rằng vấn
đề nằm ở bên ngoài (môi trường) chứ không phải bên trong (bạn).

4. Chưa vội hưởng thụ: Bạn làm 3 triệu đồng và rồi tháng đó bạn tiêu
hết 3,5 triệu vậy xin hỏi, bạn có dư giả không?
5. Làm việc mình thích nhất: Họ không coi công việc họ làm là công
việc bắt buộc phải làm, họ coi nó như là một phần của họ, không có
nó cuộc sống sẽ trở nên không còn ý nghĩa.
6. Hành động ngay thắng chính trực: Đây là yếu tố được mọi người
giàu đặt lên hàng đầu.
7. Toàn tâm toàn ý vào việc làm giàu: Ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào họ
đều tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Họ nói chuyện với một ai đó là cứ
nói về lĩnh vực họ làm.
Phạm Đình Tuấn


10
8. Khả năng chuyển bại thành thắng: Họ không bao giờ từ bỏ mục tiêu
mình đề ra, dù ở những hoàn cảnh cực kỳ khốn khó.
9. Quý trọng đồng tiền: Họ làm ra nhiều tiền tuy nhiên luôn luôn tiếp
kiệm và ít khi sài những sản phẩm xa xỉ.
Vậy bạn hiểu tại sao một số sẽ người không bao giờ trở nên giàu có không
nào?
Một điều thú vị khác khi bạn mô phỏng một ai đó về hành vi, lời nói
cũng như cảm xúc thì ngay lập tức bạn có thể suy nghĩ giống người đó. Một
người suy nghĩ về một cảm giác gì đó mà mình đã trãi qua sau đó miêu tả
cho một người khác những mình nhìn thấy gì, nghe thấy gì, cảm nhận ra sao,
rồi kêu người đó miêu tả tâm trạng và suy nghĩ của mình ra. Bạn sẽ ngạc
nhiên rằng hai người có cùng tâm trạng và suy nghĩ giống nhau đến không
ngờ. Bạn có thể thử với một người khác để kiểm chứng điều thú vị này.
Thực ra phương pháp mô phỏng được sử dụng rất nhiều trong đời
sống hằng ngày của chúng ta. Chúng ta mô phỏng một cách vô thức những
hành động, lời nói của những người xung quanh ta. Bạn hãy nhớ lại chắc hẳn

bạn đã có lần nói chuyện với giọng điệu y hệt như giáo viên, cha mẹ hay bạn
của bạn. Vì thế bạn hãy nhớ rằng chỉ nên MÔ PHỎNG DÁNG VẺ ĐIỆU BỘ
THÀNH CÔNG CỦA NGƯỜI KHÁC VÀ CỦA NGƯỜI THÀNH CÔNG
nếu bạn muốn đạt những thành quả to lớn trong cuộc sống.
Tiếp theo bạn sẽ biết được một điều làm bạn thật sự bất ngờ…






Phạm Đình Tuấn


11
Phần 2
SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÁC
NIỀM TIN
Niềm tin của chúng ta có luôn đúng không?
Niềm tin của chúng ta không bao giờ đúng tuyệt đối cả!
Thật chất niềm tin của chúng ta đến từ 3 nguồn:
- Môi trường: Người thân, bạn bè, thầy cô, bộ phim bạn xem,…
- Những sự kiện xảy ra trong quá khứ của ta
- Tri thức: sách vở, tài liệu
Nếu cha mẹ bạn theo đạo (Phật, Thiên chúa…) thì chắc hẳn phần nào
trong bạn cũng tin vào những triết lý của đạo ấy, có thói quen đi chùa hoặc
đến thánh đường cầu nguyện vào dịp lễ, tết,…
Tôi xin kể một câu chuyện về một con người đã từng có niềm tin tiêu cực
và rồi anh đã thoát ra niềm tin ấy và trở thành doanh nhân kiệt xuất, tác giả
của nhiều cuốn sách bán chạy, nhà đầu tư tài ba, nhà giáo dục-đào tạo con

người tuyệt vời, đó là Adam Khoo.
Từ nhỏ, Adam Khoo (AK) là một học sinh lười biếng, hay quậy phá
đánh nhau, nghiện các trò chơi điện tử và nếu không thì suốt ngày xem tivi.
AK đã bị mọi người dán nhãn là “đồ bỏ đi”, “hết thuốc chữa”, “học dốt
toán”… dần dần anh cũng tin mình như vậy và hành động như người khác
nói. Anh bị đuổi học năm lớp 3 do đánh nhau, cha mẹ anh rất bực mình tuy
nhiên cũng rất thương anh nên có gắng tìm một ngôi trường cho con mình
học, may thay anh đã nhận được vào một ngôi trường tuy nhiên tính cách
anh vẫn không thay đổi. Và rồi cái gì đến cũng đã đến, kết quả học tập của
anh tệ đến nỗi rất nhiều trường học không nhận anh vào trường cấp II mặc
dù chỉ là trường bình thường. Cuối cùng anh được tống vào một “ngôi
trường làng” nhưng trình độ anh quá yếu để học chương trình lớp 6.
Phạm Đình Tuấn


12
Bạn thử nghĩ xem một con người như vậy làm sao có thể trở thành
người như tôi nói ở trên?
Điều quan trọng là NIỀM TIN. Anh có lại được niềm tin nhờ khóa
học Super-Teen (một khóa học về Lập trình ngôn ngữ tư duy dành cho trẻ từ
12-18 tuổi): "Nếu người khác học giỏi thì tôi cũng có thể, vấn đề nằm ở
phương pháp” thế là anh đi tìm phương pháp. Dần dần anh học khá hơn rồi
anh được nhận vào trường cấp III danh tiếng, nằm trong 1% sinh viên được
tuyển vào Chương trình phát triển tài năng của Đại học Quốc gia
Singapore (Bạn có thể xem cuốn sách “Tôi Tài Giỏi Bạn Cũng Thế” để
biết rõ hơn về anh)
Bạn thấy chưa, niềm tin có thể kéo người ta xuống tận cùng đáy vực
cũng như có thể mang người đó đến vinh quang.
Tiếp đến tôi xin kể thêm cho bạn 3 câu chuyện, qua đó bạn sẽ biết
được việc niềm tin đúng hay sai không quan trọng mà quan trọng là có tin

hay không ?
Phạm Đình Tuấn


13

Câu chuyện 1: Ông Wright –sống hay chết… tùy thuộc vào niềm
tin của ông
Ông Wright là một người bệnh ung thư bạch huyết di căn, ông bệnh rất
nặng và hầu như những phương thức chữa trị thông thường không giúp được gì
cho ông. Các khối u mọc khắp người ông trông rất kinh khủng và hầu như ông
sống phụ thuộc vào máy móc.
Vào lúc ấy, người ta sáng chế ra một phương thuốc chống ung thư mới,
ông Wright mong muốn được thử nghiệm mặc dù ông không đáp ứng được điều
kiện thử nghiệm của thuốc nhưng bác sỹ cũng đồng ý cho ông thử. Thật không
thể tin nỗi, chỉ trong 3 ngày sau khi tiêm thuốc, ông Wright đã đi lại và nói
chuyện bình thường. Bác sỹ xem lại các bệnh nhân cũng được thử nghiệm
phương thuốc kia tuy nhiên hầu như tất cả họ không có sự thay đổi nào giống
ông Wright thậm chí có người bệnh còn nặng hơn. Bác sỹ đưa ông Wright đi
xét nghiệm thì thấy rằng khối u của ông ta đang teo nhỏ lại rất nhiều so với lúc
trước. Thử nghiệm một thời gian, bác sỹ cũng đã cho ông Wright xuất viện vì
hầu như ông đã gần bình phục. Trong vòng 2 tháng thử nghiệm loại thuốc trên,
các bệnh viện khác đều báo cáo rằng thuốc không có tác dụng hiệu quả trong
việc chữa trị ung thư. Vô tình, ông Wright nghe được tin này, ông đã suy sụp tin
thần và ít lâu sau bệnh ung thư của ông tái phát khiến ông phải nhập viên lần
nữa.
Lần này bác sỹ muốn tìm hiểu xem liệu ông Wright khỏi bệnh có phải là do
niềm tin của ông khiến ông tự phục hồi hay không. Bác sỹ “lừa” ông nói rằng
lần này họ sẽ dùng phương thuốc kia với tác dụng gấp đôi (thực ra họ tiêm nước
tinh khiết vào người ông) thế là ông lại có niềm tin mãnh liệt. Một thời gian

ngắn sau, các bác sỹ đã làm xét nghiệm thì thấy rằng các khối u đã biến mất gần
như hoàn toàn.
Ông Wright xuất viện được không lâu thì American Medical
Association (AMA) –Hiệp hội Y tế Mỹ- thông báo cho truyền thông rằng
phương thuốc thử nghiệm chống ung thư đã thất bại thảm hại (phương thuốc
ông Wright đã tình nguyện thử) thế là ông Wright nhanh chóng nhập viện và
sớm ra đi vĩnh viễn.

Phạm Đình Tuấn


14

 Qua 2 câu chuyện ta thấy được : Nếu ta tin một điều, rất có thể điều ấy có
tác dụng kích thích khiến ta đạt được điều mình muốn, ngược lại có thể
làm ta mất hi vọng cũng như nghị lực và rồi đưa ta đến sự diệt vong.
Nếu bạn tin mình là một kẻ phải chịu sự nghèo khổ suốt đời, một
người kém thông minh, một tên lười biếng thì rất có thể điều đó là sự thật ở
hiện tại cũng như kéo dài tới tương lai. Vì thế bạn hãy nhớ câu chuyện về
ông Wright, mỗi lúc bạn cảm thấy tệ hại nhất hãy nghĩ đến và tự động viên
mình. Còn nếu không thích câu chuyện ấy thì đây là một ví dụ khác đầy nghị
lực và tạo nguồn cảm hứng về vượt qua số phận đáng thương và trở thành
con người “bình thường”. Anh ta tên là Bạch Đình Vinh
Câu chuyện 2: Rừng mơ ở phía trước… Hãy xong lên!
Vào thời chiến quốc, đoàn quân do Tào Tháo (thừa tướng Bắc Ngụy)
chỉ huy đã bị mắc kẹt ở sa mạc khi giao chiến với quân địch. Sau nhiều ngày
lưu lạc, đoàn quân của ông gần như hoàn toàn kiệt quệ, không còn sức đi tiếp
và rất có thể phải chôn vùi tại đây. Trong tình thế này, Tào Tháo nghĩ ra một
cách, ông ta hô to rằng đằng trước có một rừng mơ (mơ là một loại trái cây
giải khát rất hiệu quả, có vị chua) mặc dù phía trước không hề có mơ mà chỉ

là cát với sỏi đá tuy nhiên đoàn quân nghe được từ “rừng mơ” thế là họ hình
dung ra hương vị chua của chúng và rồi miệng họ tự tiết ra nước bọt cũng
như làm cho họ có động lực để tiến về phía trước. Nhờ vậy họ đã thoát ra
được sa mạc và trở về thành.


Phạm Đình Tuấn


15

Trong cuộc đời của bất kỳ ai, mọi người đếu có quyền lựa chọn cho
riêng mình. Bạn có thể chọn rằng “Tôi tin và làm theo điều đó” hoặc ngược
lại. Quan trọng sự lựa chọn của bạn có dẫn đến những kết quả tốt hay không
thôi!
Câu chuyện 3: Bạn có thể chọn việc mình không thể nói được
nữa, tàn phế và sống hết phần đời của mình trên giường… tuy
nhiên Bạch Đình Vinh “chọn” vượt lên số phận hiểm nghèo để
trở thành một người có ích.
Từ nhỏ Bạch Đình Vinh đã nổi tiếng siêng năng, gia đình anh cũng là
gia đình có truyền thống hiếu học, anh đạt rất nhiều giải thưởng khi còn ngồi
ghế nhà trường thậm chỉ còn được thủ tướng trao tặng huân chương và rồi anh
vào được Đại học Bách Khoa Hà Nội khoa Công nghệ thông tin. Cuộc đời anh
xem ra thật êm đềm và hạnh phúc. Tuy nhiên, trong một đêm tháng 9 năm
1993, hôm đó anh được về sớm do thầy dạy thêm môn tiếng Pháp ốm, đang
đạp xe đạp chạy về, bỗng nhiên anh bị một chiếc xe máy đụng vào và anh té
đập xuống đường. Sau đó, anh được đưa mau đến bệnh viên cấp cứu, bác sỹ
chuẩn đoán anh bị chấn thương sọ não và bị tổn thương não rất nghiêm trọng,
cơ hội sống rất mong manh và nếu có sống được thì cũng không làm nỗi bất cứ
việc gì, chỉ biết phụ thuộc vào người thân.

Trải qua 21 ngày hôn mê cuối cùng anh cũng tỉnh dậy. Sau một thời
gian dài hồi sức, anh mới phát hiện rằng mình không còn khả năng nói được
nữa, trí nhớ cũng quên rất nhiều và nữa thân dưới bị liệt, tay mất khả năng hoạt
động linh hoạt tuy nhiên với sự động viên không mệt mỏi của cha mẹ, người
thân, bạn bè và chính yếu là sự kiên cường trong tâm trí của anh. Anh đã can
đảm đối diện với sự thật. Kể từ đó anh không ngừng luyện nói chuyện, luyện
đi lại, luyện đọc sách…Hầu như anh phải bắt đầu lại từ đầu một cuộc sống của
đứa trẻ 3 tuổi. Nhiều lúc anh đã định bỏ cuộc do anh không thể đánh vần được
rất nhiều từ, anh không đứng dậy được, cố gắng đọc sách nhưng rất mau quên
nội dung…Tuy nhiên anh vẫn tin rằng không gì là không thể, chỉ cần cố gắng
nỗ lực nhiều hơn nữa. Anh luyện tập, tiếp tục luyện tập và cuối cùng… cho
đến bây giờ, anh đã có thể nói được (dù hơi khó nghe), có vợ với một con, anh
đã tốt nghiệp được trường ĐH Bách Khoa và hiện đang làm việc cho tờ báo PC
World.

Phạm Đình Tuấn


16
Có bao giờ bạn tự hỏi người thành công có niềm tin như thế nào không?
Và đây là niềm tin của họ:
Niềm tin 1: Hành động sẽ mang đến kết quả
Họ không chỉ tin tưởng mà còn hành động theo niềm tin ấy. Anh ta
tin rằng anh ta có thể nói được và rồi anh ta nói, dù nó tệ đến mức nào đi nữa
thì anh ta vẫn tiếp tục cố gắng, người đó là Bạch Đình Vinh. Ông ta tin rằng
mình có thể chế tạo ra một chiếc xe chạy bằng máy và ông đã làm được,
người đó là Henry Ford. Còn rất nhiều người khác nữa như anh em nhà
Wright chế tạo được máy bay; Steve Job tạo ra những sản phẩm cách mạng
hóa ngành truyền thông với chiếc máy tính iMac, điện thoại Iphone, ngành
giải trí với Ipod; Bill Gates biến máy tính lúc đầu to bằng một căn phòng

thành một chiếc hộp nhỏ xíu,…Đối với họ không có cơ hội thì hãy tự mình
tạo ra.

Niềm tin 2: Không có thất bại chỉ có kinh nghiệm
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bắt gặp 3 loại người:
 Người gặp khó khăn liền bỏ cuộc.
 Người gặp khó khăn vẫn tiếp tục làm việc, cứ tiếp tục cố gắng dù thất
bại nhiều lần cho đến khi nào không chịu nỗi nữa thì thôi.
 Người gặp khó khăn vẫn tiếp tục làm việc, rút ra kinh nghiệm, thay
đổi phương pháp làm việc để đạt kết quả tốt hơn.
Và đây là Công Thức Thành Công Tuyệt Đỉnh mang bạn đến thành công
trong bất kỳ lĩnh vực nào.





Phạm Đình Tuấn


17
Hệ thống niềm tin Giá trị sống

Mục tiêu

Chiến lược Thành công

Hành động

Bài học kinh nghiệm

Thất bại

Vậy bây giờ hành động như thế nào đây ? Đương nhiên là phải có
phương pháp ! Những phần tiếp sẽ là những phương pháp mang bạn đến
thành công như những người khác. Hãy chủ động đón nhận lấy !







Phạm Đình Tuấn


18
Phần 3
GIAO TIẾP HIỆU QUẢ ĐỂ ĐẠT
ĐƯỢC BẤT CỨ ĐIỀU GÌ BẠN
MUỐN
Bạn đã từng nghe qua cuốn sách Đắc Nhân Tâm chưa? Cuốn sách đã
tác động đến hàng triệu người trên thế giới, họ đã ứng dụng các phương pháp
trong sách và thành công trong cuộc sống. Vậy chúng ta có nên tìm hiểu
không nào? Tất nhiên là có. Vì như tôi nói ở trên : muốn thành công hãy mô
phỏng người thành công.
 Đắc Nhân Tâm
Ông Dale Carnegie đã nói trong cuốn “How to win friends and influence
people” (phiên bản mới nhất) -tên tiếng Việt là Đắc Nhân Tâm- thì riêng chỉ
việc đứng dưới góc nhìn, quan điểm của người khác mà giao tiếp, cảm
nhận cảm giác của họ cũng đã giúp bạn thành công trong cuộc sống. Có tất

cả 30 phương pháp giúp bạn giao tiếp hiệu quả để đạt được nhiều điều trong
cuộc sống:
Nguyên tắc 1: Không chỉ trích, oán trách hay than phiên!
Nguyên tắc 2: Thành thật khen ngợi và biết ơn người khác
Nguyên tắc 3:Gợi cho người khác ý muốn thực hiện điều bạn muốn họ làm
Nguyên tắc 4: Thành thật quan tâm đến người khác
Nguyên tắc 5: Hãy mỉm cười!
Nguyên tắc 6: Nhớ tên người khác
Nguyên tắc 7: Biết lắng nghe và khuyến khách người khác nói về vấn đề của
họ
Phạm Đình Tuấn


19
Nguyên tắc 8: Nói về điều người khác quan tâm.
Nguyên tắc 9: Thật lòng làm cho người khác thấy rằng họ quan trọng
Nguyên tắc 10: Không tranh cãi
Nguyên tắc 11: Tôn trọng ý kiến người khác. Đừng bao giờ nói rằng
“Anh/chị sai rồi!”
Nguyên tắc 12: Nếu bạn sai, hãy nhanh chóng và thẳng thắng thừa nhận điều
đó
Nguyên tắc 13: Luôn bắt đầu bằng một thái độ thân thiện
Nguyên tắc 14: Hỏi những câu khiến người khác đáp “Vâng” tức thì
Nguyên tắc 15: Để người khác cảm thấy họ làm chủ cuộc nói chuyện
Nguyên tắc 16: Để người khác tin rằng họ mới là người đưa ra ý tưởng
Nguyên tắc 17: Thành thật nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của người khác
Nguyên tắc 18: Đồng cảm với mong muốn của người khác
Nguyên tắc 19: Khơi gợi sự cao thượng nơi người khác
Nguyên tắc 20: Trình bày vấn đề một cách sinh động
Nguyên tắc 21: Biết khơi gợi tinh thần vượt lên thử thách

Nguyên tắc 22: Trước khi phê bình hãy khen ngợi một cách chân thành
Nguyên tắc 23: Phê bình một cách gián tiếp
Nguyên tắc 24: Nhìn nhận sai lầm của bản thân trước khi phê bình người
khác
Nguyên tắc 25: Gợi ý thay vì ra lệnh
Nguyên tắc 26: Biết giữ thể diện cho người khác
Nguyên tắc 27:Thật lòng khen ngợi sự tiến bộ của người khác dù nhỏ nhất
Nguyên tắc 28: Khen ngợi người khác sống xứng đáng với lời khen đó
Phạm Đình Tuấn


20
Nguyên tắc 29: Khuyến khích, mở đường cho người khác sửa chữa lỗi lầm
Nguyên tắc 30:Tôn vinh người khác làm cho họ vui vẻ thực hiện đề nghị của
bạn

Hãy đặt mình dưới góc nhìn của người khác để giao tiếp !
Một cách khác để giao tiếp hiệu quả là sử dụng phương pháp…
 Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy
Bạn thử nghĩ xem, nếu có người khá giống bạn về tính tình và thói quen
thì chắc hẳn bạn sẽ rất thú vị với người này. Vậy người khác cũng giống vậy,
nếu bạn sử dụng phương pháp mô phỏng, mô phỏng những cử chỉ, điệu bộ,
nét mặt, tốc độ nói của người đối diện bạn. Ví dụ: Người đó ngồi khoanh
chân, tay bắt chéo nhau, trong lúc nói hay thay đổi điệu bộ, nói nhanh, hơi
thở dồn dập… Bạn chỉ cần bắt chước theo người đó đảm bảo người đó sẽ rất
hòa hợp và hứng thú khi nói chuyện với bạn. Điều này rất hữu hiệu với các
nhân viên bán hàng, chuyên viên tư vấn và những nghề nghiệp hay gặp gỡ
người khác. Và đây chỉ là phương pháp gây ấn tượng ban đầu lúc giao tiếp,
nếu bạn muốn trở thành bậc thầy về giao tiếp bạn phải CHỊU TRÁCH
NHIỆM 100% về mình. Khi bạn muốn đề xuất một việc với một ai đó như

khách hàng, cấp trên, cấp dưới, bạn bè…bạn nói với người ấy thế nhưng cuối
cùng người ấy “bỏ ngoài tai” những lời ấy. Thế là bạn đổ lỗi cho người đó
thật ngu ngốc, thiếu hiểu biết và bạn bỏ cuộc. Thực tế ra trong giao tiếp ngôn
từ mà ta tác động đến đối tượng giao tiếp chỉ khoảng 7%, trong khi giọng
điệu là 38% (cách nhấn âm, tốc tộ nói) và ngôn ngữ cơ thể chiếm đến 55%.
Ngôn ngữ cơ thể là khái niệm bao gồm: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, tư thế, hơi
thở, ánh mắt,…Khi bạn giao tiếp không hiệu quả bạn hãy thay đổi ngôn từ,
giọng điệu và điệu bộ. Hãy tìm những người bạn xem là giỏi giao tiếp: thầy
cô, họ hàng, gia đình, doanh nhân, diễn viên, ca sĩ… mà học hỏi theo
phương cách giao tiếp của họ. Tôi biết bạn sẽ tìm thấy rất nhiều điều và
không biết phải học điều gì vì thế hãy tập suy luận, phân tích cách thức giao
tiếp của người khác; ghi nhận lại, thực tập và rút kinh nghiệm. Lúc đầu khi
luyện tập chắc hẳn sẽ còn nhiều khó khăn và không đạt được kết quả như
mong muốn vì thế sau mỗi lần giao tiếp hãy tự hỏi nhưng câu sau: “Nguyên
Phạm Đình Tuấn


21
nhân gì khiến đối phương không làm theo ý kiến của mình? Phải chăng do
ngôn từ mình sử dụng? Giọng điệu? Hay ngôn ngữ cơ thể?” và tiếp theo tìm
ra cách khắc phục: “Tôi phải thay đổi cách dùng từ như thế nào? Giọng điệu
ra sao? Ngôn ngữ cơ thể làm sao?” công cụ tiếp theo là diễn tập trong tâm trí
(sẽ cụ thể hơn ở phần 4). Một yếu tố khác cũng góp phần vào quá trình giao
tiếp là “biểu hiện tâm trạng đối phương”: Đối phương là người nghiên về
hướng giao tiếp thị giác, thính giác hay xúc giác. Sau đây là cách sử dụng từ
ngữ của họ: (Đây cũng là những câu nói rất lịch sự và tạo cho người khác
cảm giác gần gũi. Bạn hãy nên sử dụng thường xuyên các câu dưới đây!)
Thị giác
Thính giác
Xúc giác


Đối với tôi
Hấp dẫn đấy!
Không nghi ngờ gì nữa
Xem ra
Sơ qua thì
Rõ ràng là
Tôi đồng ý rằng
Đích thân tôi
Xét thấy
Tôi tưởng tượng rằng
Đẹp như tranh vẽ
Nhìn …
Tôi nhớ rằng
Vấn đề là


Tôi nghĩ rằng
Rõ là
Kêu gọi
Báo cáo
Nghe tôi đi
Để tôi nói chi tiết rằng
Hoàn toàn nhất trí
Thẳng thắn mà nói
Tôi chú ý đến
 Nói từng từ một một
cách trong trẻo và rõ
ràng
 Im lặng lắng nghe, chăm

chú nhìn bạn
 Người đó hay khoanh
tay ngang ngực


Tôi hoàn toàn
Tóm lại
Nói chung
Bình tĩnh nào !
Hiểu ý tôi nói không ?
Khoan đã
Nói rõ hơn nữa đi bạn
Vừa phải
Chờ chút !
Cái này có liên quan với

Tôi không hiểu kịp

Ví dụ: Giả sử 2 người nói về quan niệm: đồng tiền. Anh A nói: “Đối
với tôi tiền không phải là nhất! Tôi không thích tiền lắm vì đồng tiền là
nguồn gốc của mọi tội lỗi” (Anh A đang trong giai đoạn cảm nhận thiên về
thị giác) và bạn muốn thuyết phục anh ta bỏ quan niệm không tốt về đồng
tiền, lúc này bạn phải sử dụng ngôn từ miêu tả (thiên về thị giác) cho họ thấy
quan điểm của bạn: “Đúng! Anh nói không sai! Tiền không phải là nhất! Và
anh thử hình dung việc anh không có tiền sẽ ra sao? Anh sẽ bận chiếc áo
không mấy đẹp đôi khi còn vài chỗ rách mà chưa được vá, chạy chiếc xe tồi
Phạm Đình Tuấn


22

tàn hay bị hư dọc đường. Anh nói tiền là nguồn gốc của mọi tội lỗi ư? Thật
ra tiền là giấy quỳ để thử con người. Có rất nhiều người như Bill Gate,
W.Buffet họ cống hiến gần hết gia sản của mình cho từ thiện. Đối với họ tiền
là phương tiện để đạt được mơ ước của mình, cống hiến cho xã hội. Có nhiều
tiền thì phương tiện là xe hơi để chạy đến ước mơ của mình nhanh hơn. Như
vậy tiền là tốt hay xấu? Còn tùy vào cách dùng của mỗi con người!”.
Bạn nghĩ xem một người chủ yếu trong tâm trạng cảm nhận thính
giác. Nếu bạn cố thuyết phục họ bằng cách kêu họ hình dung về công việc
bạn nhờ họ và khi đó bạn nói rất nhanh, kết cục người ấy sẽ không hiểu nỗi
những gì bạn nói. Nếu bạn là nhân viên bán hàng, một giáo viên đối tượng
của bạn là khách hàng, học sinh và bạn biết được họ thuộc nhóm người có
biểu hiện giao tiếp (giả sử là thính giác) thì việc bạn làm là truyền đạt những
ngôn từ “gợi mở âm thanh” chắc chắn họ sẽ dễ dàng hiểu được và nghe theo
bạn.Vì thế biết một người thuộc mô tuýt nào cũng khá quan trọng để giao
tiếp hiệu quả.
Vậy đối với người trong tâm trạng cảm nhận:
 Thị giác: Bạn hãy gợi mở cho họ những hình ảnh, nói nhanh các vấn đề
phụ cũng không sao vì họ không tập trung vào âm thanh là mấy.
 Thính giác: Bạn hãy nói chậm rãi, to và rõ, nói ít về các vấn đề buộc
người đó phải hình dung và tưởng tượng bởi vì họ khá khó khi làm
chuyện đó.
 Xúc giác: Bạn hãy thưởng xuyên “tiếp xúc” với họ, nếu có thể hãy để họ
tiếp xúc với vấn đề mà bạn đang nói với họ. Hãy nói ít thôi bởi vì họ
không mấy tập trung nghe bạn nói đâu mà hãy cho họ trực tiếp trãi
nghiệm vấn đề. Hãy đặt giả thuyết và nhờ họ trả lời sao cho câu trả lời
đúng những gì bạn muốn người ấy biết. Như bạn cũng biết chúng ta sẽ
hứng thú với gì tự chúng ta khám phá ra, đó cũng là một nguyên tắc
trong cuốn sách ĐẮC NHÂN TÂM nổi tiếng vượt thời đại.
Như Galileo đã nói: “Tôi không thể dạy cho người khác bất cứ điều gì,
tôi chỉ có thể giúp họ khám phá ra những gì tốt đẹp có sẵn trong họ”

*Thị giác, thính giác, xúc giác ở đây không phải mang ý nghĩa thông thường
là nhìn thấy tận mắt, nghe thấy tận tai và cảm thấy bằng các xúc giác.
Phạm Đình Tuấn


23
Không chỉ ở Đắc Nhân Tâm và Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy đều
nhấn mạnh đến yếu tố giao tiếp mà còn rất nhiều sách khác, chuyên gia hàng
đầu trên thế giới cũng thừa nhận rằng giao tiếp là con đường dẫn đến thành
công. Vì thế bạn hãy là chuyên gia giao tiếp giỏi để có thể thành công ở mọi
lĩnh vực.
Phần tiếp theo bạn sẽ biết được cách thức hỗ trợ bạn hành động bất cứ việc
gì mang kết quả tốt hơn.














Phạm Đình Tuấn



24
Phần 4
DIỄN TẬP TRONG TÂM TRÍ
Hiện tại trong mỗi con người chúng ta đều chưa phát huy hết khả
năng của mình, việc ta học được gì là do các nơtron thần kinh liên kết với
nhau quyết định. Trung bình con người chúng ta có khoảng 1000 tỉ tế bào
thần kinh và bộ não ta được chia làm 2 bán cầu: bán cầu não trái và bán cầu
não phải. Bán cầu não trái có chức năng: Lập luận,Toán học, Chuỗi số, Phân
tích, Sự kiện, Ngôn ngữ. Còn bán cầu não phải thiên về: Tưởng tượng, Mơ
ước, Âm Nhạc, Màu sắc, Tình cảm, Di chuyển. Chắc hẳn thời còn đi học,
chúng ta thường sử dụng bán cầu não trái hơn là bán cầu não phải và khi ta
không còn đi học nữa thì lại càng ít sử dụng não phải hơn. Bạn thử nghĩ xem
nếu bạn mang 1 vật nặng bạn sử dụng 1 tay tốt hơn hay 2 tay tốt hơn? Đương
nhiên là 2 tay rồi! Vậy thì khi giải quyết công việc ta nên sử dụng 2 bán cầu
não để làm việc tối ưu hơn. Nhưng làm cách nào? Vấn đề là phương pháp!
Diễn tập trong tâm trí là một phương pháp và nó có thể ngang bằng luyện tập
thực tế.
Lúc trước, các vận động viên Mỹ mặc dù họ luyện tập cũng rất cao
độ nhưng không hiểu làm sao mà lần nào mà các vận động viên Nga cũng
thắng trong những kỳ Olympic. Cuối cùng họ nghiên cứu được rằng người
Nga sử dụng phương thức diễn tập trong tâm trí trong lúc nghỉ ngơi. Trong
rất nhiều sách báo nói về cuộc đời của các danh nhân, một số người đều nói
rằng trước khi làm việc gì đó trọng đại họ đã diễn tập rất nhiều ngoài thực tế
cũng như trong trí não cho đến khi thành thạo mới thôi. Trong cuốn sách
Làm Chủ Tư Duy Thanh Đổi Vận Mệnh (cuốn sách rất hay về NLP) có nêu
vài minh chứng về sự diễn tập trong tâm trí: Tiger Woods –vận động viên
đánh gôn hàng đầu thế giới- có nói việc anh mường tượng đánh gôn trúng lỗ
gôn trong lúc anh chuẩn bị đánh thực sự; một cuộc thử nghiệm về luyện tập
trong tâm trí tuyển chọn người vào 3 đội, đội 1 luyện tập ném bóng vào rổ
trong 2 giờ, đội 2 luyện tập trong tâm trí cũng trong 2 giờ, đội 3 không tập

luyện gì cả, kết quả là đội 1 và 2 có sổ lần ném trúng ngang nhau; Adam
Khoo luyện tập lái xe hơi để thi bằng lái xe mà không trực tiếp lái xe, anh chỉ
luyện tập trong tâm tưởng 30 phút trước khi đi ngủ mỗi ngày ngoài ra anh
còn luyện tập diễn thuyết trước đám đông trong trí tưởng tượng trước khi

×