Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giống ngô lai đơn NK4300 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.44 KB, 5 trang )

Giống ngô lai đơn NK4300
1. Nguồn gốc giống
Giống ngô lai đơn NK4300 có nguồn gốc từ Thái Lan, được
Công ty TNHH Syngenta Việt Nam nhập nội và chuyển giao. Giống được
tạo ra từ tổ hợp lai NP5069/NP5088. Giống NK4300 tham gia vào mạng
lưới khảo nghiệm ngô quốc gia từ 2001-2003. Được Bộ Nông nghiệp
&PTNT công nhận giống chính thức năm 2004 cho các tỉnh phía Bắc trong
vụ xuân, hè và vụ đông.
2. Một số đặc điểm, đặc tính của giống.
Là giống có thời gian sinh trưởng trung bình, sinh trưởng
khoẻ, ở phía Bắc 105 -110 ngày
Chiều cao cây trung bình 190-210 cm, cao đóng bắp 75-80 cm,
độ đồng đều cao; Khả năng chống đổ, chịu úng và hạn tốt. Bắp to, hình trụ,
lá bi bao kín bắp, có 14-16 hàng hạt, hạt mầu vàng cam đậm, dạng bán đá.
Tiềm năng năng suất cao 80-100 tạ/ha.
3. Quy trình kỹ thuật thâm canh
Là giống trồng được trên nhiều loại đất khác nhau: đất đồi, đất
phù sa ven sông suối, đất 2 vụ lúa. Đối với đất bãi, đất đồi, làm đất tơi xốp,
cày sâu 20 cm và bừa sạch cỏ trước khi rạch hàng để gieo; Hàng rạch sâu
18-20 cm, sau đó bón lót toàn bộ phân chuồng + lân, lấp nhẹ một lớp đất
mỏng rồi gieo hạt, lấp sâu 4-5 cm rồi nén nhẹ đất để hạt dễ hút ẩm. Đối với
đất lúa, để kịp thời vụ có thể cày tấp luống rộng 1,2-1,4 m, sau đó cuốc hốc
thành 2 hàng/luống cách nhau 75 cm để gieo hạt hoặc đặt bầu cây con đã
gieo mọc từ 2-3 lá. Chú ý dùng đất bột để lấp hạt hoặc bầu để cây con phát
triển tốt.
Thời vụ: Ngô lai NK4300 là giống chịu úng, chịu hạn và rét
tốt nên có thể trồng cả 3 vụ trong năm (xuân hè, hè thu, thu đông), đều cho
năng suất cao và ổn định
Mật độ: 5,7 - 6 vạn cây/ha, khoảng cách 70 x 25cm/cây, mỗi
hốc 1 cây;
Với ngô vụ đông, làm bầu có thể trồng với mật độ 75 x 20 cm


tương đương 6,6 vạn cây/ha, chú ý đặt bầu để lá hướng vuông góc với hàng
ngô, đặt giữa các hàng so le hình nanh sấu để tận dụng ánh sáng mặt trời.
Phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha trên các loại đất:
Lượng phân bón
Loại đất
Phân
chuồng (tấn)
Đạm
ure (kg)
Lân
super (kg)
Kaly
clorua (kg)
Đất phù sa
ven sông
0 350-
420
650-
700
160-
200
Đất đỏ, đen ở
sườn núi, đất ruộng
2 vụ lúa
6-10 350-
420
500-
600
200-
250

Đất bạc màu 10 350-
400
800-
900
250-
300

Cách bón:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/3 ure.
+ Bón thúc lần 1 khi ngô 5-6 lá, bón 1/3 lượng ure + 1/2 lượng
kaly.
+ Bón thúc lần 2 khi ngô 10-11 lá (bắt đầu xoáy nõn), bón 1/3
lượng ure + 1/2 lượng kaly.
Chú ý: Bón thúc lần 1 kết hợp với tỉa cây, làm cỏ, vun nhẹ gốc.
Thúc lần 2 kết hợp vun gốc. Luôn dọn sạch cỏ trên đồng ruộng, nếu có điều
kiện thì nên tưới nước khi ngô gặp hạn, nhất là hạn vào giai đoạn ngô trỗ cờ
phun râu.
Phòng trừ sâu bệnh:
+ Sâu xám: dọn sạch cỏ dại, cày ải phơi đất, gieo trồng đúng
thời vụ. Khi sâu xuất hiện có thể bắt bằng tay hoặc dùng thuốc Basudin rắc
xung quanh gốc và vào nõn cây.
+ Sâu đục thân, đục bắp: gieo trồng đúng thời vụ ở địa
phương, xử lý thuốc hoá học bằng cách rắc 2- 3 hạt Basudin vào nõn khi ngô
xoáy nõn và sau khi trỗ cờ phun râu để phòng trừ.
+ Rệp cờ: dùng các loại thuốc hoá học như Supracide, Actara
phun theo nông độ khuyến cáo ghi trên nhãn thuốc để phun khi có rệp.
+ Phòng trừ bệnh: các bệnh như khô vằn, đốm lá, gỉ sắt,
phương pháp tốt nhất là bón phân cân đối tuỳ theo từng loại đất, không bón
quá nhiều đạm trên nền đất tốt. Khi bệnh xuất hiện thì dùng các loại thuốc
nhiư Tilt Super, Anvil để phun.

Thu hoạch: Thu hạt khi lá bi khô được 70-80%, vỏ bi có màu
tím đậm là có thể thu được, nhưng cũng có thể để khô hoàn toàn rồi mới thu.

×