Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những cây thuốc & Bài thuốc nam ứng dụng (Kỳ 6) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.85 KB, 5 trang )

Những cây thuốc & Bài thuốc
nam ứng dụng
(Kỳ 6)

12 - PHỤNG TIÊN HOA DIỆP (HOA MÓNG TAY)



Tên khoa học: Impatiens balsamina L. Họ phụng tiên Balsaminaceae.
Tên gọi khác: Chỉ giáp hoa diệp , phụng tiên diệp , hoa móng tay, bóng
nước.
Phân bố: Được trồng khắp nơi để làm cảnh.
Thu hái và chế biến: Lá: Hái vào mùa hạ, thu, thường dùng tươi. Hoa: Hái
vào tháng 6 - 7. Dùng tươi hay phơi khô.
Tính năng: Lá: Vị đắng sáp tính ấm, có độc ít. Có tác dụng khu phong
hoạt huyết, tiêu thũng, chỉ thống. Hoa: Vị ngọt, hơi đắng tính ấm, có độc ít. Có tác
dụng giải độc sinh cơ, sát khuẩn tiêu viêm.
Liều dùng: 3 - 6 g. Dùng ngoài lượng vừa đủ.
Cấm kỵ: Có thai cấm dùng.
NGHIỆM PHƯƠNG
Chữa mụn nhọt chảy nước vàng, có mủ (nùng bào sang):
Lá tươi phụng tiên hoa 250 g. Giã nát trộn với giấm thoa tại chỗ. Mỗi ngày
2 lần.
Chữa nấm tay chân khô tróc, nứt nẻ:
- Bài 1: Bạch phụng tiên hoa (hoa móng tay trắng), bồ kết mỗi thứ 30 g.
Hoa tiêu (xuyên tiêu) 15 g. Đổ giấm vào ngập mặt thuốc, ngâm sau một ngày, lấy
ra dùng để ngâm tay chân. Mỗi tối trước khi đi ngủ ngâm trong 20 phút, ngâm liên
tục 7 ngày là một liệu trình.
- Bài 2: Hoa móng tay trắng 30 g, giấm 250 ml. Cho thuốc vào giấm ngâm
trong vòng 1 - 2 ngày, lấy ra dùng để ngâm tay chân. Mỗi tối trước khi ngủ ngâm
20 phút, làm liên tục 7 ngày là một liệu trình.


Chữa nấm ở tay:
Lá móng tay trắng (hoặc hoa hoặc toàn cây) 200 g. Bạch phàn 120 g. Tất cả
giã nát, thêm 250 ml trộn đều, bôi tại chỗ. Mỗi tối trước khi ngủ bôi hoặc đắp 1
lần.
Chữa viêm móng:
Lá tươi phụng tiên hoa vừa đủ. Đường tán một ít. Tất cả giã nát đắp vào
chỗ đau.
Chữa mề đay, viêm da dị ứng:
Hoa móng tay trắng tươi 10 hoa. Trứng gà 1 cái. Xào chín ăn.
Chữa lở móng tay:
Hoa móng tay trắng tươi vừa đủ. Giã nát đắp vào chỗ đau, mỗi ngày 2 - 3
lần.
Chữa lưu hỏa (hạ chi đơn độc):
- Bài 1: Lá tươi phụng tiên hoa vừa đủ. Giã nát đắp tại chỗ hoặc vắt lấy
nước bôi chỗ đau.
- Bài 2: lá tươi phụng tiên hoa 200 g, tử tô 30 g. Sắc lấy nước đặc xông
hoặc rửa tại chỗ, mỗi ngày làm 2 - 3 lần.
13 - NGẢI DIỆP (THUỐC CỨU)



Tên khoa học: Artermisia vulgaris L. Họ cúc Asteraceae.
Tên gọi khác: Thuốc cứu.
Phân bố: Cây mọc hoang ở nhiều nơi và được trồng khắp nơi để làm thuốc.
Thu hái và chế biến: Hái lá vào mùa hạ thu lúc hoa chưa nở, loại bỏ tạp
chất. dùng tươi hay phơi trong mát.
Tính năng: Vị cay đắng tính ấm, có độc ít. Tác dụng ôn kinh chỉ huyết,
khu phong chỉ dưỡng.
Liều dùng: Dùng ngoài với liều lượng thích hợp.
NGHIỆM PHƯƠNG:

Chữa viêm da, chàm:
Ngải cứu vừa đủ, nấu lấy nước đặc rửa tại chỗ ngày vài lần.
Chữa chứng ngứa ngoài da:
Ngải cứu 100 g, phòng phong 60 g, hoa tiêu 6 g. Ba vị thuốc nấu lấy nước
đặc, lược bỏ bã sau đó thêm bột hùng hoàng 6 g vào trộn đều. Dùng rửa tại chỗ,
ngày vài lần.
Chữa chàm, nấm chân:
Ngải cứu, ngũ chỉ phong (ngũ trảo), thổ kinh giới đều bằng nhau, nấu lấy
nước đặc rửa hoặc ngâm tại chỗ. Mỗi ngày làm nhiều lần.
Chữa nấm da:
Lá ngải cứu tươi vừa đủ, vò nát thoa hoặc chà tại chỗ, chà đến khi có cảm
giác nóng mới thôi, mỗi ngày chà 2 - 3 lần cho tới khi hết hẳn.

×