Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BỆNH SEVER – một nguyên nhân gây đau gót chân ở trẻ em pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.05 KB, 5 trang )

BỆNH SEVER – một nguyên nhân
gây đau gót chân ở trẻ em



Một ngày nọ, con bạn đến bên cạnh và nói với bạn: “Ba ơi, con hay bị
đau chân quá”. Lúc nhìn con, bạn chợt nhận ra rằng con bạn đã lớn, nó cao
cũng xấp xỉ với bạn rồi! Và chính thời gian này, bạn lại phải đối mặt với một
bệnh của trẻ trưởng thành. Đó là bệnh Sever.

Bệnh Sever là gì?
Trong cơ thể con người, bàn chân là một trong những phần đầu tiên của cơ
thể phát triển hoàn chỉnh nhất và nhanh nhất. Tuy nhiên khi bàn chân có hình dạng
phẳng thì quá trình phát triển này sẽ bị hạn chế và bị tổn thương khi cơ thể của đứa
trẻ lớn quá nhanh.
Do chính trong thời gian này, xương phát triển nhanh hơn cơ và gân, vì
thế, cơ và gân của đứa trẻ sẽ làm cho xương cảm thấy như đang mặc một cái áo
chật vậy.
Vùng xương gót chân trở nên cứng hơn. Khi đứa trẻ vận động, hệ thống dây
chằng vùng xương gót chân sẽ tạo một áp lực đè lên gót chân và làm cho xương
này bị tổn thương.

Bệnh Sever thường gặp ở lứa tuổi nào?
Thông thường bệnh này gặp ở những bé gái năng động độ tuổi 8 – 10, và ở
con trai khoảng độ tuổi 10 – 12. Theo một số tài liệu cho thấy cũng có thể gặp trên
những cầu thủ đá banh, hay những vận động viên thể dục cùng độ tuổi. Những đứa
trẻ hiếu động thường hay gặp bệnh này lắm. Thông thường, bệnh Sever ít xảy ra
trên những đứa trẻ lớn, đó là do xương gót chân đã hoàn thiện vào độ tuổi 15.

Làm sao tôi có thể biết được đó là do bệnh Sever?
Trong bệnh Sever, đau gót chân có thể xảy ra ở một hoặc đôi khi cả hai gót


chân. Thông thường triệu chứng đau bắt đầu khi trẻ bắt đầu luyện tập hay chuyển
sang chơi một môn thể thao mới. Đứa trẻ sẽ đi khập khiểng. Cảm giác đau tăng lên
khi trẻ đứng trên đầu ngón chân. Khi trẻ bắt đầu vặn mình, cảm giác đau càng tăng
hơn nữa. Bác sĩ có thể thăm khám thấy gân gout chân của trẻ trở nên căng cứng.

Bệnh Sever được điều trị như thế nào?
Đầu tiên, nên cho con bạn ngưng chơi môn thể thao nào mà gây ra những
cơn đau. Chườm lạnh chỗ đau khoảng 25 phút, ba lần mỗi ngày. Không nên để
đứa trẻ đi chân trần, nếu không bớt, nên đến khám ở bác sĩ để được điều trị phù
hợp. Nếu như con bạn đau quá, bạn có thể cho trẻ uống các thuốc giảm đau như
acetaminophen, hay ibuprofen.

Những bài tập căng cơ có thể giúp được bé không?
Có đấy, bạn nên khuyên trẻ nên tập những động tác (như hình vẽ) 5 lần mỗi
ngày, một lần khoảng 20 giây, một tuần có thể tập từ 2 đến 3 ngày.
Trẻ cũng nên tập căng cơ vùng cẳng chân. Cách làm như sau, trẻ ngồi trên
sàn nhà, cố gắng giữ chân cho thật thẳng, một bàn chân móc vào một dây cao su,
còn bàn chân còn lại chà chà xung quanh cẳng chân kia. Sau đó trẻ tự vặn lưng tại
chỗ. Kế đến, trẻ sẽ gấp bàn chân hướng về phía cơ thể, cho đến khi không gấp bàn
chân được nữa, cho trẻ duỗi bàn chân về phía đối diện một cách từ từ. Nên tập đi
tập lại khoảng hai lần trong ngày, mỗi lần thực hiện khoảng 15 nhịp.

Con tôi có thể chơi thể thao lại được không?
Nếu như bạn thực hiện tốt những hướng dẫn trên, có thể chỉ sau hai tuần,
cao nhất là hai tháng con bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Trẻ có thể chơi thể thao lại
khi gót chân bắt đầu bớt đau. Bác sĩ điều trị sẽ cho bạn biết thời gian nào là hoạt
động trở lại phù hợp nhất.

Còn có những rắc rối nào đối với bệnh này không?
Về lâu về dài thì không có những rắc rối nào cả. Tuy nhiên, nên đến khám

bác sĩ khi triệu chứng đau càng lúc càng tăng và khi da vùng gout chân bị sưng lên
và đổi màu.

Điều cốt yếu nhất là bệnh này có thể phòng ngừa được không?
Bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa được khi bạn cho trẻ tập thể thao
thường xuyên từ bé, hay những môn đòi hỏi độ dẻo dai như môn Taekwondo
chẳng hạn. Tránh cho chạy chân trần trên những bề mặt cứng, nên sử dụng giày
thường xuyên để luyện tập. Nếu như thấy bàn chân con bạn có dạng hơi phẳng,
nên đến hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu như con bạn tái phát triệu chứng đau như đã mô tả,
bạn có thể áp dụng những cách giảm đau và những bài luyện tập ở trên.



×