Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chăm sóc người bị tổn thương tủy sống theo mô hình mới pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.85 KB, 5 trang )

Chăm sóc người bị tổn thương tủy
sống theo mô hình mới


Tổn thương tủy sống đã trở thành vấn đề đáng báo động ở VN, nguyên
nhân chủ yếu là do tai nạn như té từ trên cao, tai nạn giao thông, tai nạn lao
động, bệnh lý. Tổn thương tủy sống gây hậu quả nặng nề và ảnh hưởng lâu
dài đến cuộc sống sau này của bệnh nhân cũng như gia đình họ.
Để điều trị và chăm sóc loại bệnh này, từ năm 2003 Khoa Phục hồi
chức năng tổn thương tủy sống đã được hình thành tại Bệnh viện Điều dưỡng
- Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM.

Với sự hỗ trợ của Tổ chức quốc tế Handicap International, Khoa Phục hồi
chức năng tổn thương tủy sống đã được xây dựng theo mô hình mẫu của các trung
tâm phục hồi chức năng tổn thương tủy sống hiện đại trên thế giới với hình thức
hoạt động nhóm phục hồi chức năng đa chuyên môn.
Các bệnh nhân sau khi được điều trị tương đối ổn định tại các bệnh viện
khác sẽ được chuyển tới đây để thực hiện chương trình phục hồi chức năng. Ngay
từ khi nhập viện, bệnh nhân sẽ được đánh giá tổn thương, chức năng còn lại theo
thang điểm chuẩn quốc tế như ASIA, ICF…
Sau đó cả nhóm sẽ họp lại đánh giá toàn diện những vấn đề hiện có của
bệnh nhân, từ đó xây dựng nên chương trình phục hồi chức năng phù hợp với từng
người bệnh.
Trong chương trình, các bác sĩ chú trọng đến việc giáo dục bệnh nhân cách
tiếp tục chung sống với tổn thương của mình bao gồm việc ngăn ngừa các biến
chứng: loét, nhiễm trùng tiểu, rối loạn thần kinh giao cảm và việc phục hồi các
chức năng sinh lý cũng như tâm lý xã hội.
Bộ phận vật lý trị liệu tập trung vào việc phục hồi chức năng vận động
thông qua tập vận động khớp, tăng sức cơ, căng cơ, vận động thụ động, chủ động.
Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tự phục vụ trong sinh hoạt cá nhân như: thay quần
áo, ăn uống, vệ sinh cá nhân; di chuyển từ giường qua xe lăn và từ xe lăn sang


ghế, giường, bồn cầu, xuống đất, giữ thăng bằng trên xe lăn trong khi di chuyển,
sử dụng xe lăn lên xuống bậc thềm, lên xuống dốc.
Các bài tập về đứng thẳng, thăng bằng hoặc tập dáng đi có thể kết hợp với
các dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ tập đi.
Chương trình còn định hướng, khuyến khích bệnh nhân đến với nghề
nghiệp phù hợp để làm việc có thu nhập.
Tại đây bệnh nhân có thể học sử dụng máy may và vi tính, nghề mộc, trồng
cây kiểng…, tham gia các hoạt động khác giúp bệnh nhân tìm lại niềm vui trong
cuộc sống như sử dụng mạng Internet, hát karaoke, đi mua sắm…
Không chỉ trị liệu cho bệnh nhân, mà người nhà bệnh nhân cũng được
hướng dẫn cách chăm sóc như cách chống loét, xử lý các vấn đề đường ruột, bàng
quang, dinh dưỡng, cách đặt thông tiểu, di chuyển, cách phát hiện và phòng chống
biến chứng.
Tổn thương tủy sống là một tai nạn khủng khiếp đối với bệnh nhân, làm
thay đổi hoàn toàn đời sống của bệnh nhân cũng như người thân trong gia đình. Vì
vậy, việc hỗ trợ phục hồi chức năng về mặt tâm lý là vô cùng cần thiết.
Các nhân viên đồng đẳng - những người đã từng bị căn bệnh này sẽ chuyện
trò và chia sẻ kinh nghiệm với bệnh nhân cách đối mặt với cuộc sống, cách khắc
phục chán nản, lo lắng, tuyệt vọng. Hoạt động này cũng kết hợp với các hoạt động
thể thao. Một sân vận động đã được thiết kế điều chỉnh phù hợp với bệnh nhân
như bóng rổ, cầu lông, bóng bàn…
Khi bệnh nhân xuất viện, nhóm phục hồi chức năng sẽ họp lại xây dựng
tiếp một chương trình tập huấn để tiếp tục thực hiện tại nhà.
Trước đó bệnh nhân sẽ được đưa vào nhà trung chuyển sống một mình để
đánh giá khả năng độc lập trong cuộc sống, từ đó có những điều chỉnh thích hợp.
Khi về nhà, các bác sĩ sẽ tới thăm hỏi định kỳ, đánh giá tình trạng phục hồi
cũng như khả năng hòa nhập.
Khoa cũng đã xây dựng được một quỹ hỗ trợ cho bệnh nhân nghèo với tên
gọi “Quỹ cân bằng” được trích lại từ một phần viện phí và đóng góp của các tổ
chức và cá nhân. Bệnh nhân sẽ được phân loại và tùy theo mức độ sẽ được hỗ trợ

một phần viện phí từ quỹ này.

Tới nay đã có khoảng 200 bệnh nhân được tiếp nhận cách điều trị mới này
.
Theo BS. Phạm Bá Cường - Bệnh viện Điều dưỡng TP.HCM, phương pháp
này đã làm giảm thiểu các tình trạng nhiễm trùng tiểu, loét do nằm lâu và sau khi
xuất viện họ biết sử dụng xe lăn và các dụng cụ hỗ trợ đúng cách. Điều quan trọng
và có ý nghĩa hơn cả là họ không còn phải phụ thuộc nhiều vào gia đình.

×