Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

kết quả niệu động học sau điều trị rối loạn chức năng bàng quang do nguyên nhân thần kinh và biến chứng tiết niệu ở bệnh nhân tổn thương tủy sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.86 KB, 23 trang )

KẾT QUẢ NIỆU ĐỘNG HỌC SAU ĐIỀU TRỊ
RỐI LOẠN CHỨC NĂNG BÀNG QUANG
DO NGUYÊN NHÂN THẦN KINH VÀ
BIẾN CHỨNG TIẾT NIỆU Ở BỆNH NHÂN
TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG
TS. Lương Tuấn Khanh; ThS Đỗ Đào Vũ
Trung tâm Phục hồi chức năng,
Bệnh viện Bạch Mai
ĐẶT VẤN ĐỀ
• Tổn thương tủy sống đã được mô tả từ 5000 năm trước
• Đầu thế kỷ 20, tỷ lệ BN tổn thương tủy chết sau 2 năm là 80%.
• Cuối thế kỷ 20, tỷ lệ sống sót sau 12 năm là 85%.
• Chăm sóc tiết niệu tốt được cho là yếu tố quan trọng cải thiện
tỷ lệ sống sót sau tổn thương tủy sống
• Khó chẩn đoán RL chức năng bàng quang dựa trên lâm sàng
• Niệu động học ở BN tổn thương tủy sống là phương pháp
đánh giá khách quan rối loạn chức năng bàng quang, hiệu quả
điều trị và nhận biết nguy cơ dẫn đến biến chứng hệ tiết niệu
Mục tiêu nghiên cứu
1. Nghiên cứu đặc điểm niệu động học sau điều trị rối loạn chức
năng bàng quang do nguyên nhân thần kinh ở bệnh nhân tổn
thương tủy sống.
2. Mô tả các biến chứng tiết niệu thường gặp ở bệnh nhân tổn
thương tủy sống.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
• Đối tượng: 100 BN trong độ tuổi 18 đến 75 tổn thương tủy
sống có rối loạn chức năng tiểu tiện điều trị tại Trung tâm Phục
hồi chức năng Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10 năm 2010 đến
tháng 10 năm 2012
• Phương pháp nghiên cứu: mô tả hiệu quả trước - sau điều trị


và biến chứng tiết niệu sau tổn thương tủy sống
• Các bước tiến hành
– Tuổi
– Giới
– Nghề nghiệp
– Nguyên nhân tổn thương tủy
– Thời gian giai đoạn choáng tủy
– Kết quả niệu động học trước điều trị
– Triệu chứng đường tiết niệu dưới
– Mức tổn thương thần kinh, vị trí tổn thương (theo ASIA)
– Khám lâm sàng: cảm giác quanh hậu môn và vùng bìu,
phản xạ hành hang/âm vật, phản xạ đùi bìu, phản xạ hậu
môn.

 Thăm dò niệu động học
Bước 1: Kết nối máy niệu động học với bệnh nhân:
Bước 2: Đưa các đường biểu diễn áp lực về 0
Bước 3: Tiến hành thăm dò NĐH
Bước 4: Kết thc thăm dò



• Các thông số thăm dò niệu động học bao gồm:
– Sức chứa bàng quang tối đa (MCC)
– Sự bất đồng vận bàng quang cơ thắt (DSD)
– Áp lực bàng quang tối đa (Pdetmax)
– Lượng nước tiểu tồn dư (PVR)
– Độ giãn nở bàng quang ( = Δ V (ml)/Δ Pdet (ml/cmH2O)

• Từ 20-45 ml/cmH2O bnh thường
• Trên 45ml/cm H2O độ giãn nở bàng quang tăng
• Từ 10-20 ml/cmH2O độ giãn nở bàng quàng giảm
• Nhỏ hơn 10 ml/cmH2O gọi là bàng quang co nhỏ

• Niệu động học trước điều trị: chẩn đoán bàng quang tăng hoạt
động -> kháng muscarinic (Driptan 5mg x 3 lần trong ngày) và
lượng tiểu tồn dư nhiều -> thông tiểu ngắt quãng 4 giờ/lần
• Những bệnh nhân có áp lực bàng quang tăng cao
– Siêu âm hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang)
– Xét nghiệm ure và creatinin máu
– Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện nhiễm khuẩn tiết niệu
– Nội soi bàng quang
• Nhắc lại thăm dò niệu động học sau 1 tháng điều trị

Loại khỏi nghiên cứu
• Những bệnh nhân còn trong giai đoạn sốc tủy
• Những bệnh nhân không đồng ý nghiên cứu

Kết quả và bàn luận
Biểu đồ 1: Phân bố bệnh nhân theo giới
Biểu đồ 2: Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Biểu đồ 3: Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân chấn thương
Biểu đồ 4: Phương pháp thoát nước tiểu
Biểu đồ 5: Phân bố theo phân loại của hiệp hội tổi thương tủy
sống Hoa Kỳ
Biểu đồ 6: Rối loạn chức năng bàng quang theo vị trí tổn thương
Biểu đồ 7: Khả năng chứa tối đa của bàng quang
Biểu đồ 8: Áp lực cơ bàng quang tối đa
Biểu đồ 9: Độ giãn nở bàng quang

Biểu đồ 10: Biến chứng tiết niệu
Kết luận
• Nam giới chiếm 80%
• Tuổi từ 21 đến 75 (độ tuổi 20-39 chiếm 66% )
• TNGT chiếm 45%, TNLĐ 27%, TNSH 15%.
• Khả năng chứa tối đa bàng quang (MCC): 71% bệnh nhân cải
thiện từ dưới 100ml lên trên 200ml
• Áp lực bàng quang tối đa (Pdet Max): 36% bệnh nhân giảm
dưới 40 cmH2O và 87% giảm xuống dưới 80cm H2O
• Độ giãn nở bàng quang cải thiện từ 35 % xuống còn 21%
• 20 % trào ngược BQ-NQ, 10% suy thận và 63% NKTN

Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô
và các đồng nghiệp!

×