Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chọn nghề nào tốt cho tương lai? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.72 KB, 5 trang )

Chọn nghề nào tốt cho tương lai?


Ông bà mình nói: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Lớp trẻ hỏi nghề
nào “thân vinh” nhất trên hành trình vào tương lai. Mời các em đọc thử bài
viết này rồi suy nghĩ thêm, hỏi ba mẹ và thầy cô ở các lớp cuối cấp. Tất nhiên,
do khuôn khổ bài báo nên sẽ không thỏa mãn sự tò mò muốn hiểu của các
em:
Trước hết, một nghề mới mẻ đang hấp dẫn thanh niên sinh viên học sinh
chính là nghề Quan hệ công chúng (P.R). Ở các nước, nghề này phổ biến, nhưng
ở Việt Nam, các doanh nghiệp cần PR không biết tìm ở đâu, các em muốn học,
không biết ghi tên ở đâu.
P. R viết tắt của từ Public Relations - nghĩa là cung cấp thông tin cho công
chúng và thuyết phục họ theo ý mình. Khoa Báo chí trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn gọi ngành này là Quan hệ công chúng. Hãy ghi tên vào đó nếu
bạn thấy mình thích hợp với 5F (Fast: nhanh chóng; Factual: chân thực; Frank:
thẳng thắn; Fair: công bằng và Friendly: thân thiện). Đây là nghề đầy năng động
sáng tạo, giao thiệp rộng, cuộc sống phong phú, bạn có cơ hội khẳng định mình.
Thứ hai là nghề báo. Nghề có ma lực lớn thu hút nhiều nghề khác vào, đây
là nghề được xem là nguy hiểm và gian khổ khi ta sống hết mình với nó, đầy vinh
quang và cay đắng bạc bẽo; vừa có tính xã hội, vừa chính trị, là nghề bận rộn, tất
nhiên nghề không chấp nhận sự đỏm dáng, nói nhiều, lười và những ai có ý tưởng
“ta đây là nhất”. Bạn phải thật sự đam mê, đi nhiều nơi, học nhiều cách, vừa biết
phát hiện thông tin, vấn đề và vừa có năng khiếu truyền tin, lập trường vững vàng
trước cái sai cái đúng, đặc biệt là phẩm chất trong sáng. Bạn sẽ không thành công
nếu dễ nản lòng, ngại tranh chấp, ăn nói không khéo lắm, thích bình yên tĩnh lặng,
mặc cảm đặc biệt là sức khỏe không tốt, thần kinh yếu. Nếu thấy mình thích hợp,
bạn nộp đơn vào Phân viện Báo chí tuyên truyền (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh) và khoa Báo chí Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Thứ ba là nghề sư phạm. Chấp nhận nghề này, bạn chấp nhận mình là tấm
gương soi cho mình và cho học trò, xã hội. Chọn nghề sư phạm, thì khả năng có


việc làm rất lớn, được xã hội nể trọng, giữ tâm trong sáng, cuộc sống tràn đầy yêu
thương và nhiều thời gian dành cho gia đình. Nếu thiếu kiên nhẫn, không ưa trẻ
em, không hoạt bát và luôn cho là công danh là điều cơ bản của thành công thì
đừng chọn nghề sư phạm. Các trường Đại học Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm, Cao
đẳng Sư phạm mẫu giáo ở nhiều nơi sẽ đón bạn dễ dàng.
Một nghề cao vọng khác là nghề y (Đông y và Tây y) nghề y cũng có cơ
hội làm việc lớn, cứu người, cuộc sống ổn định, nhưng nếu không có lòng nhân
hậu, không kiên trì, không can đảm, không cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực, không cảm
thông chia sẻ được với bệnh nhân và không có bàn tay khéo léo, sức khỏe thì đừng
đến các trường Đại học Y - Dược, các trường Cao đẳng Y tế, các trường trung cấp
hay Trung tâm Đào tạo cán bộ y tế làm chi.
Bên cạnh y là dược. Dược là thuốc. Học ở phổ thông, bạn giỏi hóa và sinh
thì bạn hy vọng tiếp cận với dược. Đây là nghề khó vì vậy dù là dược tá (dược sơ
cấp), dược sĩ trung học, dược sĩ đại học, dù làm nghiên cứu hay quản lý, sản xuất,
mua bán đều đòi hỏi ở bạn sự nhẹ nhàng, tao nhã, sự kiên trì, cẩn thận, ngăn nắp,
ham khám phá (nghĩa là phải có kiến thức). Rồi phải có ngoại ngữ giỏi, đặc biệt là
vốn từ chuyên ngành phong phú. Nếu năng lực khoa học tự nhiên yếu, hay hấp tấp
vội vàng, thích vận động, khó ngồi yên một chỗ thì đừng chọn nghề rất linh hoạt,
thu nhập cao và nhiều cơ hội khẳng định mình.
Ngành công nghệ thông tin, kế toán, kiểm toán, ngân hàng hay nghề
thiết kế cũng là thời thượng, nhưng chúng tôi muốn giới thiệu một nghề còn lạ ở
VN: công nghệ nano.
Công nghệ nano là công nghệ chế tạo, ứng dụng những thiết bị rất bé. 1
nanomet bằng 1 phần tỉ mét (nm). Bạn chẻ sợi tóc ra làm 50.000 phần thì bề dày
của mỗi phần sẽ là 1 nanomet. Nano tiếng Hy Lạp có nghĩa là chú lùn, còi cọc, bé
xíu nhưng con người cho là bé mới hay nhưng ở thế kỷ XXI, người ta quan niệm
càng nhỏ càng tiện ích! Để làm một kỹ sư công nghệ nano hay nhà nghiên cứu,
nhà tư vấn trong công nghệ này tại các nơi sản xuất, nơi kiểm tra chất lượng sản
phẩm, nơi nghiên cứu và phát triển sản phẩm thậm chí nơi xét nghiệm và điều trị
bệnh hay cải tạo giống trong nông nghiệp, bảo quản thực phẩm, chế biến nông

sản Nếu thích khoa học tự nhiên, hiểu biết đa ngành về khoa học này (toán, lý,
hóa, sinh), có tính kiên trì và khả năng tập trung cao, thích tìm tòi nghiên cứu, có
ngoại ngữ vững, tin học tốt bạn hãy hỏi các trường ĐạI học Bách khoa, Đại học
Khoa học Công nghệ, đại học Khoa học tự nhiên.
Cuối cùng, có lẽ giới thiệu cùng các bạn trẻ ngành nghề phát triển phần
mềm. Năm 2003, Tập đoàn Tư vấn quốc tế Kearney xếp VN vào hàng top 25
nước (hạng 20) thu hút gia công phần mềm tốt nhất. Đây là nghề dễ tìm việc, điều
kiện làm việc tiện nghi, đầy năng động sáng tạo, luôn tiếp cận với tri thức mới
nhưng đầy thách thức: hầu hết ai nổi tiếng trong CNTT và phát triển phần mềm
đều tự lập nghiệp. Các trường Đại học Bách khoa, Đại học công nghệ trong nước
và các cơ hội du học ở Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Ấn Độ, Singapore, Malaysia đều
có thể giúp bạn nếu bạn “rõ mình”. Có rất nhiều trang web cũng giúp bạn tự học
được, ví dụ: , http:www.//php.net,
. Bạn còn chần chờ gì nữa, nếu bạn giỏi tiếng
Anh?

×