Đề tài: Gạo
Gạo không phải là sản phẩm thương mại thuần tuý, nó còn mang ý nghĩa chính trị,
an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo công ăn việc làm và đời sống bộ phận dân
cư (nông dân) rất lớn ở nhiều quốc gia.
• Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam :
Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng ở phía bắc và đồng
bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Hàng năm sản lượng của cả nước đạt 33-34
triệu tấn thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn (tương đương 4 triệu tấn gạo
sau khi xay xát) cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và bổ sung dự trữ
quốc gia.
Ở miền Bắc một năm có hai vụ lúa chính: vụ chiêm và vụ mùa.
Ở miền Nam, nông dân trồng ba vụ một năm: vụ đông xuân (có sản lượng cao nhất
và thóc cũng đạt chất lượng tốt nhất cho xuất khẩu), vụ hè thu và vụ ba. Do lũ hàng
năm ở đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây ảnh hưởng đến sản
xuất, một phần nữa người dân có thể kiếm lời ổn định hơn từ việc nuôi thủy sản
(tôm) hay trồng cây ăn quả, chính quyền đã khuyến cáo nông dân giảm và chuyển
đổi một phần đất trồng lúa vụ ba.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là bộ chủ quản, quản lý việc sản xuất lúa
gạo của Việt Nam.
• Loại gạo Việt Nam chủ yếu xuất khẩu trong các nứơc :
Gạo xuất khẩu ở Thái Lan gồm: gạo thơm và gạo trắng hạt dài.
1
Gạo ở Việt Nam gồm: gạo nếp (dẻo, dính) và gạo tẻ. Việt Nam xuất khẩu các loại
gạo sau: gạo 5% tấm đánh bóng 1 lần .
Các thể loại khác: gạo basmati (Ấn Độ)
Tình hình xuất khẩu gạo từ năm 2005 – 2010 :
Với năng lực và tiềm năng lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa,
Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế hàng đầu thế giới.
Từ năm 2005 đến nay Việt Nam xuất khẩu gần 52 triệu tấn gạo, tăng 8,4%/năm,
giá lúa tăng 14,7%/năm.. Hiện nay gạo Việt Nam xuất khẩu đến hơn 100 thị trường
nhưng chủ yếu là ở Châu Á.
Năm 2005 đã xuất khẩu 4,61 triệu tấn gạo, tăng 30% so với năm 2004. Năm 2006
4,64 triệu tấn với trị giá gần 1,3 triệu đôla.
Lượng gạo xuất năm 2007 ước đạt 4,5 triệu tấn, với giá trị gần 1,5 tỉ đôla, so với
năm 2006 giảm 3% về lượng, nhưng tăng 14,4% về giá trị. Năm 2007, Thái Lan
vẫn dẫn đầu vị trí là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới nhờ chương trình cam
kết của chính phủ những năm gần đây nhằm duy trì và tăng cường quy mô của các
kho dự trữ gạo quốc doanh. Những vựa lúa dồi
dào giúp Thái Lan nâng khối lượng xuất
khẩu lên hơn 9 triệu tấn, tăng 23% so với năm
trước và là năm đạt mức xuất khẩu cao kỷ
lục thứ 2 đồng thời giúp lấp đầy khoảng trống mà
các nước xuất khẩu lớn khác tạo ra do nguồn
cung khan hiếm. Và cũng nhờ vậy, Thái Lan
đã nâng thị phần trên thị trường thế giới lên
32% so với mức 26% của năm 2006.
2
Trong giai đoạn 2008-2010, với kim ngạch xuất khẩu khoảng 2,3-3 tỉ USD/năm.
Xuất khẩu gạo giai đoạn này có nhiều thuận lợi về giá và không gặp khó khăn về
thị trường do diện tích canh tác trên toàn thế giới có xu hướng ngày càng bị thu
hẹp, tình hình bão lụt, hạn hán xảy ra sâu sắc ở nhiều nơi trên thế giới, nguồn cung
không đáp ứng đủ cầu. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích canh tác lúa gạo trong
thời gian tới là khó do xu hướng đô thị hoá, công nghiệp hoá ở các địa phương
trong cả nước, đây cũng là xu hướng chung trên thế giới.
Thị trường xuất khẩu gạo trong giai đoạn 2008-2010 vẫn chủ yếu hưởng tới các
nước châu Á, châu Phi. Tại thị trường gạo Đông Nam Á, sản lượng xuất khẩu của
Việt Nam tăng nhanh trong những năm qua. Riêng năm 2009, lượng gạo của Việt
Nam xuất sang thị trường Malaysia đã tăng gấp 1,5 lần so với năm 2008 và hoàn
toàn làm chủ thị trường này. Trong khi đó, tại thị trường Philippines, các nhà xuất
khẩu gạo Thái Lan hoàn toàn bị lép vế so với Việt Nam khi lượng gạo mà Bangkok
xuất sang thị trường này chỉ bằng 1/10 so với nước ta. Lý do: Việt Nam có lợi thế
về giá thành rẻ. Nhờ giá nhân công rẻ, chi phí sản xuất 1 tấn gạo trắng tại Việt Nam
chỉ mất 360 USD. Một nguyên nhân khác khiến giá gạo Việt Nam giành lợi thế
trước Thái Lan là việc VNĐ mất giá. Tháng 2/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam đã quyết định giảm giá VND xuống khoảng 3% để khống chế lạm phát, giải
quyết tình trạng thâm hụt thương mại, cũng như sự chênh lệch ngày càng lớn giữa
tỷ giá chính thức của các ngân hàng với tỷ giá trên thị trường chợ đen.
Sau khi cân đối các nguồn cung trong nước thì lượng gạo xuất khẩu năm 2010 là
5,8 triệu tấn, cộng với tồn kho 1,4 triệu tấn từ năm 2009 chuyển sang thì VN có
khả năng xuất khẩu đến 7,2 triệu tấn gạo. Đến thời điểm hiện nay, hợp đồng xuất
khẩu gạo đăng ký đã đạt 6,6 triệu tấn, tăng 25% so với năm 2009 (5,3 triệu tấn)”.
3
Một quan chức thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất gạo Thái Lan cho rằng gạo Việt
Nam sẽ ngày càng rẻ do hưởng lợi từ các chính sách hạ giá VND, khiến sức cạnh
tranh về giá thành của gạo Việt Nam ngày càng mạnh trên thị trường thế giới. Ông
dự báo chỉ trong vòng 3-5 năm nữa, Việt Nam sẽ chính thức vượt Thái Lan để trở
thành nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Trong cuộc họp tháng 1/2010, các nước trong Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
(AFTA) đã quyết định dỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với phần lớn các sản phẩm
trong khu vực. Do vậy, các nhà sản xuất gạo Thái Lan lại càng lo sợ gạo Việt Nam
sẽ hưởng lợi từ chính sách này và ngày càng nhiều gạo giá rẻ từ Việt Nam sẽ đổ
vào thị trường Thái Lan và cạnh tranh với gạo Thái Lan ngay trên “sân khách”
Đối với một nước xuất khẩu trên 50% sản lượng gạo như Thái Lan, việc đánh mất
ảnh hưởng trước Việt Nam đã giáng một đòn mạnh vào nông dân nước này. Ông
Chukiat cho rằng vấn đề sống còn để Thái Lan vượt qua cuộc cạnh tranh này là hạ
giá thành sản phẩm và triển khai các dự án mới về loại gạo chất lượng cao mà Việt
Nam không có để khai thác hết công suất tại các thị trường khó tính như Nhật Bản,
Mỹ và châu Âu.
• Các loại gạo được xuất khẩu:
Gạo của nước ta chủ yếu là gạo 25% tấm và chủ yếu khi xuất khẩu ra thị trường
quốc tế thì chưa có nhãn hiệu đặc trưng nên rất khó được các thị trường lớn như
Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu đặt hàng.
Theo thống kê của VFA, lượng gạo xuất khẩu tính đến ngày 25-6-2010 trên 3,16
triệu tấn, với trị giá 1,418 tỉ USD. Trong đó, gạo 5% tấm chiếm hơn 48,8%; gạo
25% tấm khoảng gần 34%; gạo thơm 3,34%. Thị trường nhập khẩu nhiều nhất vẫn
là thị trường châu Á (khoảng hơn 54,7%); kế đó là châu Phi gần 30%, Trung Đông
trên 13%.
4
Sản lượng xuất khẩu của các nước xuất khẩu gạo trong quý II/2010 đều giảm và sẽ
kéo dài sang quý III. Thị trường gạo cấp cao không giảm, nhưng nguồn cung rất
dồi dào, ảnh hưởng đến giá cả.
Gạo cấp thấp sẽ gặp nhiều khó khăn do không cạnh tranh được với các loại lương
thực giá thấp như lúa mì và bắp; dự báo gạo 25% tấm sẽ giảm mạnh do thiếu thị
trường trong khi nguồn cung cấp dồi dào. Hiện nay, gạo 25% tấm của Việt Nam
được nhập khẩu chào giá ở mức 305-310 USD/tấn (thấp hơn khoảng 100 USD/tấn
so với đầu năm 2010)...
Nguồn cung gạo thế giới đang dồi dào, các nước xuất khẩu mới tham gia thị trường
xuất khẩu gạo như Pakistan, Banglades, Myanmar... cũng gia tăng lượng xuất khẩu
với giá thành cạnh tranh.
Những áp lực này sẽ đè nặng trong việc tiêu thụ lúa hè thu 2010. Đảm bảo lợi
nhuận 30% cho nông dân là cần thiết, nhưng bức thiết nhất vẫn là làm sao để thực
hiện một cách đồng bộ, để cả nông dân và doanh nghiệp hài hòa các lợi ích. Có
như vậy, thị trường lúa gạo mới phát triển ổn định và bền vững hơn.
Thị trường nhập khẩu nhiều gạo VN
Hiện nay, 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chiếm đến trên 80%
tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của
Thái Lan chỉ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo. Như vậy, xuất
5