Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Mùa nóng: đề phòng “bệnh máy lạnh” ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.72 KB, 4 trang )

Mùa nóng: đề phòng “bệnh máy lạnh”



Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sức khỏe rất dễ nhận biết, nhiệt độ quá
cao con người sẽ “trúng” nắng, mất nước; môi trường quá lạnh, ta sẽ bị cảm,
mắc các loại bệnh về đường hô hấp, kể cả chết cóng. Sau khi có máy điều hòa
nhiệt độ (máy lạnh), chúng ta có thể khống chế nhiệt độ phòng ốc có hiệu quả,
thế nhưng, bên cạnh sử dụng máy lạnh cải thiện nhiệt độ, chúng ta lại phát
sinh những gút mắc, đó là “bệnh máy lạnh”.

Tại sao sử dụng máy lạnh có thể bị bệnh?
1. Khi dùng máy lạnh nếu nhiệt độ điều xuống quá thấp, làm cho mạch máu
co dúm nhanh chóng, máu chảy không thông, làm cho các khớp chịu lạnh dẫn đến
bệnh đau khớp.
2. Nhiệt độ bên trong phòng và bên ngoài chênh lệch quá cao, dễ mắc bệnh
cảm.
3. Cảm giác “lạnh” làm cho thần kinh giao cảm hưng phấn, dẫn đến mạch
máu trong khoang ngực - bụng co rút; sự vận động của đường ruột yếu đi, từ đó sẽ
xảy ra nhiều bệnh tương ứng.
4. Đối với nữ giới, giá lạnh kích thích có thể ảnh hưởng đến chức năng
buồng trứng, làm cho phóng noãn xảy ra trở ngại, biểu hiện là kinh nguyệt không
đều.
5. Ion âm trong không khí có thể ức chế hệ thần kinh trung ương cũng như
tác dụng của trạng thái chức năng điều tiết của vỏ đại não, tuy nhiên, bộ phận lọc
của máy lạnh có thể hút đi quá nhiều ion âm trong không khí, làm cho ion dương
trong phòng ốc tăng nhiều, mất cân bằng tỷ lệ ion âm và ion dương sẽ làm cho các
chức năng sinh lý cơ thể bị rối loạn, dẫn đến xảy ra các chứng bệnh trên lâm sàng.

NHỮNG NGUYÊN TẮC GIÚP SỬ DỤNG MÁY LẠNH NHƯNG
KHÔNG BỊ BỆNH


- Thường xuyên mở cửa sổ đổi gió, để đảm bảo trao đổi đối lưu giữa không
khí nội - ngoại thất, mở máy sau 1~3 giờ thì tắt máy, sau đó mở cửa sổ cho không
khí trong phòng thoát ra ngoài, để không khí tươi từ ngoài đi vào trong. Cần tận
dụng nhiều gió tự nhiên làm giảm nhiệt độ trong phòng, tốt nhất sử dụng thêm
máy tạo ion âm.
- Nhiệt độ trong phòng không nên để quá thấp, nhiệt độ chênh lệch trong và
ngoài phòng không quá 70C, nếu không, sau khi đổ mồ hôi đi vào trong phòng, sẽ
tăng gánh nặng cho trung khu điều nhiệt của cơ thể.
- Phòng có gắn máy lạnh nên đảm bảo vệ sinh, giảm thiểu nguồn lây nhiễm
của các bệnh.
- Tốc độ gió trong phòng nên duy trì khoảng 20cm/giây, bàn làm việc
không nên xếp ngay chỗ gió thổi ra, bởi vì tốc độ gió nơi đây tăng cao, nhiệt độ sẽ
giảm mạnh 3~40C nữa.
- Nếu cần ngồi lâu trong phòng làm việc, như đánh máy; soạn thảo văn bản;
tiếp viên điện thoại nên mặc thêm áo dễ cởi, vùng gối che thêm bằng khăn để
bảo vệ thân thể, đồng thời lưu ý nghỉ giải lao, đứng dậy cử động, để tăng tuần
hoàn máu huyết cho cả mao mạch.
- Tan sở về nhà, trước tiên tắm bằng nước ấm, tự xoa bóp một hồi, nếu có
thể vận động thích đáng lại càng tốt.
- Cần đặc biệt lưu ý khi dùng máy lạnh cho người cao tuổi và trẻ nhỏ, bởi vì
họ cảm giác về nhiệt kém hơn, cơ thể điều tiết nhiệt độ cũng kém, để tránh vì
hưởng thụ mà phải trả giá không đáng.


×