Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sốt mò - Căn bệnh khó chẩn đoán pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.67 KB, 4 trang )

Sốt mò - Căn bệnh khó chẩn đoán




Sốt mò (scrub typhus) là một bệnh sốt cấp tính gây ra do Orientia
tsutsugamushi. Tác nhân này gây bệnh ở chuột và các loại động vật gậm
nhấm, chúng được truyền cho người qua côn trùng trung gian là ấu trùng của
con mò (trùng rận). Bệnh có những triệu chứng rất dễ nhầm với sốt rét,
thương hàn, sốt xuất huyết, nhiễm trùng huyết.
Cháu Trần Thị N., 10 tuổi, ở TP. Huế bị sốt 5 ngày kèm ho, xuất huyết dưới
da. Cháu được nhập Bệnh viện Đông Hà và được chẩn đoán viêm phổi, sốt xuất
huyết Dengue ngày thứ 5, được điều trị với Ceftriaxon 2 g/ngày, bù dịch nhưng
không đỡ nên được chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế. Lúc này cháu đã rơi
vào tình trạng lơ mơ, cứng cổ, than nhức đầu nhiều, kết mạc mắt sung huyết, có
nhiều chấm xuất huyết rải rác ở cẳng tay hai bên, có vết loét đen, đóng vảy vùng
bẹn trái, kích thước 8,5 mm, có hạch bẹn, sưng, ấn đau, kích thước 2 - 3 cm. Ho
khan, bụng chướng, gan, lách lớn.
Trường hợp thứ hai là cháu Trần Thanh T. 8 tuổi, sốt cao 5 ngày, chảy máu
chân răng, đau nhẹ vùng hố chậu phải vào Bệnh viện (BV) Phong Điền được chẩn
đoán sốt xuất huyết Dengue độ 2 ngày thứ 5, được điều trị với bù dịch nhưng
không đỡ nên phải chuyển đến BV Trung ương Huế. Bệnh nhân có vẻ mặt nhiễm
trùng, than nhức đầu nhiều, kết mạc mắt sung huyết. Có vết loét đen, đóng vảy
vùng bìu trái, kích thước 5,5 mm. Hạch bẹn sưng, đỏ, ấn đau, kích thước 3,3 cm.
Không ho, không khó thở, bụng chướng nhẹ, gan, lách lớn, tràn dịch màng phổi
hai bên, có dịch ổ bụng, phù nề túi mật.


Cả hai trường hợp này khi nhập viện đã được các bác sĩ chẩn đoán bị bệnh
sốt mò.
Theo BS. Lê Thanh Bình, khoa nhi, BV Trung ương Huế, sốt mò gặp


nhiều ở trẻ nam, phần lớn là trẻ ở nông thôn, tuy nhiên đôi khi cũng gặp ở trẻ
sống tại thành phố. Về lâm sàng, sốt mò có triệu chứng như sốt cao, nhức đầu
nhiều, có vết đốt của ve mò, sưng hạch khu vực quanh vết đốt, viêm hạch toàn
thân, gan lớn, lách lớn. Đau bụng, chướng bụng là triệu chứng hay gặp ở bệnh
nhân sốt mò có tràn dịch màng bụng, viêm phù nề túi mật. Thời gian từ lúc khởi
phát đến khi vào viện khoảng 7 ngày.
Trước đây tại khoa nhi BV Trung ương Huế, việc chẩn đoán bệnh sốt mò
hoàn toàn dựa vào dịch tễ, lâm sàng và điều trị thử khi nghi ngờ sốt mò, rất dễ
nhầm với một số bệnh khác như sốt rét, thương hàn, sốt xuất huyết, nhiễm trùng
huyết nên việc tìm vết đốt của ve mò có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. 100% bệnh
nhân có vết đốt do ve mò, vị trí thường gặp là nách, bẹn, cổ , có viêm hạch khu
vực gần vết đốt.
Hiện nay, bên cạnh những triệu chứng lâm sàng, bệnh còn được xác định
bằng các kỹ thuật huyết thanh xác định kháng thể. Tuy nhiên ở những tuyến y tế
cơ sở việc xác định chính xác bệnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu phương
tiện. Bên cạnh đó, biểu hiện của bệnh sốt mò ở trẻ em không hẳn giống bệnh sốt
mò ở người lớn.
Quá trình điều trị cho thấy, bệnh đáp ứng với Doxycilline làm giảm sốt
nhanh chóng (trong vòng 24 giờ), tỷ lệ khỏi 100%.

×