Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thuốc điều trị viêm gan siêu vi B & C doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.1 KB, 5 trang )

Thuốc điều trị viêm gan siêu vi B & C




Khi đã bị viêm gan siêu vi (VGSV) A hoặc B, nguyên tắc chung là chích
ngừa các loại viêm gan khác để tránh bệnh nặng hơn do đồng nhiễm nhiều
tác nhân gây viêm gan (các loại viêm gan đã có thuốc chủng ngừa là viêm gan
siêu vi A, B), điều trị kháng siêu vi và tránh sử dụng các loại thuốc hại gan,
tránh sử dụng corticoid và các loại thuốc nam, bắc do một số thuốc nam, bắc
có trộn corticoid.

Điều trị kháng siêu vi là điều trị chính vì có thể giúp thay đổi được
diễn tiến của bệnh. Bệnh được gọi là cấp nếu thời gian mắc bệnh dưới 6 tháng,
bệnh được gọi là mãn nếu thời gian mắc bệnh trên 6 tháng.

VGSV B cấp:

Hiện chỉ mới có thể điều trị triệu chứng. Ngoài ra có một số điều trị khác
tuy nhiên không được chính thức công nhận như thuốc kích thích tái tạo tế bào
gan, các thuốc hỗ trợ gan, bảo vệ tế bào gan. Điều trị không nên: Khi mức độ suy
gan nặng, tiên lượng sống kém. Điều trị lý tưởng sẽ là ghép gan.

VGSV B mãn:

Nếu men gan tăng gấp 2 lần giới hạn trên bình thường trở lên, có dấu hiệu
siêu vi đang tăng sinh, chưa xơ gan mất bù, bệnh nhân có các chọn lựa điều trị như
sử dụng nhóm nucleotid tương tự adenosine monophosphate (lamivudine,
adefovir,….) uống mỗi ngày, hay interferon chích 3 lần hay 7 lần trong tuần, hay
pegylated interferon chích dưới da mỗi tuần lần. Mỗi phác đồ đều có ưu nhược
riêng.





Việc chọn lựa phác đồ tối ưu sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi
bệnh nhân như mức độ suy gan, các bệnh lý kèm theo, kinh tế, ý thức về sức
khỏe bản thân, khả năng theo dõi sát về tác dụng phụ của thuốc, ý thích của mỗi
bệnh nhân và do đó, tùy từng bệnh nhân với hoàn cảnh cụ thể mà bác sĩ hướng dẫn
chọn lựa phương pháp thích hợp nhất.
Khi bệnh nhân đã có xơ gan mất bù, thuốc điều trị siêu vi B duy nhất dùng
được là nhóm nucleotid tương tự adenosine monophosphate.

VGSV C cấp:

Nếu bệnh nhân không có triệu chứng, việc điều trị được tiến hành ngay khi
có chẩn đoán. Nếu có triệu chứng, chỉ điều trị nếu còn HCV RNA sau 12 tuần.
Điều trị với peg-IFN alpha tiêm mỗi tuần hoặc IFN alpha chích 3 lần mỗi tuần
trong tối thiểu 6 tháng.

VGSV C mãn:

Nếu không có chống chỉ định (chống chỉ định về sử dụng interferon và
Ribavirin) thì bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị kháng siêu vi sau khi cân
nhắc các yếu tố: tốc độ tiến triển đến xơ gan, chi phí, khả năng thành công, tác
dụng phụ của thuốc, sự chấp thuận của bệnh nhân.
Các trường hợp nên điều trị (nếu không có chống chỉ định) là ALT tăng
cao gấp 2 lần giới hạn trên của bình thường trở lên, hay bệnh nhân có kiểu gen 1 bị
xơ hóa mức độ trung bình trở lên, bệnh nhân có kiểu gen 2 hoặc 3 bất kể trị số
ALT.
Điều trị tối ưu là peg-IFN alpha chích mỗi tuần một lần phối hợp với
Ribavirin uống hàng ngày. Tuy nhiên do chi phí rất cao nên nếu không đủ điều

kiện, có thể sử dụng phác đồ IFN alpha 3 lần 1 tuần phối hợp với Ribavirin. Thời
gian và liều cụ thể thay đổi tùy theo cân nặng, kiểu gen của HCV, đáp ứng của
siêu vi.

×