Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bưởi non chữa bệnh gan nhiễm mỡ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.88 KB, 5 trang )

Bưởi non chữa bệnh gan
nhiễm mỡ


Để cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ, bạn nên lấy quả bưởi non thái lát phơi
khô, sao vàng và sắc uống dần.
Gan nhiễm mỡ là hiện tượng mỡ trong tế bào gan tích tụ quá nhiều. Bình
thường, gan chỉ chứa lượng mỡ khoảng 3-5%. Nếu con số này lên tới 10-25% ngĩa
là bạn bị gan nhiễm mỡ trung bình, trên 25% là gan nhiễm mỡ nặng.
Để chữa bệnh gan nhiễm mỡ, nên hái quả bưởi còn non
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh này như quá thừa dinh dưỡng, uống
nhiều rượu, do dùng thuốc, do nội tiết… Gan nhiễm mỡ sẽ bị ảnh hưởng chức
năng, gây chán ăn, trướng bụng, dần dần xơ hóa tế bào gan. Gần đây, một số nơi
có kinh nghiệm dùng quả bưởi non rửa sạch, thái miếng mỏng, phơi sấy khô rồi
sao vàng sắc uống để chữa bệnh gan nhiễm mỡ, đem lại hiệu quả tốt.
Trong vỏ bưởi có 2,5-3,2% flavonoid neohesperidin, poncirun,
isosakuranetin… Nó có tác dụng bảo vệ tế bào gan, nhuận gan, lợi mật, nâng cao
tính bền của thành mạch, chống xơ vữa động mạch, có tác dụng chữa gan nhiễm
mỡ.
Để chữa gan nhiễm mỡ, bạn có thể dùng quả bưởi non theo cách sau: Ngắt
quả bưởi non (quả có vỏ xanh, nhỏ, vị đắng, múi còn khô) thái thành lát mỏng,
đem phơi cho khô, cho vào chảo sao cho chuyển sang màu vàng, có mùi thơm và
khô kiệt.
Mỗi ngày dùng 30-50 gr bưởi non sao khô cho vào 500 ml nước, sắc kỹ
trong 30 phút, chắt lấy nước chia uống ba lần trong ngày. Nước sắc bưởi non màu
nâu nhạt, mùi thơm, vị đắng, có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, chữa bệnh mỡ
máu và gan nhiễm mỡ.
Nhân trần, vị thuốc chữa viêm gan

Nhân trần tên khoa học Adenosma glutinosum (L.) Druce) thuộc họ hoa
mõm chó (Scrophulariaceae), tên khác là chè nội, chè cát, hoắc hương núi, tuyến


hương, mao xạ hương. Từ lâu, cả cây nhân trần được dùng làm thuốc với nhiều
công dụng tốt. Dược liệu có vị đắng, the, mùi thơm, tính mát, không độc, có tác
dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thông tiểu tiện, làm ra mồ hôi.
Tuệ Tĩnh đã dùng nhân trần 30g phối hợp với dành dành 24 quả, thạch cao
4 – 6g nung, sắc uống để chữa hoàng đản (vàng da).
Chữa kém ăn, đầy bụng, khó tiêu: nhân trần 12g, kim tiền thảo 10g, cam
thảo nam 10g. Các vị dùng cả cây trừ rễ, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với
400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày sau bữa ăn. Hoặc nhân trần
20g, ké hoa vàng 20g, thân và rễ mộc thông 10g, rễ móc diều 10g, sao vàng, sắc
uống (phụ nữ có thai không được dùng).
Dùng cho phụ nữ sau sinh: nhân trần 8g sắc với mần tưới 20g, mạch môn
20g, ngải cứu 10g, rẻ quạt 4g, vỏ bưởi đầu khô 4g, tất cả cho vào sắc uống ngày 1
thang.
Để điều hòa kinh nguyệt: Nhân trần 12g, ích mẫu 12g, lá đuôi lươn 10g,
bạch đồng nữ 10g, rễ gắm 8g, nghệ đen 6g. Sắc hoặc nấu thành cao lỏng, uống
trong ngày.
Trị hen suyễn: Nhân dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long dùng nhân trần
phối hợp với hoa cúc vạn thọ, rau cần, củ tầm sét, thài lài tía, rễ bạch đồng nữ và
tinh tre mỡ, mỗi thứ 10g, sắc uống.
Đặc biệt nhân trần có tác dụng chữa viêm gan do virut:
- Nhân trần 16g, lá vọng cách 16g, lá cối xay 12g, sắc uống.
- Nhân trần 16g, quả dành dành 12g, nghệ vàng 8g, sắc uống.
- Nhân trần 3g, vỏ núc nác 3g, nghệ vàng 3g, rau má 4g, sài hồ nam 2g,
dành dành 2g, nhọ nồi 2g, hậu phác nam 2g. Nhân trần, vỏ núc nác, sài hồ, nhọ
nồi, rau má nấu thành cao lỏng. Các dược liệu khác phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn.
Trộn cao với bột làm thành viên. Ngày uống 10g chia làm 2 lần.
- Nhân trần và vỏ quả bưởi (bỏ phần cùi trắng) lượng bằng nhau, thái nhỏ,
phơi khô, tán bột. Mỗi lần uống 6g, ngày 3 lần.


×