ĐỀ THI HẾT MÔN HỌC CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
1) Transaction là gì, mục đích và cơ chế triển khai của nó trong SQL Server. Cho 1 ví
dụ về 1 transaction và viết Script SQL thực thi transaction đó.
• Transaction (giao tác) là một dãy các thao tác cần thực hiện trên cơ sở dữ liệu
dưới một đơn vị duy nhất, nghĩa là hoặc thực hiện tất cả các thao tác hoặc
không thực hiện thao tác nào cả.
• Transaction (Giao dịch) trong SQL Server là một tập hợp tuần tự của các câu
lệnh SQL đơn để tạo thành một đơn vị luận lý duy nhất. Đơn vị luận lý này làm
việc phải đảm bảo 4 tính chất: tính nguyên tử (atomicity), tính nhất quán
(consistency), tính cô lập (isolation) và tính bền vững (durability) - (ACID).
• Ví dụ: giao tác chuyển khoản A sang B gồm 2 thao tác sau:
– Trừ tiền A.
– Cộng tiền B.
Chuyển khoản được thực hiện dưới dạng giao tác (transaction) nghĩa là hoặc thực
hiện cả 2 việc trừ tiền A và cộng tiền B hoặc nếu có sự cố thì không làm gì cả và
thông báo giao tác thất bại.
• Mục đích: Giải quyết các vấn đề:
o Vấn đề mất dữ liệu đã cập nhật.
o Vấn đề không thể đọc lại.
o Vấn đề dữ liệu không nhất quán.
• Cài transaction trên SQL Server: begin transaction, commit, rollback, save
transaction …
• Ví dụ về mất dữ liệu đã cập nhật:
o Ví dụ 1: Nhà sách còn 500 quyển sách.
– Vào lúc T1 nhân viên A nhận yêu cầu mua 400 quyển từ khách hàng X.
– Cũng vào lúc T1 nhân viên B nhận yêu cầu mua 300 quyển từ khách hàng Y.
– A và B đọc dữ liệu thấy còn 500 quyển nên đều đồng ý bán.
o Ví dụ 2: Nhà sách còn 500 quyển sách.
– Vào lúc T2 nhân viên A sẽ thực hiện cập nhật số sách từ 500 thành 100.
– Vào lúc T3 nhân viên B sẽ thực hiện cập nhật số sách từ 500 thành 200.
− Như vậy thao tác cập nhật của A không có tác dụng hay dữ liệu mà A cập
nhật sẽ bị mất vì B cập nhật sau. (last in wind)
• Ví dụ về dữ liệu không thể đọc lại:
o Ví dụ 1: Giả sử nhà sách còn 200 quyển sách.
– Vào lúc T1 nhân viên A bán cho khách 150 quyển, sẽ thực hiện cập nhật số
sách từ 200 thành 50. (Giao dịch chưa hoàn thành chẳng hạn vì việc giao nhận tiền
chưa xong).
– Sau đó lúc T2, B nhận được yêu cầu mua 100 quyển sách, nếu B được đọc dữ
liệu chưa hoàn tất thì B sẽ từ chối bán 100 quyển sách này.
o Ví dụ 2: Giả sử nhà sách còn 200 quyển sách.
– Nếu vào lúc T3 vì lý do nào đó chẳng hạn không đủ tiền khách hàng của A
không mua 150 quyển sách nữa. Giao tác bán hàng của A sẽ không thể thực hiện nên
quay vê trạng thái số sách còn là 200.
– Nhưng B đã từ chối khách hàng.
– Nếu B không đọc được dữ liệu từ lúc T1 đến T3 thì sẽ như thê nào?
• Ví dụ về dữ liệu không nhất quán: Giả sử nhân viên C cân tổng hợp 5 dòng dữ
liệu 1 2 3 4 5 để làm một bản báo cáo.
– T1 : C đọc và đưa các dòng 1 2 3 4 vào báo cáo.
– T2 : D lại xóa dòng 1 thay bằng dòng 6.
– T3 : C đọc tiếp 5 6 đưa vào báo cáo.
– Vậy báo cáo này xử lý cả dữ liệu cũ và mới
→
sai.
• Transaction in SQL Server
o Transaction Recovery: 2 thao tác
– COMMIT: hoàn tât giao tác thành công.
– ROLLBACK: giao tác thất bại quay vê trạng thái trước khi thực hiện giao tác
o Transaction Log: undo the changes
– Khi user muốn một chỉnh sửa dữ liệu, trong transaction log lưu 2 phiên bản
của dòng dữ liệu đó: trước và sau khi chỉnh sửa.
− Nếu user thực hiện câu lệnh Commit thì end-of-transaction được ghi xuống
transaction log.
− Nếu user thực hiện câu lenh Rollback thì hệ thống sẽ tìm phiên bản trước khi
chỉnh sửa và cập nhật lại vào CSDL.
• Ví dụ về đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu:
Một nhân viên có mã ‘000002’ được chọn làm ‘Sales Manager’ (position code
= ‘0001’). Ta sẽ cần cập nhật trong bảng Employee và cả trong bảng Position
số lượng người hiện tại nắm giữ vị trí có Position Code = ‘0001’.
UPDATE Employee
SET cCurrentPosition = '0001'
WHERE cEmployeeCode = '000002‘
UPDATE Position
SET iCurrentStrength = iCurrentStrength + 1
WHERE cPositionCode = '0001’
Giải quyết:
BEGIN TRANSACTION trnUpdatePosition
UPDATE Employee
SET cCurrentPosition = '0001'
WHERE cEmployeeCode = '000002'
UPDATE Position
SET iCurrentStrength = iCurrentStrength + 1
WHERE cPositionCode = '0001'
COMMIT TRANSACTION trnUpdatePosition
2) Cho bảng SinhVien (MASV, TenNV, Tuoi, MaKhoa) với MASV là khóa chính. Trong
cơ sở dữ liệu hiện có 2 sinh viên: sinh viên Nguyễn Văn A có mã số SV001, 18 tuổi
và thuộc khoa Toán và sinh viên Nguyễn Văn B có mã số SV002, 22 tuổi và thuộc
khoa Lý. Cho bảng Khoa (MaKhoa, TenKhoa) với MaKhoa là khóa chính. Trong
CSDL hiện có 2 khoa: khoa Toán có mã khoa là MT và khoa Lý có mã khoa là ML.
a) Viết câu lệnh tạo bảng với khóa chính khóa ngoại thích hợp và các câu lệnh
insert dữ liệu vào các bảng trên.
Create table Khoa(
MaKhoa nchar(10) primary key,
TenKhoa nchar(30)
)
Create table SinhVien(
MASV char(10) primary key,
TenNV nchar(50),
Tuoi int,
MaKhoa nchar(10) references Khoa(MaKhoa)
)
Insert into Khoa (MaKhoa, TenKhoa)
values (‘MT’, N’Khoa Toán’)
Insert into Khoa (MaKhoa, TenKhoa)
values (‘ML’, N’Khoa Lý’)
Insert into SinhVien (MASV, TenNV, Tuoi, MaKhoa)
values (‘SV001’, N’Nguyễn Văn A’, 18, ‘MT’)
Insert into SinhVien (MASV, TenNV, Tuoi, MaKhoa)
Values (‘SV002’, N’Nguyễn Văn B’, 22, ‘ML’)
b) Viết câu lệnh tạo bảng ảo vw_SinhVienKhoa có các thông tin MASV, TenSV và
TenKhoa của sinh viên.
CREATE VIEW vw_SinhVienKhoa
AS
SELECT MASV, TenSV, TenKhoa
FROM SinhVien
JOIN Khoa
ON SinhVien.MaKhoa = Khoa.MaKhoa
c) Viết câu lệnh tạo store để thêm một khoa với 2 tham số. Sau đó dùng store này
thêm 1 Khoa vào CSDL. Viết câu lệnh tạo trigger không cho phép thêm sinh
viên có tuổi nhỏ hơn 18.
CREATE PROCEDURE prc_ThemKhoa(
@MaKhoa nchar(10),
@TenKhoa nchar(30))
AS
INSERT INTO Khoa (@MaKhoa, @TenKhoa)
EXECUTE prc_ThemKhoa ‘MH’, N’Khoa Hóa’
CREATE TRIGGER trgThemSinhVien
ON SinhVien
FOR INSERT
AS
DECLARE @Tuoi int
SELECT @Tuoi = Tuoi
FROM SinhVien
IF @Tuoi < 18
BEGIN
PRINT ‘Tuoi sinh vien phai lon hon 18 !’
ROLLBACK TRANSACTION
END
3) Vẽ cây phân tích <SFW> của câu truy vấn sau và biến đổi sang đại số quan hệ:
Select TenSV, Tuoi
From SinhVien, Khoa
Where MaKhoa in (select MaKhoa from Khoa where TenKhoa like ‘L%’) and Tuoi >
20
<Query>
<SFW>
SELECT <Select list> FROM <From list> WHERE <Condition>
Attribute> , <Attribute> <Relation> , <Relation>
TenSV Tuoi SinhVien Khoa
<Condition> AND <Condition>
<Attribute> > <Attribute> <Attribute> IN <Attribute>
Tuoi 20 MaKhoa <Query>
<SFW>
SELECT <Select list> FROM <From list> WHERE <Condition>
MaKhoa Khoa <Attribute> LIKE <Attribute>
TenKhoa L%
4) Trình bày mục đích, ý nghĩa và cách thức sử dụng các công cụ Index Tuning và
DTS trong SQL Server
INDEX TUNING (CHỈ MỤC)
• Mục đích, ý nghĩa của chỉ mục :
- Cung cấp một tập các con trỏ logic chỉ tới dữ liệu.
- Truy xuất dữ liệu nhanh hơn bình thường.
- Làm tăng tốc độ khi kết nối hai bảng.
- Tạo tính duy nhất cho mỗi dòng.
- Tự động cập nhật chỉ mục khi sửa dữ liệu.
- Thời gian và tài nguyên cho việc tạo chỉ mục là nhiều. Nếu không sử dụng
thường xuyên ta không nên tạo chỉ mục.
• Cách thức sử dụng chỉ mục :
o Clustered/Non clustered
– Clustered = thứ tự các record lưu trữ vật lý sắp thứ tự của index.
– Non clustered = thứ tự các record lưu trữ vật lý không sắp thứ tự của index.
o Dense/sparse
– Dense = đánh chỉ mục cho tất cả các records.
– Sparse = Chỉ đánh chỉ mục một số records.
o Primary/secondary
Ví dụ: Sắp tăng theo tên, cùng tên thì sắp theo tuổi thì tên là primary và tuổi là
secondary.
o B+ tree / Hash table / …
• Tạo Index trên SQL Server : Trên SQL hỗ trợ 2 loại Index:
o Cluster Index:
- Chỉ có thể tạo một cluster index duy nhất cho một bảng dữ liệu.
- Mặc định khóa chính sẽ thành cluster index
- Dữ liệu của bảng sắp xếp theo thứ tự của cluster index
o Non Cluster Index:
- Có thể tạo 249 noncluster index cho một bảng dữ liệu.
- Dữ liệu của bảng không sắp theo thứ tự của non-cluster index.
- Thường tạo index cho các cột dữ liệu dùng để join hay trong điều kiện where
hoặc giá trị cột này thường xuyên thay đổi.
DTS (Dịch vụ chuyển dịch dữ liệu)
• DTS được thiết kế ở mức tổng quát hóa với giao diện đồ họa thân thiện. Chúng
ta vừa có thể chuyển dịch dữ liệu từ nơi này đến nơi khác lại vừa có thể lập
trình được trên nó.
* CONNECTION
Thông thường chúng ta sử dụng SQL Server như là dữ liệu nguồn hoặc dữ liệu
đích cho connection.
Tuy nhiên, DTS có thể cho chúng ta di chuyển dữ liệu ở những nguồn và đích
khác nhau không nhất thiết phải là SQL Server, ví dụ như: DB2 sang Oracle.
* TÁC V Ụ (Task)
Là một đơn vị công việc mà bạn muốn DTS thực hiện. Có rất
nhiều dạng tác vụ được xây dựng sẵn trong DTS.
Chúng ta cũng có thể tự tạo ra những task riêng cho mình.
Những task mà DTS cung cấp có thể đáp ứng hầu hết những
công việc chuyển dữ liệu mà chúng ta cần.
o FTP: cho phép tải về hoặc chuyển file lên server bằng giao
thức FTP. Tiện dụng khi làm việc thường xuyên với các
máy chủ ở xa.
o ActiveX Script: cho phép sử dụng các ngôn ngữ kịch bản
như Vbscript hay Jscript…
o Transform Data (chuyển dịch dữ liệu): bao gồm các chức
năng chuyển đổi và lưu trữ dữ liệu. Nó cho phép cả việc
thay đổi khi chuyển dữ liệu.
Ngoài ra còn có các Task như
Execute Process Execute SQL Data Driven Query
Copy SQL Server Obj Send mail Bulk Insert
Execute package Message Queu Transfer Err Msg
Transfer Database Analysis Services Transfer Master Pro
Transfer Job and Login Dynamic Property Dynamic mining
• SỬ DỤNG IM/EX WIZARD
Công cụ này trong Enterprise Manager và được gọi theo nhiều cách khác nhau.
Mặc định nguồn dữ liệu là SQL Server nhưng có thể chọn từ danh sách Data
source từ rất nhiều nguồn dữ liệu để kết nối khác.
Có nhiều nguồn cung cấp cho Connection. Mỗi nguồn dữ liệu có cách kết nối đặc
trưng riêng.
* IMPORT WIZARD
Chọn CSDL. Chọn All Task khi nhấp chuột phải tại database
Cần Import. Chọn Import Database
Chọn data source vàdestination. Hai hộp thoại này rất giống nhau:
Chọn bảng cần Import thì ta đánh dấu sau đó chọn Next
Sau khi thực hiện thành công, dữ liệu được copy đến CSDL đích