Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bị đâm bởi kim tiêm nghi ngờ HIV xử lý ra sao? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.43 KB, 4 trang )

Bị đâm bởi kim tiêm nghi ngờ HIV
xử lý ra sao?

Khi một người bị đâm phải kim có dính máu tươi, việc xử trí ban đầu là rất cần
thiết và điều trị dự phòng phơi nhiễm là không thể bỏ qua.

Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều đối tượng tội phạm khống chế người dân bằng kim
tiêm có máu tươi và dọa đó là máu người bị nhiễm HIV để cướp tài sản. Rất nhiều người
bị hại hoang mang, lo lắng không biết phải xử lý thế nào, liệu mình đã nhiễm HIV
chưa?

Khi một người bị đâm phải kim có dính máu tươi, bị bắn dịch tiết cơ thể hoặc máu tươi
của người có HIV vào các vùng niêm mạc mắt, vết thương trên người thì người ấy xem
như trong tình trạng phơi nhiễm HIV, nghĩa là có kh
ả năng bị nhiễm HIV. Việc xử trí ban
đầu là rất cần thiết và điều trị dự phòng phơi nhiễm là không thể bỏ qua.

Xử lý vết thương tại chỗ

Cần bình tĩnh xử lý theo những bước sau:

1. Nhanh chóng lấy các dụng cụ gây tổn thương, chảy máu ra khỏi cơ thể

2. Để vết thương tự chảy máu hoặc nặn, vuốt nhẹ và để vết thương dưới vòi nước sạch
đến khi hết chảy máu. Tránh cầm máu hoặc bịt chặt vết thương và tuyệt đối không được
kỳ cọ ngay chỗ vết thương.

Bơm tiêm đã sử dụng vứt bừa bãi dễ gây họa cho người khác

3. Sau đó, rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch, rồi sát trùng bằng các dung dịch
sát khuẩn như: Dakin, Javel 1/10 hoặc cồn 70 độ trong thời gian ít nhất 5 phút.



Nếu bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt, mũi, cần rửa mắt hoặc rửa mũi
liên tục bằng nước sạch trong khoảng 5 phút, bằng cách chớp mắt và ngâm kh
ịt mũi trong
ca nước sạch. Nếu bị bắn vào môi, miệng thì cần xúc miệng bằng nước sạch trong vòng 5
phút.

Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm

Không phải mọi sự cố liên quan HIV đều có thể mang đến tình trạng phơi nhiễm.
Nếu máu và dịch tiết của người có HIV bắn vào những vùng da lành, không bị tổn
thương hay trầy xước thì không có nguy cơ bị lây nhiễm.

Nếu ở da có tổn thương nông, không chảy máu hoặc chảy máu ít; hoặc máu và chất dịch
cơ thể của người có HIV bắn vào vùng niêm mạc không bị tổn thương viêm loét.thì nguy
cơ lây nhiễm thấp.

Riêng trường hợp da có tổn thương sâu, rộng, chảy nhiều máu, máu và chất dịch cơ thể
của người có HIV bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng có sẵn thì
có nguy cơ lây nhiễm cao.

Những xét nghiệm cần làm

Trước hết là xét nghiệm máu để kiểm tra xem người bị nạn đã có HIV chưa. Có thể bắt
đầu điều trị ngay khi chưa có kết quả xét nghiệm nhưng nếu có kết quả xét nghiệm là
dương tính thì phải dừng điều trị phơi nhiễm ngay.

Kế đến là xét nghiệm nguồn lây nhiễm (kim tiêm, dao, kéo… gây tai nạn), nếu kết quả
xét nghiệm là âm tính thì không cần điều trị.


Tuy nhiên, cần nghĩ đến khả năng người gây tai nạn là người nghi có HIV đang ở trong
giai đoạn cửa sổ, các xét nghiệm chưa tìm thấy kháng thể kháng HIV trong nguồn lây
nhiễm. Nếu đúng là người có HIV trong giai đoạn cửa sổ thì phải theo dõi sát việc xét
nghiệm HIV ở cả người gây nạn và người bị nạn.

Cần điều trị phơi nhiễm HIV ngay

Cần tiến hành điều trị ngay cho người bị phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng siêu vi. Đặc
biệt, những người có nguy cơ lây nhiễm cao cần được điều trị sớm; tốt nhất là từ 2 đến 6
giờ sau khi bị phơi nhiễm và không điều trị muộn, sau quá 72 giờ kể từ khi gặp tai nạn.

Thời gian điều trị dự phòng phơi nhiễm phải kéo dài liên tục trong 4 tuần. Riêng việc
dùng thuốc, thường là sử dụng phối hợp 2 loại thuốc kháng siêu vi.

Những lưu ý khi điều trị phơi nhiễm HIV

- Việc dùng thuốc kháng vi rút phải có y lệnh của bác sĩ, tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định
của bác sĩ, phải theo đúng các phác đồ điều trị phơi nhiễm HIV, phải có sự theo dõi chặt
chẽ của bác sĩ và cần làm các xét nghiệm như huyết đồ, chức năng gan, thận… vì ngoài
tác dụng điều trị, thuốc kháng vi rút còn gây ra nhiều tác dụng phụ.

- Xét nghiệm HIV lại sau 10 tuần kể từ thời điểm bị phơi nhiễm hoặc có yếu tố nguy cơ.
Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, có thể yên tâm rằng không bị lây nhiễm HIV trong
tình huống đó.

Tóm lại, khi bị phơi nhiễm HIV cần bình tĩnh, xử lý đúng cách và uống thuốc đúng theo
phác đồ thì rất ít khả năng có HIV. Nếu lo lắng qúa, chỉ có hại, sẽ gây suy sụp tinh thần
và thể chất, không chỉ làm giảm sức đề kháng cơ thể mà còn tạo điều kiện cho bệnh phát
triển nhanh hơn nếu có HIV.


×