Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BẠN PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ VIÊM XOANG (Kỳ 2) pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.41 KB, 5 trang )

BẠN PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ
VIÊM XOANG
(Kỳ 2)

3. Rửa hốc mũi bằng nước muối sinh lý: BS. Jalek khuyên bệnh nhân viêm
xoang nên rửa từng bên lỗ mũi một bằng nước muối sinh lý - nước muối 9/1000 có
bán tại các cửa hàng thuốc hay tự pha với 1 muỗng cà phê muối và 2 tách nước ấm
+ một nhúm bicarbonat (baking soda) - theo cách sau: Rót nước muối pha vào một
chén miệng đủ rộng, ngửa đầu ra sau, bịt một bên lỗ mũi, hít nước muối vào lỗ
mũi bên kia, rồi nhẹ nhàng hỉ mũi ra. Ðổi bên lỗ mũi và lập lại động tác này.
4. Hỉ mũi đúng cách: Người bị viêm xoang do cảm thấy nhớt tiết ra nên cứ
khụt khịt (sniffle), để giúp nhớt dễ thoát ra khỏi xoang nên hỉ mỗi lần từng bên lỗ
mũi, như vậy sẽ dễ tống khứ các vi khuẩn ra ngoài hơn là hỉ cả hai bên cùng lúc, vì
có khả năng làm tăng áp suất ở tai trong, đưa ngược vi khuẩn vào sâu hơn trong
xoang, hóa ra phản tác dụng. (Nên dùng mùi-xoa hay giấy vệ sinh mềm dùng một
lần rồi bỏ).
5. Dùng thuốc chống nghẹt mũi:(Có thể uống thuốc viên nén làm thông mũi
(decongestant tablets), mua được không cần toa. Các bác sĩ khuyên chỉ nên dùng
loại thuốc có đúng một tác dụng làm co mạch thôi (như pseudoephedrine (Actifed)
chẳng hạn) và tránh dùng loại thuốc kháng histamin vì chúng làm khô các tiết dịch
mũi khiến cho đã nghẹt mũi lại càng nghẹt hơn. (Có thể hỗ trợ dùng thuốc nhỏ mũi
hay xịt mũi, nên dùng ít, không quá 2 lần/ngày vì lạm dụng dễ dẫn tới phản tác
dụng: thoạt tiên sau khi nhỏ hay xịt, niêm mạc sẽ bớt sưng, dễ thở, song sau đó
niêm mạc phản ứng lại, làm sưng và nghẹt thở nhiều hơn - tạo ra một vòng luẩn
quẩn.
6. Ði bộ cho đỡ nặng đầu: Người ta giải thích là khi hoạt động cơ bắp, có
thể bớt nghẹt mũi, nặng đầu là vì hoạt động thể chất phóng thích adrenalin có tác
dụng làm co mạch khiến cho niêm mạc xoang đỡ phù nề.
7. Ngủ bị ho: Nên chêm gối để nâng đầu cao nhằm hỗ trợ tốt hơn cho việc
dẫn lưu chất nhớt từ xoang và mũi ra, đỡ nhỏ giọt xuống gây kích thích cổ họng.
8. Ðau: mát-xa và đắp nước nóng tại chỗ 2 bên sống mũi giữa hai lông mày,


hay dùng hai ngón cái nhấn vào vùng đó trong 15 - 30 giây, lặp lại như vậy 5 - 10
lần có tác dụng làm cho máu vùng xoang lưu thông, giảm đau. Có thể đắp khăn
mặt nóng lên mắt, trán, hai gò má nếu xoang vùng đó đau, chỉ cần vài phút là thấy
giảm đau ngay.
9. Ăn uống gì khi viêm xoang? Trước tiên hãy uống nhiều nước Khi bị
viêm xoang, người ta khuyên nên uống nhiều nước trong ngày, nóng hay lạnh đều
được, vì nước có tác dụng làm lỏng chất nhớt và làm cho dễ lưu thông trong phạm
vi đường hô hấp trên, trong đó có các xoang. Các loại “trà“ nóng sau đây cũng tỏ
ra khá hiệu nghiệm: cỏ cà-ri (fenugreek), thìa là (fennel), hồi (anise), cây xô thơm
(sage). Về ăn, những thức ăn hay gia vị sau đây thường được khuyến khích sử
dụng:
- Tỏi: tỏi hàm chứa allicin tự nhiên, sẽ biến thành chất kháng sinh allicin -
là một hợp chất sulfur vừa có tác dụng diệt khuẩn mạnh đối với nhiều loại vi
khuẩn, đặc biệt là với staphylocoque, thủ phạm chính trong viêm xoang, vừa làm
lỏng, loãng chất nhớt mucus. (Trong biệt dược Exomuc có chất acétylcysteine
cũng có tác dụng “làm lỏng, loãng nhớt“ như vậy).
- Củ cải trắng (horse radish) tươi, càng cay chừng nào xông lên mũi, càng
tốt chừng nấy. Hợp chất sulfur trong củ cải cũng có tác dụng như allicin trong tỏi.
(Trong sách của GS. Ðỗ Tất Lợi có đề cập củ cải là một vị thuốc y học cổ truyền
“còn có tên là lai phục tử“ và có nhắc một tác dụng của củ cải là “tiêu tích hóa
đờm“).
- Cải dưa hay Cải canh (còn gọi là bạch giới tử) có chứa Glucosid, cũng là
một hợp chất sulfur, có tên là Sinalbin và tác dụng dược lý dùng để chữa ho, đó
cũng chính là nguyên liệu để ép dầu làm mù-tạt (moutarde).
- Ớt cay: có hoạt chất capsaicin, càng cay càng dễ làm “chảy nước mắt
nước mũi“, chính nhờ vậy mà có tác dụng làm thông mũi (decongestant).
Tóm lại: Khi bị viêm xoang, cách đối phó hợp lý nhất là làm tất cả những gì
cần thiết để giúp các xoang trên xương mặt mau phục hồi lại đúng chức năng của
mình là làm sạch không khí ở vùng hô hấp trên, trước khi được đưa vào phế quản
và phổi. Từ làm tăng độ ẩm không khí, xông hơi nước nóng có tinh dầu, cho đến

hỉ mũi, dùng đúng thuốc, đúng cách, đi đứng, ngủ, ăn uống hợp lý, kể cả kết hợp
Ðông Tây y. Có như vậy mới mong vừa chữa được bệnh mau lành, vừa phòng
ngừa cho bệnh khỏi tái phát và đỡ phải tới khoa TMH thường xuyên!
(Sức khoẻ- đời sống)
Tác giả : BS. NGUYỄN LÂN ÐÍNH

×