Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.31 KB, 4 trang )
Làm gì khi bị dị ứng mỹ phẩm?
Cùng với sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ làm đẹp ngày
nay cũng có những bước phát triển đáng kinh ngạc trong thế giới của đồ mỹ phẩm,
trong các cửa hiệu trang điểm, mỹ viện, việc sử dụng tia la-de chăm sóc làn da... tất cả
những thành tựu muôn màu sắc ấy nếu được sử dụng hợp lý đúng cách sẽ giúp cải
thiện phải đẹp ngày càng đẹp hơn.
Tuy nhiên, đôi khi đồ mỹ phẩm và cách sử dụng không hợp lý khiến bạn gái
phải chịu những tác hại không đáng có, mặc dù tỷ lệ đồ mỹ phẩm "chơi không đẹp"
không nhiều so với số lượng người sử dụng.
Theo một cuộc khảo sát quốc tế mới đây, trong số 1 triệu lượt dùng mỹ phẩm
có khoảng 680 lần bị phản ứng phụ.
Tuy nhiên con số người dùng mỹ phẩm bị "khó chịu" trên thực tế còn nhiều hơn
thé, nhưng mức độ không đáng phải đến bác sĩ điều trị.
Thống kê của các phòng khám da liệu cho thấy có khoảng 10% người mắc bệnh
là do s mỹ phẩm, có thể là do dùng "quá liều lượng", dùng sai phương pháp và mục
đích, độ kiềm của mỹ phẩm, mỹ phẩm có nhiều chất bay hơi và vị trí sử dụng mỹ
phẩm vòng quanh mắt.
Ðiều mà bạn gái nên biết về những trường hợp được coi là "dị ứng" với mỹ
phẩm là:
-Triệu chứng mà người sử dụng mỹ phẩm tự cảm thấy được như đau rát, ngứa
theo từng đợt trong vòng 10 phút, thường mắc phải khi dùng mỹ phẩm trên khuôn mặt.
-Mẩn ngứa. Có thể lúc đầu mẩn ngứa ít rồi chuyển sang nhiều, thành những nốt
ban đỏ, mụn nước. Vùng mắt nhất là quanh mắt thường bị hiện tượng này.
-Da mặt bị sưng tấy, đôi khi cảm thấy tức ngực khó thở như bị dị ứng thuốc
nhuộm.
-Trên da có vết nhám đen hoặc nhám trắng do một số hoá chất hay chất chiết
suất từ thực vật để lại dấu vết trên da khi phản ứng với ánh sáng. Một số trường hợp
nổi mụn trứng cá.
-Móng tay, móng chân bị tróc, thay đổi màu, viêm nhức do thuốc sơn móng,
rửa móng..
-Tóc giòn, gãy, xơ cứng do các loại thuốc nhuộm tóc, uốn tóc... Ngoài ra còn có