Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vì sao lãnh đạo lười đọc sách? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.89 KB, 6 trang )

Vì sao lãnh đạo lười
đọc sách?
(Lanhdao.net) - Khi tôi phỏng vấn 28 nhà lãnh đạo, đa số họ (19/28)
cho rằng mình ít có thời gian đọc sách. Họ quá bận bịu, có quá
nhiều thông tin cần phải nắm bắt và cũng có quá nhiều mối lo
thường trực hàng ngày…
Trong số những người được phỏng vấn, tôi ấn tượng với anh Trần Văn
Hùng, Giám đốc Mua hàng và Dịch vụ toàn cầu của IBM. Anh Hùng có
thói quen mua sách, hay nói đúng hơn là sưu tầm sách và chơi sách. Vị
giám đốc này thường xuyên ra cửa hàng sách, mua những cuốn mình
thích và thấy hay. Anh có một thư viện sách khá nhiều và đẹp. Anh
Hùng là một trong trong số ít các nhà lãnh đạo thường xuyên đọc sách
và đọc đều đặn. Vậy nguyên nhân nào thật sự khiến các nhà lãnh đạo ít
đọc?
Nguyên nhân đầu tiên phải thừa nhận là lãnh đạo có ít thời gian. Tất cả
các nhà lãnh đạo đều có quá nhiều mối lo, nhưng trước hết là lo điều
hành doanh nghiệp của mình, lo sản xuất và kinh doanh. Họ cũng phải
tham gia các cuộc họp, hội thảo, hội nghị, các chuyến đi công tác và cả
những cuộc gặp gỡ. Các công việc kể trên đã chiếm một khoảng thời
gian khá lớn của họ. Ngoài ra các nhà lãnh đạo cũng như bất kỳ ai, cũng
có gia đình, bạn bè, tham gia vào các câu lạc bộ, các nhóm bạn. Điều
này cũng khiến quỹ thời gian của họ ít đi.
Nguyên nhân thứ hai phải kể đến là thiếu sách hay. Có đến 7/28 nhà
lãnh đạo nói rằng sau khi xem tên sách thấy hấp dẫn đã mua sách v
ề đọc,
tuy nhiên nội dung bên trong lại không đáp ứng được nhu cầu. Nội dung
của nhiều cuốn sách chỉ là cóp nhặt, cách thức biên soạn đôi khi làm
người đọc khó chịu, đó là chưa kể nhiều cuốn sách làm ẩu và có nhiều
lỗi chính tả. Hơn nữa rất nhiều cuốn sách được làm ra mà không quan
tâm đến hình thức. Việc giàn trang, chế bản, vẽ bìa, trình bày sách chưa
hấp dẫn. Không ít sách được làm một cách tùy tiện và thiếu thẩm mỹ.


Không nhiều công ty sách, các nhà xuất bản coi sách là một tác phẩm
nghệ thuật: từ trong ra ngoài, từ nội dung đến hình thức. 21/28 nhà lãnh
đạo khẳng định, chỉ mua sách của các công ty sách có uy tín trên thị
trường.
Bên cạnh những nhà lãnh đạo quen đọc sách từ nhỏ, nhiều nhà lãnh đạo
lười đọc sách là do không có thói quen đọc sách. Do ít đọc sách từ
trước nên khi trở thành lãnh đạo, quản lý họ lại càng ít đọc hơn. Chính v
ì
vậy họ không mua sách thường xuyên và tất nhiên là cũng không đọc
sách đều đặn.
Đọc sách cũng như bất cứ một việc làm nào khác bị ảnh hưởng rất nhiều
bởi thói quen. 5/28 người khẳng định, do thiếu vắng sách hay, do thừa
sách lậu, sách làm ẩu nên dần dần họ mất đi thói quen đọc sách. Chính
vì vậy nên khi tôi đến thăm 11 gia đình, có đến 7 trong số đó có tủ rượu
to hơn tủ sách.
Tôi thấy buồn lòng khi nghe một vị giám đốc, ngư
ời
đã từng đọc sách rất nhiều, luôn tự hào về tủ sách
Lãnh đạo cũng
lười đọc sách
của gia đình mình do bố anh sưu tầm tâm sự thật rằng, từ ngày lên làm
lãnh đạo anh giảm đọc hẳn và nếu cứ đà này anh sẽ mất đi thói quen đọc
sách.
Nhiều nhà lãnh đạo ít đọc sách vì họ chưa thật sự đánh giá cao vai trò
của sách. Khi phỏng vấn các nhà lãnh đạo, họ đều thừa nhận và phát
biểu rất hùng hồn rằng: sách là người thầy, nhà tư vấn tuyệt vời mà tất
cả chúng ta có thể tiếp cận mọi lúc, mọi nơi, sách giúp cập nhật kiến
thức nhanh và toàn diện nhất. Tuy nhiên trên thực tế chỉ có 5/28 nhà
lãnh đạo thường xuyên tra cứu sách vở để lấy kiến thức, kinh nghiệm xử
lý các công việc liên quan. Vấn đề ở đây là chính lãnh đạo đã chưa thật

sự quan tâm đến sách, chưa thật sự đánh giá đúng vai trò của sách.
Trên thực tế ngay cả nhiều người có thu nhập cao cũng vẫn cảm thấy
tiếc tiền khi mua sách. Họ tiếc vài chục ngàn, vài trăm ngàn mua sách
trong khi họ có thể bỏ ra cả triệu, thậm chí vài triệu cho một bữa liên
hoan, cho những buổi giao lưu vui vẻ. Vấn đề ở đây là ý thức người
đọc.
Một nguyên nhân khác không thể không kể đến là
phương ti
ện thông
tin đại chúng ngày nay quá nhiều, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của toàn
dân nói riêng và lãnh đạo nói chung: du lịch, vũ trường, tennis, golf, nhà
hát, rạp chiếu phim, radio, truyền hình, quán ăn Tôi đặc biệt nhấn
mạnh hai mục cuối: truyền hình và quán ăn. Các nhà lãnh đạo đ
ã chi quá
nhiều thời gian hoặc tiền bạc hoặc cả hai vào hai lĩnh vực này. Một nhà
lãnh đạo khẳng định với tôi rằng ít nhất 2/3 số ngày trong tuần, hết giờ
làm việc là anh đi giao lưu với đối tác, bạn bè tại các quán ăn, nhà hàng,
còn khi về đến nhà thì chủ yếu là xem ti vi một lúc và đi ngủ.
Một nguyên nhân nữa: Bị cuốn hút vào công việc và việc kinh doanh.
25/28 lãnh đạo thừa nhận họ bị cuốn hút vào dòng chảy của công việc.
Thỉnh thoảng giật mình mới phát hiện ra lâu nay mình ít đọc quá. Đôi
khi họ thấy nguy hiểm hay tự xấu hổ về việc lười đọc sách của mình.
Thế là mua sách, thế là đọc sách. Tuy nhiên, điều đó chỉ được một thời
gian, sau đâu lại hoàn đó.
Theo thống kê chính thức: Năm 2007 tổng số sách Việt Nam đã xu
ất bản
là 276.446.872 bản, phần lớn là sách giáo khoa, giáo trình và sách tham
khảo (222.734.052 bản). Sách thiếu niên nhi đồng là 24.670.544 bản.
Sách văn học với 2.134.534 bản (Nguồn: Cục xuất bản). Như vậy, sách
dành riêng cho những người làm lãnh đạo là nhiều hay ít?

Nguyễn Mạnh Hùng


×