Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sự cải tiến trong quản lý (phần 2) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.19 KB, 4 trang )

Sự cải tiến trong
quản lý (phần 2)
C
ải tiến xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau: cải tiến trong hoạt
động, cải tiến sản phẩm, cải tiến chiến lư
ợc, cải tiến trong quản lý.
Mỗi khía cạnh đều có đóng góp riêng cho thành công của
doanh
nghiệp, nhưng n
ếu chúng ta sắp xếp những loại cải tiến khác nhau
này theo thứ tự, theo đó những bậc cao hơn bao hàm c
ả những mức
độ tạo giá trị và khả năng chống đỡ trước cạnh tranh cao hơn, th
ì
cải tiến trong quản lý sẽ đứng đầu bảng.
Hiểu được lý do tại sao lại như vậy cũng là một bước quan trọng trong
quá trình xây dựng lời cam kết của công ty với cải tiến trong quản lý, vì
vậy chúng ta cùng nghiên cứu từ dưới lên.
Tại điểm thấp nhất của tháp chính là cải tiến trong hoạt động. Trong bối
cảnh cạnh tranh khốc liệt, sự nổi trội trong quá trình hoạt động là cần
thiết. Tuy nhiên, cải tiến trong hoạt động hiếm khi đưa ra được một lợi
thế quyết định và vững chắc. Nhận định này là hoàn toàn chính xác.
Trước hết, trong bối cảnh ngày nay sự nổi trội trong quá trình hoạt động
thường phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin của công ty.
Đáng tiếc là, nâng cấp phần cứng và phần mềm có xu hướng phổ biến
nhanh chóng, khiến cho những lợi thế dựa vào công nghệ thông tin khó
có thể giữ vững được. Thứ hai, nhiều công ty ngày nay có xu hướng
dùng nguồn lực từ bên ngoài (outsource) trong nhiều hoạt động kinh
doanh - họ là những nhân viên làm việc cho nhiều công ty cùng một lúc
trong một ngành công nghiệp, và vì vậy thường thiếu sự tận tâm với bất


kỳ công ty nào.
Trong khi sử dụng hình thức lao động từ bên ngoài và đặt công ty ở
nước ngoài có thể giúp một công ty đứng vững trong bối cảnh cạnh
tranh khốc liệt, thì chúng lại hiếm khi tạo ra một lợi thế độc quyền có ý
nghĩa quan trọng. Nguyên nhân cuối cùng đó là sự phát triển của nhóm
những nhà tư vấn - những chuyên gia “chuyển giao” phương thức hoạt
động hiệu quả từ những “cây đa cây đề” sang các công ty non trẻ -
“những kẻ mới vào nghề”. Xu hướng này góp phần không nhỏ làm giảm
những lợi thế của tổ chức hoạt động hiệu quả .
Nấc tiếp theo trong tháp là cải tiến sản phẩm. Rõ ràng là một sản phẩm
chuẩn mực có thể đưa công ty thoát khỏi tình trạng khó khăn và trở lên
nổi tiếng chỉ trong một thời gian ngắn (ví dụ như trường hợp sản phẩm
máy hút bụi c
ủa công ty Dyson). Tuy vậy, nếu thiếu sự bảo vệ bằng sáng
chế sản phẩm, hầu hết các sản phẩm đều nhanh chóng bị đánh bại trên
thương trường. Thêm vào đó, một bước tiến bộ về mặt kỹ thuật thường
mang đến cơ hội nhảy vọt và “tái xuất thương trường” cho những sản
phẩm từng “vang bóng một thời”.
Kết quả là, những sản phẩm nổi bật hiếm khi mang lại cho công ty khả
năng đứng đầu ngành công nghiệp trong một thời gian dài. Ví dụ như,
Samsung chỉ mất vài năm để cải tiến kiểu dáng thiết kế chiếc điện thoại
di động với phần mềm slick của Nokia.
Bậc tháp kế tiếp: Cải cách trong chiến lược - những mô hình kinh doanh
mới, đầy táo bạo đưa các đối thủ cạnh tranh hàng đầu thời hiện tại phải
lao vào thế phòng thủ. Những ví dụ điển hình đó là Ryanair, hãng hàng
không giá rẻ hàng đ
ầu của Châu Âu, sản phẩm máy nghe nhạc iTune của
Apple, và trang phục thanh lịch siêu rẻ của Zara. Những mô hình kinh
doanh “chết người” này có thể tạo ra hàng tỉ đô la cho nhà cải cách
chiến lược - nhưng nhìn chung, một mô hình kinh doanh đặc biệt dễ bị

đánh cắp và bị “bình thường hóa” hơn một hệ thống quản lý đặc biệt.
Wal-Mart - vốn được coi là nhà vô địch trong lĩnh vực bán lẻ giảm giá
đã không chống lại được sự phát triển rầm rộ của những nhà bán lẻ cũng
siêu giảm giá không kém khác như Costco và Target. Một loạt các hãng
hàng không giá rẻ của Hoa Kỳ như Frontier, JetBlue, AirTran, và
America West (gần đây đã sát nhập với US Airways), đều sao chép toàn
bộ các chương trong cuốn sách giải trí từng được coi là độc nhất vô nhị
của Southwest Airlines.
Và mặc dù những nhà đi tiên phong trong chiến lược sử dụng lao động
từ bên ngoài ở Ấn Độ như Infosys và Wipro đều trở thành nh
ững đại gia,
nhưng họ vẫn phải tiếp tục chiến đấu không ngừng nghỉ từng ngày để
bảo vệ vị trí hàng đầu của họ trước những đối thủ cạnh tranh đang sẵn
sàng khai thác lợi thế của Ấn Độ.
Vậy điểm mấu chốt là không phải tất cả mọi hình th
ức cải tiến đều mang
lại thành công như nhau. Khi tập trung vào những vấn đề lớn, quan
trọng, cải tiến trong quản lý sở hữu một khả năng độc nhất vô nh
ị, có thể
tạo ra những lợi thế khó có thể sao chép lại. Tại sao lại như vậy? Trở
thành người đi tiên phong trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều đặc biệt
hơn những người khác. Ví dụ như, bạn có thể thấy rằng điều chỉnh sở
thích thời trang chắc chắn dễ dàng hơn rất nhiều lần việc thuyết phục
người khác thay đổi tôn giáo. Tương tự như vậy, hầu hết các nhà qu
ản lý
cấp cao đều thấy việc thừa nhận giá trị của một mô hình kinh doanh bị
phá vỡ dễ dàng hơn là bỏ qua những nguyên lý chủ chốt của quản lý nền
tảng.
Gary Hamel


Theo Havard Business Online

Mai Hương dịch


×