Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bạch quả pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.97 KB, 5 trang )

Bạch quả




Còn gọi là ngân hạnh, áp cước tử, công tôn thụ, Arbre aux quarante écus.
Tên khoa học Ginkgo biloba L.
Thuộc họ Bạch quả Ginkgoaceae.
A. Mô tả cây
Bạch quả là một cây to, cao 20-30m, thân phân thành cành dài, gần như
mọc vòng, trên
cành có những cành nhánh ngắn, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép
lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm, chia phiến lá thành hai thùy. Gân lá phân
nhánh theo hướng rẽ đôi. Quả hạch, kích thước bằng' quả mận, thịt màu vàng, có
mùi bơ khét rất khó chịu
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Nguồn gốc Ở Trung Quốc và chỉ thấy trồng Ở Trung Quốc, một ít Ở Nhật
Bản. Pételot (1954) nói có thấy ở bắc Việt Nam mọc rải rác trong một số vườn hoa
và quanh một số ngôi chùa để làm cảnh. Nhưng thực tế qua mấy chục năm chúng
tôi không tìm thấy. Hỏi nhiều nhà thực vật danh tiếng cũng đều nói chưa gặp. Tại
các hiệu thuốc, bạch quả thuộc loại ít dùng. Thường chỉ dùng quả và nhân. Gần
đây y học phương Tây nghiên cứu dùng lá. Những lá bạch quả dùng để nghiên cứu
lúc đầu nhập của Nhật Bản và Triều Tiên. Lá bạch quả được dùng để chế những
sản phẩm bạch quả của Pháp được trồng và thu hái ở gần Bordeaux.

C.Thành phần hoá học
Nhân bạch quả chứa 5.3% protein, 1.5% chất béo, 68% tinh bột, 1.57% tro,
6% đường.
Vỏ quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol.
Lá bạch quả chứa hoạt chất: Các hợp chất flavonoic và các tecpen.
Các hợp chất favonoic là những hợp chất trong đó phần aglycon là một


flavonol, phần đường là glucoza và rhamnose.
Nhóm các tecpen gồm có ginkgolite và biloblit có vị đắng. Ngoài hai loại
hoạt chất trên, lá bạch quả còn chứa một số axit hữu cơ như hydroxykinurenic,
kinurenic, parahydroxybenzoic, vanillic.

D. Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ, bạch quả khí ôn, vị ngọt, hơi đắng. Tính chất thu sáp, bạch
quả ăn chín thời ôn mà ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trừ được hen, dẹp được ho khỏi
được chứng tiểu tiện, hết được chứng khí hư, bạch đới.
Bạch quả ăn sống giáng được đờm, tỉnh được say rượu, tiêu được độc, sát
được trùng.
Nhưng không nên ăn nhiều vì tính nó thu liễm quá mạnh, nên hay sinh
chứng đầy tức khó chịu.
Nhân bạch quả ngày dùng 10-20g, bóc bỏ vỏ, dùng dưới dạng thuốc sắc hay
nướng chín, tán bột.
Thịt quả có độc, không ăn được. Phải ép bỏ dầu, để lâu trên một năm mới
dùng. Ngày dùng 3-4 quả. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
Y học hiện đại dùng dạng cao có chứa 24% heterosit flavonoic và 6% hợp
chất tecpenic mang tên ginkogink hay ginkor dưới dạng ống để uống 5ml hay viên
nang. Dùng chữa kem trí nhớ, hay gắt bẳn của người có tuổi, hay ngủ gà ngủ gật,
do tác dụng của vi tuần hoàn.
Đơn thuốc có bạch quả
Chữa cảm lạnh, ho có đờm, có khi thở suyễn, cổ có tiếng khò khè: Bạch
quả 7 trái nướng chín, cùng với lá ngải cứu. Dùng lá ngải như cái tổ, rồi mỗi bạch
quả cho vào một tổ lá ngải, lại bọc giấy xung quanh rồi đem nướng cho thơm, bỏ
hết giấy, bỏ hết lá ngải, chỉ ăn nguyên bạch quả, ngày 3-4 quả như vậy.
Bạch quả định suyễn thang: Bạch quả 21 quả sao vàng, ma hoàng 12g, tô tử
8g, khoản đông hoa, chế bán hạ, tang bạch bì đều dùng mật sao các vị đều 8g,
hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, hoàng cầm sao qua, đều 6g, cam thảo 4g. Nước
600ml, sắc 3 lần, gạn lấy nước chia uống trong ngày.

Chữa đi đái buốt, tiểu tiện quá nhiều, tiểu tiện trắng đục: Bạch quả 10 quả,
5 để uống sống, 5 để chín. Gom cả hai thứ vào mà ăn trong ngày.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×