Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

KIM TIỀN THẢO (Kỳ 2) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.49 KB, 5 trang )

KIM TIỀN THẢO
(Kỳ 2)



Tác Dụng Dược Lý:
+Tác Dụng Lên Tim Mạch: nước sắc Kim tiền thảo của Quảng Đông, chích
vào chó bị gây mê thấy tuần hoàn mạch vành tăng, hạ áp lực động mạch, làm
chậm nhịp tim, giảm lượng oxy ở tim. Tuần hoàn của Thận và não cũng tăng. Thí
nghiệm trên heo, thấy cơ tim co lại.
+Tác Dụng Trên Mật: Thí nghiệm trên chó bị gây mê thấy thuốc có tác
dụng tăng nhanh bài tiết mật nhờ vậy có tác dụng tống sạn mật, làm giảm đau ở
ống mật, hết vàng da.
+Tác Dụng Đối Với Hệ Bài Tiết: nước sắc Kim tiền thảo có tác dụng lợi
tiểu đối với chuột và thỏ, có thể do chất Potasium chứa trong thuốc.
+Tác Dụng Đối Với Sỏi, Sạn: nước sắc Kim tiền thảo liều cao ( trên 80g),
thường được dùng trị sạn ở mật hoặc đường tiểu.
+Đối Với Bệnh Nhiễm Khuẩn: nước sắc Kim tiền thảo trị 10 cas ho gà, có
7 cas khỏi, 2 cas có tiến triển. Loại Lysimachia (Quá Lộ Hoàng) đối với tụ cầu
vàng, loại Glechoma ( Hoạt Huyết Đơn) đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương
hàn, lỵ, trực khuẩn mủ xanh đều có tác dụng ức chế.
+Điều trị bệnh ở ngực: Dùng nước cốt Kim tiền thảo tươi trị 13 cas tuyến
vú viêm, có kết quả rất tốt. Tất cả khỏi trong vòng 6 ngày. Có 8 cas khỏi trong 3
ngày hoặc ngắn hơn. 2 trong số những cas này không thích ứng với trụ sinh.
+Trị quai bị: Đắp Kim tiền thảo vào chỗ sưng đau để trị 50 cas tuyến mang
tai viêm (quai bị), thời gian giảm sưng là 12 giờ.
+Trị Phỏng: Đắp Kim tiền thảo trị 30 cas bị phỏng độ 2 và 3 có kết quả tốt
tất cả.
(Trung Dược Học).
+ Quảng Kim tiền thảo có tác dụng làm tăng lưu lượng máu ở thận, động
mạch vành, tuần hoàn não và động mạch đùi cũng tăng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung


Dược).
+ Thuốc có tác dụng tăng nhanh bài tiết mật, nhờ vậy thuốc có tác dụng
tống sạn mật, làm giảm đau do mật co thắt, hết vàng da (Sổ Tay Lâm Sàng Trung
Dược).
+ Loại Lysimachia có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng. Loại Glechoma
có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn, lỵ trực khuẩn mủ
xanh (Chinese Herbal Medicine).
Độc Tính:
Kim tiền thảo không độc. Cho dùng liều 20g/kg liên tục trong tuần đối với
súc vật thí nghiệm không thấy có tác dụng phụ (Trung Dược Học).
Tính Vị:
+Vị ngọt, tính hàn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Theo Trung Dược Học:
.Loại của Giang Tô: vị đắng, cay, tính mát.
.Loại của Quảng Đông: Vị ngọt, nhạt, tính bình.
.Loại của Tứ Xuyên: vị hơi mặn, tính bình.
+Vị ngọt, đắng, tính hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy Kinh:
+Vào kinh Phế, Can, Bàng quang (Trung Dược Học).
+Vào kinh Can, Bàng quang (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tham Khảo:
. “Trị chứng nga chưởng phong dùng Kim tiền thảo xát vào là khỏi. Dùng
nước cốt Kim tiền thảo ngậm, súc miệng rồi nhổ đi trị răng đau rất hay. Vì Kim
tiền thảo khứ phong, tán độc do đó, nấu nước Kim tiền thảo mà tắm rửa trị ghẻ lở
rấùt thần hiệu ” (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
. “Có thể dùng độc vị Kim tiền thảo sắc uống thay nước trà để tống sỏi ra”
(Trung Dược Học).
. “Kim tiền thảo có nhiều chủng loại, chia làm 5 loại họ thực vật khác nhau:
1) Đại Kim tiền thảo Tứ Xuyên , thuộc họ Anh thảo, trị bệnh sỏi ở gan
mật đạt hiệu quả tốt.

2) Tiểu Kim tiền thảo Tứ Xuyên, thuộc họ Toàn hoa, có thể dùng trị lỵ,
bệnh mắt, ghẻ lở.
3) Kim tiền thảo Quảng Đông, thuộc họ Đậu, thường dùng trị bệnh sỏi ở
gan mật và Thận.
4) Kim tiền thảo Giang Tây, thuộc họ Hoa tán, thường dùng trị bệnh
Thận viêm, sỏi Thận.
5) Kim tiền thảo Giang Tô, thuộc họ Hoa Môi, những năm gần đây phát
hiện thấy có thể trị sỏi bàng quang” (Đông Dược Học Thiết Yếu).


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×