Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

THƯƠNG TRUẬT (Kỳ 2) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.99 KB, 5 trang )

THƯƠNG TRUẬT
(Kỳ 2)




Tham khảo:
+ Người muốn khỏe mạnh, sống lâu, nên dùng Cao sơn tinh (Thương
truật) vậy (Thần Nông Bản Thảo).
+ Công hiệu của nó khi uống một mình nó cũng có thể làm cho người ta
sống lâu, tăng tuổi thọ, uống nó cơ thể nhẹ nhàng, không biết mỏi mệt là gì. Nó
là vị thuốc cốtếuuu để kiện tỳ và điều dưỡng được trung nguyên (Trung Quốc
Dược Học Đại Từ Điển).
+ Công dụng của Thương truật gần giống như Bạch truật nhưng vì có vị
thơm, cay mạnh hơn nên dùng nó để tiêu tán thì hay hơn… Điều đáng chú ý là
Thương truật khác Bạch truật ở chỗ Bạch truật làm cho mồ hôi không ra nữa
còn Thương truật lại làm cho ra mồ hôi vì Bạch truật chất chắc, đặc còn
Thương truật chất sốp, nhiều lỗ nhỏ nên bốc hơi ra mạnh (Trung Quốc Dược
Học Đại Từ Điển).
+ Phòng phong, Địa du làm sứ cho Thương truật (Trung Quốc Dược Học
Đại Từ Điển).
+ Trị quáng gà: Thương truật 60g, lấy nước gạo tẩm 1 đêm, bồi khô, tán
bột. Gan dê 1 cân, dùng dao tre mổ ra, rắc thuốc bột vào, lấy dây gai buộc chặt.
Lấy nước vo gạo và 1 ít gạo nấu nhừ, để nguội, ăn cho đến khi khỏi thì thôi
(Thánh Huệ phương).
+ Trị mắt đau, quáng gà, mắt híp không mở ra được: Thương truật ½
cân, tẩm nước vo gạo 7 ngày, bỏ vỏ, thái mỏng, bồi khô. Thêm Mộc tặc 60g,
đều tán bột. Mỗi lần uống 4g với nước trà hoặc rượu (Thánh Huệ phương).
+ Trị răng đau (nha phong): Thương truật, hòa nước muối, tẩm qua, đốt
tồn tính. Tán bột, sát vào răng (Phổ Tế phương).
Tìm hiểu thêm


Tên khoa học:
Atractylodes lancea (Thunb.) DC - Họ Cúc (Asteraceae).
Mô Tả:
Cây sống lâu năm, cao chừng 0,6m, có rễ phát triển thành củ to, thân
mọc thẳng đứng. Lá mọc so le, dai, gần như không cuống. Lá ở phía gốc chia 3
thùy, nhưng cắt không sâu, hai thùy 2 bên không lớn lắm, thùy giữa rất lớn. Lá
phía trên thân hình mác, không chia thùy. Mép lá đều, có răng cưa nhỏ, nhọn.
Hoa tự hình đầu, tổng bao do 5-7 lớp như ngói lợp, dưới cùng có một lớp chia
rất nhỏ, hình lông chim. Hoa hình ống, đơn tính hoặc lưỡng tính, tràng hoa màu
trắng hay tím nhạt, phiến chia 5 thùy xẻ sâu, 5 nhị (có khi bị thoái hóa) nhụy có
đầu vòi chia hai, bầu có lông mềm, nhỏ. Hoa tự Thương truật nhỏ và gầy hơn
hoa tự Bạch truật. Quả khô.
Cây này mọc ở Trung Quốc, đã được di thực vào Việt Nam nhưng chưa
phát triển.
Thu hái:
Mùa xuân, Thu đào về, phơi khô.
Bộ phận dùng:
Thân rễ khô (Rhizoma Atractylodis). Lựa củ to, cứng, chắc, không râu,
chỗ gẫy nhiều đốm Chu sa, mùi thơm nồng, chỗ gẫy để lâu có thể có tủa tinh
thể như lông trắng là loại tôtw (Dược Tài Học).
Mô tả dược liệu:
Thương truật giống như chuỗi hạt không đều hoặc hình trụ tròn nối đốt
nhau. Thường có dạng cong, nhăn, lớn nhỏ không đều, dài 3-9cm, đường kính
khoảng 2cm. Mặt ngaòi mầu nâu tro hoặc nâu đen, có vân nhăn và cong chạy
ngang, có vết thân cây còn lại. Thuốc cứng, dễ bẻ gẫy, chỗ gẫy mầu trắng vàng
hoặc trắng tro, có nhiều đốm dầu thường gọi là ‘Chu Sa Diêm’. Mùi thơm, đặc
biệt nồng đặc, vị hơi ngọt, đắng (Dược Tài Học).
Bào chế:
+ Ngâm nước gạo cho mềm, thái phiến, sao khô (Đông Dược Học Thiết
Yếu).

+ Chích Thương truật: Lấy Thương truật phiến, rẩy nước vo gạo vào cho
ướt đều, cho vào nồi sao nhỏ lửa cho hơi vàng. Hoặc lấy Thương truật tẩm
nước vo gạo rồi vớt ra, cho vào nồi hấp (đồ) cho chín, lấy ra phơi khô là được
(Dược Tài Học).
Bảo quản:
Để chỗ khô ráo, râm mát.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×