Lãnh đạo thế kỷ 21:
Những điều kiện cần
thiết (Phần 2)
"Tôi nhớ đến ông chủ đầu tiên của tôi. Dù tôi gặp ông ta ở đâu, ở
văn phòng hay tình cờ ở sảnh - thì sau cuộc gặp đó, tôi biết phải làm
gì, tôi muốn làm nó, và tôi cảm thấy mình có thể làm được" - Jim
Murray - nhà tư vấn cho nhiều tổ chức, kể lại.
Làm sao để xây dựng được một hành trang lãnh đạo?
Với những người bắt đầu, tìm các vị trí mà trang bị cho bạn sự kiên
cường, bền bỉ chứ không phải là sự an toàn trong công việc. Đánh giá
đóng góp của bạn với tổ chức và khách hàng chứ không phải vị trí hay
tước vị của bạn. Tập trung vào giải pháp chứ không phải tập trung vào
các vấn đề trong những điều bạn làm.
Chỉ đường, nhưng không phải là đứng chỉ chỏ. Thử thách các cách làm
cũ. Hỏi những điều bạn không hiểu. Đánh giá sự tiến bộ, không phải
bằng việc được trả thêm bao nhiều tiền, mà bằng sự phong phú của công
việc bạn làm và ảnh hưởng của nó lên những người khác. Tìm ra công
việc có thể nuôi dưỡng kỹ năng cho bạn và bỏ các công việc mà không
thêm cho bạn kỹ năng nào.
Học nghệ thuật của sự tự thúc đẩy. Ngày mà bạn ngừng việc tự thức
đẩy bản thân và sở thích của bạn là ngày bạn ngừng tiến bộ. Các cơ hội
hiếm khi đến với những người có đủ các phẩm chất nhất mà đến với
những người tự thúc đẩy họ tốt nhất, và những người đúng thời điểm,
đúng chỗ. Điều này có thể hơi bất công nhưng lại rất tình cờ.
Trở thành một người thầy. Thực tế, hãy trở thành người thầy tốt nhất
của riêng bạn. Để tự dạy mình, đầu tiên bạn phải học cách dạy người
khác. Nhà tư vấn Noel Tichey khuyên chúng ta rằng: "Các nhà lãnh đạo
là những người thầy đầu tiên và tiên quyết". Chọn một trong những lĩnh
vực mà bạn tin rằng bạn có khả năng và xây dựng nó xa hơn. Vượt qua
khả năng của bạn, trở thành người làm chủ. Làm vậy bạn sẽ được những
người khác thừa nhận vế kiến thức chuyên môn.
Đừng bao giờ đứng ngoài cuộc và đợi một lời mời tham gia trò chơi.
Tiến đến và tham gia vào các dự án mới và các phần việc đầy thử thách.
Chịu trách nhiệm cho thất bại. Các nhà lãnh đạo thực sự không đổ lỗi
cho ai khác ngoài họ. Họ học thông qua việc tự đánh giá cách làm việc
của mình. Họ học từ các kết quả tiêu cực, chẳng hạn như bị giáng chức
hoặc sa thải. Chìa khoá với sự tiến bộ là học từ kinh nghiệm trước đây.
Lúc khó khăn mới biết mình thực sự là ai.
Tất cả những điều trên về việc lãnh đạo là các kỹ năng bạn có thể học -
từ những người khác, từ các khoá học phát triển chuyên nghiệp, từ sự
quan sát, từ việc nhận thức và đánh giá có tính chất xây dựng.
Tôi đã được làm việc với các thử thách và các vấn đề lãnh đạo của
những người nắm giữ trách nhiệm điều hành trong quân đội, trong các
trường học, các tổ chức chăm sóc sức khoẻ và giám dục, các hiệp hội
chuyên nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp nhỏ. Theo
tôi đoán, nhận thức về việc lãnh đạo đã bị làm xấu đi bởi việc lạm dụng
nó, gần giống nhận sự xuất sắc và chất lượng. Chúng ta thường tiếc vì
thiếu vắng sự lẵnh đạo khi chúng ta thất bại trong việc phát hiện ra sự
hiện diện của nó. Và phổ biến là để mất sự hiện diện của những điều
chúng ta đang tìm kiếm để mô tả.
Adam Urbanski, đồng sáng lập của "Mạng lưới cải cách liên hiệp các
nhà giáo" đã quan sát thấy rằng: "Sự lãnh đạo đang được sử dụng ngày
càng tăng như một từ đồng nghĩa với quản lý" và rằng "chúng ta luôn
luôn cẩu thả khi nói về việc lãnh đạo và quản lý". Thực tế, nhiều người
cho rằng có rất ít sự khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý - rằng quản lý là
một dạng đơn giản khác của lãnh đạo. Và những điều này d
ẫn đến sự lẫn
lộn vai trò.
Một khó khăn trong việc hiểu điều gì cần thiết để trở thành một nhà lãnh
đạo là hầu hết các định nghĩa có xư hướng dựa vào đặc điểm của nhà
lãnh đạo, không phải dựa vào những điều nhà lãnh đạo thực sự làm. Các
áng văn nhắc nhở chúng ta rằng các nhà lãnh đạo là những người thông
minh, chăm chỉ, cạnh tranh, chu đáo, linh hoạt, đáng tin cậy Nhưng tất
cả chúng ta biết rằng những người có những đặc điểm này không phải là
các nhà lãnh đạo. Tập trung vào các phẩm chất lãnh đạo không còn là
cách hữu ích.
Tôi thích một quan điểm rằng lãnh đạo là biết nơi để đi, trong khi quản
lý là biết cách làm thế nào để đến đó. Tôi nghĩ lãnh đạo, đư
ợc định nghĩa
đơn giản, là trao quyền cho những người khác giành được các mục tiêu
mơ ước. Tôi nhớ đến ông chủ đầu tiên của tôi. Dù tôi g
ặp ông ta ở đâu, ở
văn phòng hay tình cờ ở sảnh - thì sau cuộc gặp đó, tôi biết phải làm gì
và tôi muốn làm nó, và tôi cảm thấy mình có thể làm nó. Ông ta là một
nhà lãnh đạo. Thật may mắn, ông ta cũng là người hướng dẫn của tôi.
Có một câu cổ ngữ nói rằng, có những người làm cho mọi việc diễn ra,
có những người quan sát mọi việc xảy ra, và có những người đơn giản
muốn biết: "Điều gì đã xảy ra?". Cũng giống như vậy, những người có
sức lực là những người có thể làm cho mọi việc diễn ra. Có những ngư
ời
có thể trao quyền cho những người khác, kết quả là làm cho những điều
quan trọng diễn ra. Vì thế, lãnh đạo phải là khả năng trao quyền cho
những người khác.
Lãnh đạo là vấn đề của đặc điểm?
Tất nhiên. Heraclitus, một nhà sử học cổ đại, đã nói với chúng ta rằng:
"Đặc điểm của một người là số phận của anh ta". Đây là một điều đơn
giản nhưng lại là sự thật. Sự hiện diện của các đặc điểm của nhà lãnh
đạo, theo quan điểm của tôi, là sự chính trực, tò mò, tin cậy và sự dám
làm của người đó. Lúc đầu, người đó phải có một tầm nhìn hướng dẫn,
không có nó, một nhà lãnh đạo không thể biết mình muốn làm gì với tài
năng của mình và không biết mình muốn đi đâu.
Sự thuyết phục của một thông điệp nằm trong sự tin cậy của người nói.
Mọi thông điệp mà mọi người nhận được lọc thông qua ngư
ời chuyển tải
nó. Nếu bạn xem người chuyển tải thông điệp đáng tin, bạn có thể tin
rằng thông điệp đó có giá trị. Tôi ngờ rằng bạn đã nghe thấy câu nói
rằng, hãy biết rõ chính mình. Với tôi, điều này nghĩa là biết về điểm
mạnh và xác định các tài năng. Nó bao gồm việc biết về điểm nóng,
điểm yếu và những điều bạn không thể làm tốt. Mọi người không thể
nhận biết được mình sẽ đưa ra các quyết định tồi, ngu ngốc và thiếu
logic như thế nào.
Các nhà lãnh đạo giỏi bắt đầu con đường sự nghiệp như những nhân
viên giỏi. Lãnh đạo và nhân viên cùng chia sẻ một số đặc điểm quan
trọng, đặc biệt là khả năng hợp tác và sẵn sàng lắng nghe. Các nhà lãnh
đạo giỏi và nhân viên giỏi hỏi những câu hỏi hay. Họ muốn biết điều gì
và tại sao. Đó là cách họ tới nơi họ tới và đó là cách họ lãnh đạo ở bờ
vực của sự thay đổi.
Chú ý vào những người khác trở thành cách tốt nhất để học từ họ, dư
ờng
như là cách có sức mạnh nhất để ảnh hưởng tới họ. Và ảnh hưởng đến
người khác chắc chắn là tất cả mọi điều về việc lãnh đạo - làm cho
những người khác làm việc. Lắng nghe hơn cả là một tác phong lịch sự,
nó là vũ khí chiến lược trong "kho" các kỹ năng lãnh đạo. Làm cho bất
kỳ người nào bạn đang lắng nghe trở thành trung tâm ở thời điểm đó.
Làm vậy có ý nghĩa nhiều hơn so với sự liên hệ bằng mắt, nó nghĩa là cả
liên hệ bằng não nữa.
Sai lầm lớn nhất mà một nhà lãnh đạo mắc phải là gì?
Đó là giành quá
nhiều danh vọng. Một nhà lãnh đạo giỏi không bao giờ giành danh v
ọng.
Các nhà lãnh đạo giành được sự tin cậy, lòng trung thành, sự phấn khích
và năng lượng khi họ có được danh vọng từ những người thực hiện công
việc. Một cái tôi không nên quá lớn đến nỗi để mất sự tôn trọng của
đồng nghiệp.
Một nhà lãnh đạo giành được sự tin cậy như thế nào? Không có sự tin
cậy, nhà lãnh đạo không thể lãnh đạo. Sự tin cậy là nhiên liệu làm chạy
tổ chức nhanh nhẹn và tiến bộ. Khi mọi người tin cậy nhau, họ sẽ chấp
nhận mạo hiểm, họ thử thách sự hiểu biết, họ dám lãnh đạo. Sự tin cậy l
à
điều kiện tiên quyết để cải thiện cách làm việc của tổ chức và giành
được những lợi thế cạnh tranh bền vững.
Khi sự tin cậy mất đi, việc truyền thông cũng bị giảm giá trị. Khi việc
truyền thông đổ vỡ, sự hợp tác trở nên khó khăn hơn. Và khi điều này
diễn ra, sự quan liêu và xung đột hiển nhiên sẽ phát sinh. Khi sự tin cậy
được nuôi dưỡng, các nhóm tập trung vào việc giành được nhiệm vụ và
tiến hành các giá trị của tổ chức.
Không có gì giống như sự tin cậy. Bạn biết rằng bạn có thể có được sự
tin cậy. Một nhà lãnh đạo không thể giả mạo vì mọi người có thể dễ
dàng phát hiện ra "hàng giả". Một trong những cách chúng ta tăng cư
ờng
và duy trì sự tin cậy là quan tâm đến số phận của những người khác,
bằng việc luôn ở bên họ. Vì thế luôn luôn nói thật và giữ sự tự tin. Khi
các nhà lãnh đạo nói thế này và làm thế kia, họ nhanh chóng mất đi sự
tin cậy của những người đi theo.
Sự thiếu tin cậy không có hình dạng nhất định nhưng có thể xâm nhập
khắp nơi. Bạn không trông thấy nó, không ngửi thấy nó, nhưng rốt cuộc
nó có thể giết chết bạn, ý tưởng và tổ chức của bạn. Áp lực tạo ra bằng
các thay đổi liên tục, bằng sự biến động nhân viên, có thể làm xói mòn
sự tin cậy của tổ chức. Và tôi nghĩ, đó là lúc nhà lãnh đạo đối mặt với
thử thách lớn nhất.
Rõ ràng là, các nhà lãnh đạo trong thế kỷ 21 biết cách phát triển, khai
thác và nâng cao vốn tri thức. Họ sẽ biết cách sử dụng nhiều hơn những
điều mọi người biết, cho mọi người biết điều đó là hữu ích, cho mọi
người thời gian suy nghĩ và thực hiện bằng việc hạn chế việc quan liêu
vô nghĩa.
Các nhà lãnh đạo của tương lai sẽ tạo ra các mạng lưới, không phải là
các hệ thống thứ bậc, để vừa tạo ra vừa chia sẻ kiến thức. Họ sẽ phân
biệt cái giá trả cho mọi người với cái giá đầu tư vào họ. Họ sẽ cải thiện
chuyên môn ở góc độ chiến lược, làm cho những người thông minh làm
việc thông minh hơn, làm cho kiến thức ngầm trở nên rõ ràng, và hiểu
cách để đào tạo mọi người cũng như các hạn chế của việc đào tạo.
Bạn đã có những điều cần thiết này chưa?
Jim Murray
Leader-values
Nguyệt Ánh (dịch)