Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

THI TIM HIEU PHAP LUAT TRONG CAN BO, CONG CHUC, VIEN CHUC 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.48 KB, 8 trang )

Haứ Vaờn Xuaõn
Trửụứng TH soỏ 2 Hoaứ Bỡnh 2
Cõu 1
iu 3, Lut phũng, chng tham nhng quy nh cỏc hnh vi tham nhng bao gm:
1. Tham ụ ti sn.
2. Nhn hi l.
3. Lm dng chc v, quyn hn chim ot ti sn.
4. Li dng chc v, quyn hn trong khi thi hnh nhim v, cụng v vỡ v li.
5. Lm quyn trong khi thi hnh nhim v, cụng v vỡ v li.
6. Li dng chc v, quyn hn gõy nh hng vi ngi khỏc trc li.
7. Gi mo trong cụng tỏc vỡ v li.
8. a hi l, mụi gii hi l c thc hin bi ngi cú chc v, quyn hn gii quyt
cụng vic ca c quan, t chc, n v hoc a phng vỡ v li.
9. Li dng chc v, quyn hn s dng trỏi phộp ti sn ca Nh nc vỡ v li.
10. Nhng nhiu vỡ v li.
11. Khụng thc hin nhim v, cụng v vỡ v li.
12. Li dng chc v, quyn hn bao che cho ngi cú hnh vi vi phm phỏp lut vỡ v
li; cn tr, can thip trỏi phỏp lut vo vic kim tra, thanh tra, kim toỏn, iu tra, truy t, xột
x, thi hnh ỏn vỡ v li.
Quy nh chung v trỏch nhim phũng, chng tham nhng ca c quan, t chc, n
v v ngi cú chc v, quyn hn nh th no?
1. C quan, t chc, n v trong phm vi nhim v, quyn hn ca mỡnh cú trỏch nhim sau
õy:
- T chc thc hin cỏc vn bn qui phm phỏp lut v phũng, chng tham nhng;
- Tip nhn v x lý kp thi bỏo cỏo, t giỏc, t cỏo v thụng tin khỏc v hnh vi tham
nhng;
- Bo v quyn v li ớch hp phỏp ca ngi phỏt hin, bỏo cỏo, t giỏc, t cỏo v thụng tin
khỏc v hnh vi tham nhng.
- Ch ng phũng nga, phỏt hin hnh vi tham nhng; kp thi cung cp thụng tin, ti liu
v thc hin yờu cu ca c quan, t chc, cỏ nhõn cú thm quyn trong quỏ trỡnh phỏt hin, x lý
ngi cú hnh vi tham nhng.


2. Ngi ng u c quan, t chc, n v trong phm vi, nhim v, quyn hn ca mỡnh
cú trỏch nhim sau õy:
- Ch o vic thc hin cỏc quy nh ti im 1 trờn;
- Gng mu, liờm khit; nh k kim im vic thc hin chc trỏch, nhim v v trỏch
nhim ca mỡnh trong vic phũng nga, phỏt hin hnh vi tham nhng, x lý ngi cú hnh vi
tham nhng.
- Chu trỏch nhim khi xy ra hnh vi tham nhng trong c quan, t chc, n v do mỡnh
qun lý, ph trỏch.
3. Ngi cú chc v, quyn hn cú trỏch nhim sau õy:
- Thc hin nhim v, cụng v ỳng qui nh ca phỏp lut;
- Gng mu, liờm khit; chp hnh nghiờm chnh qui nh ca phỏp lut v phũng, chng
tham nhng, qui tc ng x, qui tc o c ngh nghip;
- Kờ khai ti sn theo qui nh ca Lut Phũng, chng tham nhng v chu trỏch nhim v
tớnh chớnh xỏc, trung thc ca vic kờ khai ú.
Cõu 2
iu 37. Nhng vic cỏn b, cụng chc, viờn chc khụng c lm
1
1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:
a) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân
trong khi giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân,
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường
học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các
công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền
giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;
d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ
chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.
Điều 38. Nghĩa vụ báo cáo và xử lý báo cáo về dấu hiệu tham nhũng

1. Khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc
thì cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến dấu hiệu tham nhũng đó
thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp.
2. Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng, người
được báo cáo phải xử lý vụ việc theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền xem xét xử lý và thông báo cho người báo cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn
trên có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày; trường hợp cần thiết thì quyết định hoặc đề
nghị người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả
của hành vi tham nhũng và bảo vệ người báo cáo.
Câu 3
Điều 35. Kiểm tra và xử lý vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành và xử lý kịp thời
hành vi vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
2. Người có hành vi vi phạm quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn phải bị xử lý theo quy
định của pháp luật.
3. Người cho phép sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn phải bồi thường phần giá trị
mà mình cho phép sử dụng vượt quá; người sử dụng vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn có trách
nhiệm liên đới bồi thường phần giá trị được sử dụng vượt quá.
4. Người cho phép thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn chuyên môn - kỹ thuật thấp hơn
mức quy định phải bồi thường phần giá trị mà mình cho phép sử dụng thấp hơn; người hưởng lợi
từ việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn chuyên môn - kỹ thuật thấp hơn có trách nhiệm
liên đới bồi thường phần giá trị được hưởng lợi.
Câu 4
Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân
1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.
3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của

Nhà nước.
Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ
1. Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
được giao.
2
2. Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức,
đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị.
4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
5. Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật
thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định
vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không
chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra
quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức là người đứng đầu
Ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật này, cán bộ, công chức là người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động
của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;
3. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong
cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có
hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho
công dân;

5. Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Câu 5
Điều 11. Quyền của cán bộ, công chức được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ
1. Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
2. Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.
3. Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
Điều 12. Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền
lương
1. Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù
hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới,
hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó
khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính
sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy
định của pháp luật.
Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định
của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng
3
hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm
một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Điều 14. Các quyền khác của cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức được bảo đảm quyền học tập, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt
động kinh tế, xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại, chế độ bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; nếu bị thương hoặc hy sinh trong khi thi hành
công vụ thì được xem xét hưởng chế độ, chính sách như thương binh hoặc được xem xét để công

nhận là liệt sĩ và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Câu 6
Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ
việc hoặc tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ
lợi.
4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình
thức.
Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước
1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi
hình thức.
2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời
hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có
liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ
chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công
chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.
Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm
Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ,
công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự
quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những
việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Câu 7
Điều 15. Đạo đức của cán bộ, công chức
Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động
công vụ.
Điều 16. Văn hóa giao tiếp ở công sở
1. Trong giao tiếp ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng

nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
2. Cán bộ, công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan
khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ.
3. Khi thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác
phong lịch sự; giữ gìn uy tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp.
Điều 17. Văn hóa giao tiếp với nhân dân
1. Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc,
khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
2. Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân
dân khi thi hành công vụ.
4
Câu 8
Điều 27. Mục đích đánh giá cán bộ
Đánh giá cán bộ để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng,
đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ.
Điều 28. Nội dung đánh giá cán bộ
1. Cán bộ được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
c) Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
d) Tinh thần trách nhiệm trong công tác;
đ) Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Việc đánh giá cán bộ được thực hiện hàng năm, trước khi bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm,
quy hoạch, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, khi kết thúc nhiệm kỳ, thời gian luân chuyển.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đánh giá cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và
của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 29. Phân loại đánh giá cán bộ
1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ được phân loại đánh giá như sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
c) Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;
d) Không hoàn thành nhiệm vụ.
2. Kết quả phân loại đánh giá cán bộ được lưu vào hồ sơ cán bộ và thông báo đến cán bộ
được đánh giá.
3. Cán bộ 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02
năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm
không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bố trí công tác khác.
Cán bộ 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ.
Câu 9
Điều 61. Chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã
1. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật này bao gồm cán bộ cấp
xã và công chức cấp xã.
2. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động
nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
3. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
a) Trưởng Công an;
b) Chỉ huy trưởng Quân sự;
c) Văn phòng – thống kê;
5
d) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính –

nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);
đ) Tài chính – kế toán;
e) Tư pháp – hộ tịch;
g) Văn hóa – xã hội.
Câu 10
Điều 78. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ
1. Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì
tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Bãi nhiệm.
2. Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.
3. Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương
nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án phạt tù mà không
được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc.
4. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ được
thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị –
xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
2. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc

thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm
tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức
vụ do bổ nhiệm.
4. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử
lý kỷ luật đối với công chức.
Điều 80. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ,
công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.
Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.
2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành
vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp
cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo
dài nhưng tối đa không quá 04 tháng.
6
3. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục
tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi
phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật; trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết
định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc
cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
Câu 11
Điều 6. Quy định về việc chấp hành các quyết định đối với cán bộ, công chức, viên chức khi
thực thi nhiệm vụ, công vụ
1. Cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi nhiệm vụ, công vụ phải chấp hành quyết định
của cấp có thẩm quyền. Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ phải phối hợp với cán
bộ, công chức, viên chức khác trong cùng cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức các cơ
quan, đơn vị, tổ chức khác có liên quan để thực hiện nhiệm vụ, công vụ có hiệu quả.
2. Cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải chấp hành quyết định
của cấp quản lý trực tiếp. Trường hợp có quyết định của cấp trên cấp quản lý trực tiếp thì cán bộ,

công chức, viên chức phải thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền cao nhất, đồng thời
có trách nhiệm báo cáo cấp quản lý trực tiếp của mình về việc thực hiện quyết định đó.
Khi thực hiện quyết định của cấp có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức phát hiện
quyết định đó trái pháp luật hoặc không phù hợp với thực tiễn thì phải báo cáo ngay với người ra
quyết định. Trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực
tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả gây ra do việc thực hiện
quyết định đó.
3. Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương cấp trên có
trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quyết định của cán bộ, công chức, viên chức cấp dưới
thuộc lĩnh vực được giao. Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm phát hiện và báo cáo kịp
thời với người ra quyết định cùng cấp, cấp dưới hoặc người ra quyết định của cấp trên về những
quyết định có căn cứ trái pháp luật hoặc không phù hợp với thực tiễn thuộc lĩnh vực được giao.
Điều 7. Quy định về giải quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân khi cán
bộ, công chức, viên chức thực thi nhiệm vụ, công vụ
1. Cán bộ, công chức, viên chức khi được giao nhiệm vụ, công vụ để giải quyết các yêu cầu
của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân phải có trách nhiệm hướng dẫn công khai quy trình thực
hiện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bảo đảm các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và
công dân được giải quyết đúng luật, đúng thời gian quy định. Trường hợp công việc cần kéo dài
quá thời gian quy định, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thông báo công khai cho cơ
quan, đơn vị, tổ chức và công dân có yêu cầu biết rõ lý do.
2. Cán bộ, công chức, viên chức khi được giao nhiệm vụ, công vụ để giải quyết các yêu cầu
của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo đúng
quy định của pháp luật.
Điều 8. Quy định trong giao tiếp hành chính
1. Cán bộ, công chức, viên chức khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm
vụ, công vụ phải mặc trang phục đúng quy định chung và quy định của từng ngành, lĩnh vực; phải
đeo thẻ công chức theo quy định; phải đeo phù hiệu của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định;
phải giữ uy tín, danh dự cho cơ quan, đơn vị, lãnh đạo và đồng nghiệp.
2. Trong giao tiếp tại công sở và với công dân, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ
lịch sự, hoà nhã, văn minh. Khi giao dịch trực tiếp, hoặc bằng văn bản hành chính hoặc qua các

phương tiện thông tin (điện thoại, thư tín, qua mạng ) phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội
dung công việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trả lời.
7
3. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan,
đơn vị phải nắm bắt kịp thời tâm lý của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý
để có cách thức điều hành phù hợp với từng đối tượng nhằm phát huy khả năng, kinh nghiệm, tính
sáng tạo, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; phát
huy dân chủ, tạo điều kiện trong học tập và phát huy sáng kiến của cán bộ, công chức, viên chức;
tôn trọng và tạo niềm tin cho cán bộ, công chức, viên chức khi giao và chỉ đạo thực hiện nhiệm
vụ, công vụ; bảo vệ danh dự của cán bộ, công chức, viên chức khi bị phản ánh, khiếu nại, tố cáo
không đúng sự thật.
4. Cán bộ, công chức, viên chức thừa hành chuyên môn nghiệp vụ phải tôn trọng địa vị của
người lãnh đạo, phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao đồng thời phát huy tinh thần tự chủ,
dám chịu trách nhiệm; có trách nhiệm đóng góp ý kiến trong hoạt động, điều hành của cơ quan,
đơn vị mình bảo đảm cho hoạt động nhiệm vụ, công vụ đạt hiệu quả.
5. Trong quan hệ đồng nghiệp cán bộ, công chức, viên chức phải chân thành, nhiệt tình bảo
đảm sự đoàn kết; phối hợp và góp ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ để công việc
được giải quyết nhanh và hiệu quả.
Câu 12
Điều 13. Các quy định cán bộ, công chức cấp xã phải làm
Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 2 của Quy tắc này ngoài việc phải thực
hiện các quy định tại Quy tắc này, thì tại địa bàn đang công tác còn phải thực hiện các quy định
sau:
1. Hướng dẫn cộng đồng dân cư phát triển kinh tế gia đình; tuyên truyền phổ biến giáo dục
pháp luật trong cộng đồng dân cư .
2. Hướng dẫn cộng đồng dân cư thực hiện kế hoạch dân số và gia đình, phòng chống bệnh
tật, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn cộng đồng dân cư thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống
văn hoá theo quy định chung và của cộng đồng.
4. Hướng dẫn cộng đồng dân cư nâng cao trình độ hiểu biết về các lĩnh vực phù hợp với yêu

cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
8

×