Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trong trường học” Năm 2010
GỢI Ý TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI CỦA CUỘC THI “TÌM HIỂU PHÁP LUẬT TRONG TRƯỜNG HỌC”
NĂM 2010
Câu 1: Nhiệm vụ và quyền của người học:
Điều 74. Nhiệm vụ của người học
Người học có nhiệm vụ sau đây:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục
khác;
2. Kính trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, công nhân, nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; tuân thủ pháp
luật của Nhà nước; thực hiện nội qui, điều lệ của nhà trường;
3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực;
4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác;
5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
Điều 75. Quyền của người học
Người học có những quyền sau đây:
1. Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc
học tập của mình;
2. Học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học lưu ban theo qui định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo;
3. Tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo qui định của
pháp luật;
4. Sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể dục, thể thao của nhà trường,
cơ sở giáo dục khác;
5. Trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải
pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học ;
6. Được hưởng các chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp
loại giỏi và có đạo đức tốt.
Câu 2: Dưới đây là một số hành vi bị nghiêm cấm trong Dự thảo Luật Giao thông vừa được Quốc hội thông qua.
1- Phá hoại công trình đường bộ.
2- Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để các chướng ngại vật trái phép trên đường, mở đường trái phép; lấn
chiếm hành lang an toàn đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình báo hiệu đường bộ.
3- Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định.
4- Cho thuê vỉa hè, lòng đường để kinh doanh dưới mọi hình thức.
5- Thuê, thay đổi linh kiện, phụ kiện xe để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.
6- Đua xe, tổ chức đua xe cơ giới trái phép.
7- Người lái xe sử dụng chất ma tuý.
8- Uống rượu, bia quá nồng độ cồn vượt quá quy định khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và xe
máy chuyên dùng.
9- Người điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
Đưa xe cơ giới không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật vào hoạt động trên đường bộ.
11- Bấm còi và rú ga liên tục, bấm còi trong thời gian từ 22h đến 5h; bấm còi hơi và sử dụng đèn chiếu xa trong
đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ.
12- Vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm.
13- Chuyển tải hoặc các thủ đoạn khác để trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá khổ.
14- Người lái xe gây ra tai nạn rồi bỏ trốn.
15- Người có điều kiện mà không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
16- Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để xúi giục, gây sức ép làm cản trở việc xử lý.
17- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
18- Các hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
- Các trường hợp phải thông báo vi phạm là những trường hợp phạm lỗi nặng. Cụ thể là: Người thực
hiện hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa mà theo
quy định của pháp luật, ngoài hình thức phạt tiền còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước có thời hạn hoặc
không có thời hạn quyền sử dụng GPLX hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
Biên soạn: Phạm Thanh Duy – Trường THCS Tạ An Khương Nam Trang 1
Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trong trường học” Năm 2010
bị tước quyền sử dụng giấy phép lái tàu; bị tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên,
người lái phương tiện thủy.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm điều khiển phương tiện không có giấy phép điều khiển phương tiện hoặc có
nhưng giấy phép đó không phù hợp với phương tiện đang điều khiển; sử dụng giấy phép không do cơ quan có
thẩm quyền cấp; sửa chữa, tẩy xóa giấy phép điều khiển phương tiện; trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn khi có điều
kiện; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, vật chứng có liên quan đến vụ tai nạn giao thông; lợi
dụng tai nạn giao thông để xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn; cản trở việc kiểm tra, kiểm soát của
người thi hành công vụ.
Ngoài các trường hợp trên, căn cứ vào tình hình và yêu cầu cụ thể của công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao
thông, Cục trưởng Cục CSGT đường bộ-đường sắt, Cục trưởng Cục CSGT đường thủy, Giám đốc Công an tỉnh,
thành phố có thể quyết định thông báo vi phạm đối với các trường hợp vi phạm khác.
Câu 3: Ma tuý là gì?
Hiện có nhiều loại định nghĩa khác nhau về ma tuý. Nhưng nhìn chung khi nói tới ma tuý là nói tới các chất có
nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi được đưa vào cở thể (bằng cách: tiêm, chích, hút, hít, nhai, nuốt...) nó sẽ
làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý người đó.
Nếu lạm dụng ma tuý, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng, cho
gia đình và cộng đồng.
Luật phòng, chống ma tuý của Việt Nam tại điều 2 đã đưa ra một số định nghĩa về ma tuý hoặc có liên quan đến
khái niện ma tuý như sau:
- Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh các danh mục do Chính phủ ban
hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình
trạng nghiện với người sử dụng.
- Tiền chất là các chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất ma tuý được quy định do chính
phủ ban hành.
- Thuốc gây nghiện, hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy định trong danh mục do Bộ Y tế do chính
phủ ban hành.
- Người dử dụng ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào
chất này.
- TRÁCH NHIỆM PHÒNG, C HỐNG MA TUÝ:
Điều 6
Cá nhân, gia đình có trách nhiệm:
1. Giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma tuý và thực hiện quy định của pháp luật về
phòng, chống ma tuý; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý;
2. Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh;
3. Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma tuý của thân nhân và của người khác;
4. Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý tại các cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ
người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện.
Điều 7
Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, cung cấp nhanh chóng các thông tin về tệ nạn ma
tuý cho cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, giải
quyết kịp thời những thông tin, tố giác về tệ nạn ma tuý.
Điều 8
1. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền việc trồng cây có chứa chất ma tuý; tham gia triệt phá cây có chứa chất ma tuý do chính quyền địa phương
tổ chức.
2. Tại các vùng phải xoá bỏ cây có chứa chất ma tuý, các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp để thay thế việc trồng cây có chứa chất ma tuý; quy hoạch cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ và thị trường phù hợp để nhân dân chuyển hướng sản xuất có hiệu quả.
Điều 9
Biên soạn: Phạm Thanh Duy – Trường THCS Tạ An Khương Nam Trang 2
Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trong trường học” Năm 2010
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm:
1. Tổ chức và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục nhân dân kiến thức, pháp luật về
phòng, chống ma tuý; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, văn minh;
2. Phòng ngừa, ngăn chặn người của tổ chức mình và mọi công dân tham gia tệ nạn ma tuý;
3. Giám sát hoạt động phòng, chống ma tuý ở cơ quan, nhà trường, các cơ sở giáo dục khác và địa bàn dân cư;
4. Phối hợp với chính quyền các cấp, các cơ quan có thẩm quyền để vận động cai nghiện ma tuý; tham gia giáo
dục, dạy nghề, tìm việc làm và giúp đỡ người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện.
Điều 10
Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm:
1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý
và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên
tham gia tệ nạn ma tuý;
2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên,
học viên về phòng, chống ma tuý;
3. Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh,
sinh viên, học viên nghiện ma tuý.
Điều 11
Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ
chức phòng, chống ma tuý ở cơ quan, đơn vị mình; phòng ngừa, ngăn chặn cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ
thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia tệ nạn ma tuý; tuyên truyền, động viên cán bộ, công chức và cán bộ,
chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn ma tuý.
Điều 12
Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân tổ
chức tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nhận thức rõ về tác hại của ma tuý; chủ trương, chính sách, pháp luật,
biện pháp của Nhà nước về phòng, chống ma tuý.
Điều 13
1. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Công an nhân dân được tiến hành một số hoạt
động sau đây:
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện các hoạt động ngăn chặn, đấu tranh chống các tội phạm
về ma tuý tại các địa bàn biên giới và nội địa;
b) áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết để phát hiện tội phạm về ma tuý;
c) Trưng cầu giám định mẫu vật, mẫu phẩm sinh học cần thiết để phát hiện tội phạm về ma tuý;
d) Yêu cầu cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, tình hình tài chính và tài
khoản tại ngân hàng khi có căn cứ cho rằng có hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 8 Điều 3 của Luật
này;
đ) Yêu cầu cơ quan bưu điện mở bưu kiện, bưu phẩm để kiểm tra khi có căn cứ cho rằng trong bưu kiện, bưu
phẩm đó có chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
e) áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố giác, người làm chứng và người bị hại trong các vụ án về
ma tuý.
2. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm d và đ khoản 1 Điều này khi được cơ quan chuyên
trách phòng, chống tội phạm về ma tuý yêu cầu có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu đó.
3. Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan chuyên trách phòng,
chống tội phạm về ma tuý trong việc thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 14
1. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia các hoạt động phòng, chống ma tuý được Nhà nước bảo vệ và giữ
bí mật.
2. Trường hợp cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức do tham gia phòng, chống ma tuý mà bị thiệt hại về tài sản thì
được Nhà nước đền bù; trường hợp cá nhân bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ hoặc bị thiệt hại về tính mạng thì
bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
3. Cơ quan công an, hải quan, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, viện kiểm sát, toà án và chính quyền các cấp
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Biên soạn: Phạm Thanh Duy – Trường THCS Tạ An Khương Nam Trang 3
Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trong trường học” Năm 2010
Câu 4: - Theo Khoản 2 Điều 1 Luật Phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) quy định:
"Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất,
tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình".
"Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất,
tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình".
Và theo Khoản 1 Điều 2 các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
"1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con;
giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong
gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập
của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở."
- TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH:
Điều 31. Trách nhiệm của cá nhân
1. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới,
phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
2. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
Điều 32. Trách nhiệm của gia đình
1. Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình,
hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
2. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm
dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này.
Điều 33. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
1. Tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống
bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác .
2. Kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng,
chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội
khác; tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 34. Trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
1. Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 33 của Luật này.
2. Tổ chức cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Tổ chức các hoạt động dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm để hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
4. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
Điều 35. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng,
chống bạo lực gia đình.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà
nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
5. Hằng năm, trong báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã trước Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình kinh tế -
xã hội phải có nội dung về tình hình và kết quả phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.
Biên soạn: Phạm Thanh Duy – Trường THCS Tạ An Khương Nam Trang 4
Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trong trường học” Năm 2010
Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp
luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống
bạo lực gia đình.
3. Hướng dẫn thực hiện hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở; việc thành lập, giải thể cơ sở tư vấn về phòng,
chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
4. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định về bồi dưỡng
cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình.
7. Chủ trì, hướng dẫn công tác tổng hợp, phân tích về tình hình phòng, chống bạo lực gia đình; chỉ đạo thực hiện
chế độ báo cáo thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình; chỉ đạo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng các
mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc biên tập, cung cấp thông tin về phòng, chống bạo lực
gia đình.
Điều 37. Trách nhiệm của Bộ Y tế
1. Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế về tiếp nhận, chăm sóc y tế đối với bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia
đình tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp bệnh nhân là nạn
nhân bạo lực gia đình.
3. Ban hành quy trình chữa trị nghiện rượu.
Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
1. Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình xoá đói giảm nghèo, đào
tạo nghề, giải quyết việc làm.
2. Hướng dẫn việc thực hiện trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình tại các cơ sở bảo trợ xã hội.
Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào
các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng ngành học, cấp học.
2. Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có trách nhiệm thực hiện chương
trình giáo dục lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông tin đại chúng
1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thông tin, tuyên truyền
chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thông tin kịp thời, chính xác chính sách, pháp luật về phòng,
chống bạo lực gia đình.
Điều 41. Trách nhiệm của cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát
Cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với cơ
quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình; chủ động
phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia
đình; phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện nhiệm vụ
thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu 5: Các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục phòng, chống tác hại của thuốc lá cho người học, nhà giáo, cán
bộ, công nhân viên ngành giáo dục:
a) Tuyên truyền, vận động nhà giáo, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục hạn chế hút thuốc lá, tiến tới không
hút thuốc lá;
b) Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người học, nhà giáo, cán bộ, công nhân
viên ngành giáo dục để phòng, chống tác hại của thuốc lá;
c) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về tác hại của thuốc lá; tăng cường lồng ghép nội dung phòng, chống tác
hại của thuốc lá trong các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
Biên soạn: Phạm Thanh Duy – Trường THCS Tạ An Khương Nam Trang 5