Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bai viet ve thang long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.81 KB, 9 trang )

Thăng Long - Hà Nội nơi lắng hồn núi sông ngàn năm
23/02/2010 | 18:10:00
(Chinhphu.vn)- Tính đến ngày hôm nay (23/2/2010), chỉ còn 229 ngày
nữa Thủ đô Hà Nội tròn 1000 năm tuổi. Trải qua 1000 năm, dù với rất
nhiều đổi thay, Hà Nội vẫn luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa
của đất nước.
Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội là một sự kiện trọng đại trong lịch
sử nước nhà. Sự kiện này đã được chỉ đạo cụ thể trong Chỉ thị số 32-CT/TW
( ngày 4/5/1998) của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 30/2008/CT-TTg của Thủ
tướng Chính phủ.
Thăng Long - Hà Nội: Nơi lắng hồn núi sông ngàn năm
Nằm ở phía Tây Bắc của vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến
21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và
Hưng Yên và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng
địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở
cả hai bên bờ sông Hồng nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
Những di chỉ khảo cổ tại Cổ Loa cho thấy con người đã xuất hiện ở khu vực Hà Nội từ
cách đây 2 vạn năm, giai đoạn của nền văn hóa Sơn Vi. Nhưng đến thời kỳ băng tan, biển
tiến sâu vào đất liền, các cư dân của thời đại đồ đá mới bị đẩy lùi lên vùng núi. Phải tới
khoảng 4 hoặc 5 ngàn năm trước Công nguyên, con người mới quay lại sinh sống ở nơi
đây. Các hiện vật khảo cổ giai đoạn tiếp theo, từ đầu thời đại đồ đồng đến đầu thời đại đồ
sắt, minh chứng cho sự hiện diện của Hà Nội ở cả bốn thời đại văn hóa: Phùng Nguyên,
Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn. Thế kỷ III trước Công nguyên, trong cuộc chiến với
quân Tần từ phương Bắc, Thục Phán quyết định đóng đô ở Cổ Loa, nay là huyện Đông
Anh, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 km. Sự xuất hiện của thành Cổ Loa ghi dấu Hà
Nội lần đầu tiên trở thành một đô thị trung tâm về chính trị và xã hội.
Cách đây 1.000 năm, mùa hè năm Canh Tuất (1010) Lý Công Uẩn đã tự tay viết chiếu
(thủ chiếu) – Chiếu dời đô để hỏi ý kiến quần thần về việc rời đô từ Hoa Lư về thành Đại
La. Được sự đồng tình cao của quần thần và dân chúng Vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời
đô về Đại La. Tương truyền khi Vua Lý rời kinh đô từ Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy


một con rồng bay lên cho nên đã quyết định đổi tên Đại La thành kinh đô Thăng Long
(nghĩa là rồng bay lên).
Trên cơ sở thành Đại La, Vua Lý khẩn trương cho xây dựng quần thể kiến trúc thành
Thăng Long theo kiểu tam trùng thành quách với vòng ngoài là La Thành, vòng giữa là
Hoàng Thành và vòng trong cùng là Cấm Thành. Lúc đầu trong Cấm Thành có 8 điện, 4
cung, trung tâm là điện Càn Nguyên trên núi Nùng (sau đổi tên thành điện Thiên An),
ngoài ra còn điện Long An, điện Long Thụy, điện Nhật Quang, điện Nguyệt Minh, điện
Hàm Quang Năm 1042 nhà Lý ban hành Bộ luật Hình thư. Năm 1054 đổi tên nước
thành Đại Việt. Lý Thái Tổ cho dựng cung Long Đức ở ngoài Hoàng Thành để Hoàng
Thái tử trước khi nối ngôi có điều kiện gần gũi và hiểu biết dân chúng. Về sau chính Lý
Thái Tông đã đã cho đúc chuông lớn đặt ở điện Long Thụy để dân chúng ai có oan ức thì
đánh chuông tâu lên vua.
Thăng Long sau khi trở thành kinh đô đã dần xuất hiện rất nhiều phường thủ công, phố
xá, chợ búa. Nhiều bến cảng được hình thành ven sông Hồng và sông Tô Lịch tạo ra cảnh
trên bến, dưới thuyền sầm uất. Ngày nay sau khi khai quật khu vực Hoàng Thành đã phát
hiện thấy nhiều đồ gốm sứ, đất nung với các hình rồng, phượng, cầm thú, sen, cúc, sóng
nước, mây trời , ngói ống, ngói bản, ngói tráng men với trình độ mỹ thuật vừa cao
vừa độc đáo.
Năm 1070 nhà Lý lập Văn Miếu thờ các bậc Tiên Nho và lập Trường Quốc Tử Giám để
đào tạo lớp trí thức đầu tiên cho nước nhà. Năm 1075 triều đình cho mở khoa thi Nho đầu
tiên và trong vòng 138 năm nhà Lý đã tổ chức 6 kỳ thi đại khoa để tuyển lựa nhân tài.
Vương triều Lý mở rộng nhiều quan hệ đối ngoại và kinh đô Thăng Long đã tiếp kiến
nhiều sứ giả phương Bắc và các nước Đông Nam Á.
Trong hai thế kỷ XI, XII nhà Lý đã xây dựng được nền độc lập vững vàng, nền kinh tế và
văn hóa phát triển. Cuối năm 1076 Lý Thường Kiệt chỉ huy quân dân ta chặn đứng 30
vạn quân Tống tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (một đoạn sông Cầu ngày nay) để tiêu
diệt và đẩy lùi cuộc tiến công vào kinh thành Thăng Long. Cũng trong thời Lý, Phật giáo
được coi là quốc giáo và đã xây dựng các công trình danh tiếng như Chùa Một Cột, tháp
Báo Thiên, đàn Xã Tắc, quán Trấn Vũ, đền Bạch Mã, đền Voi Phục. Nền văn hóa Đại
Việt thời Lý được mang tên là nền văn hóa Thăng Long.

Suốt 215 năm cầm quyền, nhà Lý đã không để quân xâm lược tiến quân được vào đất
Thăng Long thiêng liêng nhưng đất kinh kỳ vẫn phải hứng chịu nhiều cơn binh lửa, xung
đột cung đình và chiến tranh phe phái.
Năm 1226 nhà Trần thay thế nhà Lý và thiết lập lại được trật tự chính trị-xã hội. Thăng
Long ghi danh 3 lần đại thắng quân Nguyên Mông (1258, 1285 và 1288). Nhà Trần trị vì
được 175 năm thì lâm vào suy thoái.
Năm 1397 Hồ Quý Ly cho xây dựng Tây Đô ở Thanh Hóa và đổi tên Thăng Long thành
Đông Đô. Dù vậy Đông Đô tuy không có vua quan triều thần nhưng vẫn là trung tâm
kinh tế lớn nhất của đất nước. Nhà Hồ trị vì được 7 năm thì bị nhà Minh xâm lược và đô
hộ trong suốt 20 năm. Đông Đô bị đổi thành Đông Quan.
Năm 1418 Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa ở Lam Sơn và sau 9 năm kháng chiến, mùa thu
năm 1426 nghĩa quân tiến ra vây hãm thành Đông Quan. Cuối năm 1426 Vương Thông
đưa 5 vạn quân sang cứu viện và năm 1427 lại thêm 15 vạn quân nhà Minh sang cứu giúp
Vương Thông. Từ Chi Lăng đến Xương Giang quân Minh bị rơi vào trận địa mai phục
của nghĩa quân Lam Sơn. Liễu Thăng và 10 vạn quân Minh bị tiêu diệt. Vương Thông ra
hàng, lần đầu tiên tại Hội thề Đông Quan tướng lĩnh phong kiến phương Bắc phải làm lễ
thề từ bỏ dã tâm xâm lược và rút quân về nước.
Ngày 29/4/1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt và định đô
ở Đông Đô. Đến năm 1430 đổi tên thành Đông Kinh và đến năm 1446 lại đổi tên tiếp
thành Phủ Trung Đô. Thời Lê, Nho giáo được đưa lên địa vị chính thống, đề cao chế độ
khoa cử. Năm 1428 Lê Lợi cho lập nhà Quốc Tử Giám cho con em quý tộc và mở trường
học ở các lộ cho con em nhân dân. Năm 1442 Nhà Lê mở khoa thi Hội đầu tiên, mở
mang Văn Miếu, Quốc Tử Giám. Vua Lê Thánh Tông dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu và từ
1442 đến 1562 triều Lê đã mở được 26 kỳ thi, đào tạo được 984 tiến sĩ, trong đó có Phan
Phu Tiên (tác giả Đại Việt sử ký tục biên ,1445), Ngô Sĩ Liên (tác giả Đại Việt sử ký toàn
thư,1479). Dưới triều Lê Thánh Tông đất nước đạt tới đỉnh cao của một quốc gia phong
kiến độc lập.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất Vua Lê và lập triều Mạc. Trong 65 năm tồn tại nhà
Mạc đã tổ chức được 21 khoa thi, đào tạo được 460 tiến sĩ, trong đó có 11 trạng nguyên
nổi tiếng. Các thế lực đối lập lấy danh nghĩa vương triều Lê nổi dậy ở nhiều nơi. Năm

1545 quyền bính triều Lê Trung Hưng ở trong tay họ Trịnh. Nước ta rơi vào cảnh Vua
Lê-Chúa Trịnh kéo dài suốt từ 1592 đến 1786. Tuy có nhiều biến động liên tục về chính
trị nhưng Thăng Long vẫ là thành thị và thương cảng sầm uất nhất nước và thuộc vào loại
lớn ở châu Á, quan hệ giao thương quốc tế phát triển. Về văn hóa xuất hiện các danh
nhân như Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Lê Quý Đôn, Ngô Thì Sĩ, Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Du
Mùa hè năm 1786 quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy tiến công ra Bắc, sau khi hạ
thành Phú Xuân tiến ra Thăng Long lật đổ chính quyền Chúa Trịnh lập lại nền thống nhất
quốc gia, xóa bỏ tình trạng chia cắt Đàng Trong-Đàng Ngoài kéo dài tới 241 năm. Nghĩa
quân Tây Sơn trao lại chính quyền cho Vua Lê. Sau khi Lê Chiêu Thống lên ngôi thì Bắc
Hà rơi vào tình trạng rối ren. Nhà Tây Sơn phải hai lần tiến quân ra Thăng Long để dẹp
loạn. Lê Chiêu Thống cầu viện Nhà Thanh đưa 29 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.
Ngày 22/12/1788, Quang Trung lên ngôi Hoàng đế và xuất quân ra Bắc. Đúng đêm Giao
thừa Tết Kỷ Dậu đại quân Tây Sơn tiến về Thăng Long và sáng mồng 5 Tết năm ấy
(30/1/1789) quân Tây Sơn đại thắng 29 vạn quân Thanh và tiến vào thành Thăng Long ăn
mừng thắng lợi, giải phóng đất nước, chấm dứt nạn xâm lược của phong kiến phương
Bắc.
Năm 1792 vua Quang Trung qua đời. Năm 1801 Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân và
năm 1802 đánh chiếm Thăng Long. Nhà Nguyễn lên thay Tây Sơn và tiếp tục đóng đô ở
Phú Xuân, thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế triều Nguyễn. Thăng Long được đổi
thành Bắc Thành tổng trấn. Hoàng thành bị phá bỏ và xây nên Trấn Thành hình vuông
với chu vi 4km.
Năm 1803, Minh Mạng bỏ các trấn, chia đất nước thành 31 tỉnh trong đó có tỉnh Hà Nội
thay thế cho Thăng Long. Thăng Long không còn 61 phường như thời Trần và 36 phường
như thời Lê mà được chia thành nhiều phường nhỏ và thôn, trại. Năm 1835 Minh Mạng
cho hạ thấp tường thành Hà Nội xuống chỉ còn 3m. Năm 1848 Tự Đức phá dỡ cung điện
trong thành Hà Nội mang các đồ chạm trổ quý giá về xây dựng kinh thành Huế. Nhà
Nguyễn cho xây Khuê Văn Các ở khu Văn Miếu, dựng chùa Báo Ân, sửa đền Ngọc Sơn,
đình Trấn Bá, cầu Thê Húc, đài Nghiên, tháp Bút để biểu dương truyền thống văn hiến
của Thăng Long. Hà Nội vẫn tiếp tục là trung tâm văn hóa-kinh tế lớn nhất đất nước.

Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta và bắt đầu hai lần tấn công đánh
chiếm thành Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu đã tuẫn tiết vì không giữ được thành Hà Nội.
Năm 1883 nhà Nguyễn công nhận sự đô hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Hà Nội trở
thành một thành phố theo chế độ nhượng địa. Tháng 7/1888 Tổng thống Pháp ra sắc lệnh
lập Thành phố Hà Nội và ngày 1/10/1888 triều đình Huế có chỉ dụ dâng Hà Nội cho
Pháp. Nhằm biến nước ta thành thuộc địa nửa phong kiến, Pháp triển khai mạng lưới giao
thông đường bộ, đường sắt, cầu cống. Cầu Long Biên được khánh thành vào năm 1902.
Các công ty tư bản lớn (luyện kim, mỏ, bông vải sợi, điện, nước) đều đặt trụ sở tại Hà
Nội. Thành cổ Hà Nội bị phá để xây các khu nhà binh, các công sở. Điện Kính Thiên bị
phá hủy để làm Sở chỉ huy pháo binh Pháp. Nhiều khu phố Tây được hình thành. Nhiều
công trình được xây dựng theo phong cách châu Âu như Phủ Toàn quyền, Phủ Thống sứ,
Nhà hát Lớn, Nhà thờ Lớn, Ngân hàng Quốc gia, nhà Bưu điện, ga Hà Nội, Trường Viễn
Đông Bác Cổ Vào năm 1921, toàn thành phố Hà Nội có khoảng 4.000 dân châu Âu và
100.000 dân bản địa.
Suốt 80 năm dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân ta đã nhiều lần phản kháng
mãnh liệt và xuất hiện rất nhiều anh hùng dân tộc. Tại Hà Nội các cuộc đấu tranh của
công nhân, nông dân, trí thức liên tục nổ ra thông qua việc thành lập các hội ái hữu, các
nghiệp đoàn, các cuộc biểu tình, đình công Thực dân Pháp đã ra tay đàn áp và tính đến
cuối năm 1939 hầu hết các tổ chức cách mạng ở Hà Nội đều bị tổn thất nặng nề.
Thủ đô của nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế
Tháng 9/1940 phát xít Nhật kéo quân vào Hà Nội. Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp
và đến ngày 15/8/1945 Nhật đầu hàng quân Đồng minh. Chớp đúng thời cơ quân dân ta
đã đứng lên thực hiện cuộc Tổng khởi nghĩa mà tiêu biểu là cuộc tuần hành của nhân dân
Hà Nội vào ngày 17/8/1945 và cuộc mít tinh khổng lồ tại quảng trường Nhà hát Lớn vào
ngày 19/8/1945. Cách mạng tháng Tám thành công rực rỡ và ngày 2/9/1945 tại quảng
trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 Quốc hội tại
phiên họp đầu tiên đã quyết định Hà Nội là Thủ đô của cả nước.
Ngay sau khi giành được độc lập, tự do, Hà Nội và cả nước phải gánh chịu muôn vàn khó
khăn bởi thù trong, giặc ngoài và nạn đói lịch sử. Riêng nhân dân Thủ đô đã đóng góp

cho Tuần lễ vàng hơn 2.000 lạng vàng và 100 tấn thóc cứu đói. Ngày 19/12/1946 Hồ Chủ
tịch ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi thiêng liêng ấy, nhân
dân Hà Nội đã nhất tề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” và 60 ngày đêm quân dân Thủ
đô đã chiến đấu anh dũng để tạo điều kiện cho các lực lượng cách mạng rút lên căn cứ địa
Việt Bắc và bắt đầu cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ và gian khổ. Sau chiến thắng
Điện Biên rực rỡ năm châu, chấn động địa cầu, giặc Pháp đã phải rút khỏi Hà Nội và kết
thúc chiến tranh. Ngày 10/10/1954, Hà Nội rực rỡ cờ hoa đón đoàn quân tiến về, mở đầu
cho một trang mới trong lịch sử.
Bản đồ Hà Nội (phần in màu).
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960-1965) đang được thực hiện thì đế quốc
Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Hà Nội cùng nhân dân cả
nước chuyển sang thời kỳ vừa chống Mỹ cứu nước, vừa xây dựng và bảo vệ
miền Bắc, góp phần giải phóng miền Nam. Giai đoạn này thế hệ chúng ta
đều chứng kiến. Ngày 2/9/1969 Hồ Chủ tịch từ trần. Hơn 10 vạn nhân dân
Thủ đô đã đến quảng trường Ba Đình đau xót tiễn đưa Người và sau đó
Đảng và Nhà nước đã quyết định xây lăng để bảo quản vĩnh viễn thi hài
Người.
Sau 12 ngày đêm chiến đấu ác liệt, Thủ đô chúng ta đã lập nên kỳ tích Điện Biên Phủ
trên không, đánh bại cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mỹ vào tháng 12/1972, góp
phần buộc Mỹ ký Hiệp định Paris để cút khỏi Việt Nam (1973). Hàng chục vạn thanh
niên Hà Nội đã lên đường vào Nam cùng đồng bào cả nước thực hiện lời tiên đoán thiêng
liêng của Hồ Chủ tịch là đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào và ngày 30/4/1975, đất
nước đã hoàn toàn thống nhất.
Tháng 4/1976 Quốc hội chung của cả nước đã quyết định Hà Nội là thủ đô của nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong công cuộc xây dựng Thủ đô sau ngày thống nhất, Hà Nội đã lớn lên từng ngày. Để
xứng đáng là một đô thị văn minh, hiện đại, xứng đáng là thủ đô của một quốc gia trên
100 triệu dân trong thế kỷ XXI, ngày 29/5/2008, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số
15/2008/QH12 về việc mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội với diện tích
rộng tới 3.324,92 km2, là một trong những thủ đô lớn nhất thế giới, chỉ sau Tokyo và Bắc

Kinh (Matxcơva 1.081 km2,

London 1.706,8 km2).
Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
*Chương trình nghệ thuật trong năm 2010:
-Liên hoan Nghệ thuật quần chúng Những bài ca dâng Đảng: tháng 1/2010;
-Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp: 28/4-2/5/2010;
-Triển lãm trong EXPOR Thượng Hải: 1/5-30/10/2010;
-Giải vô địch Cầu lông quốc tế Hà Nội: tháng 7/2010;
-Lễ hội Hoa đăng và trình diễn thơ: Tết Trung thu 2010;
-Khai trương 54 Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam: tháng 9/2010;
-Tour Du lịch quốc tế cắm cờ Thăng Long -Hà Nội 1000 năm tuổi trên đỉnh Fanxipăng: tháng 10/2010;
- Liên hoan Sân khấu các vở diễn lịch sử: tháng 8/2010;
-Chương trình Hành trình xanh hướng về 1000 năm Thăng Long-Hà Nộii: 19/7-19/8/2010;
-Liên hoan Sân khấu Thiếu nhi quốc tế: ngày 1/6/2010;
-Trình diễn nghệ thuật bong bóng của nghệ sĩ Canada gốc Việt Fany Ang: tháng 8/2010;
*Chương trình trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội từ 1 đến 10/10/2010 tại Hà Nội:
-Chương trình Xiếc Hà Nội-Thành phố vì Hòa bình tại Rạp Xiếc Quốc gia;
-Biểu diễn Âm nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng tại Nhà hát Lớn;
-Biểu diễn Múa cổ Thăng Long-Hà Nội tại Vườn hoa Lý Thái Tổ;
-Liên hoan Nghệ thuật quốc tế của đoàn Nghệ thuật Thủ đô với khoảng 29 đoàn của các thành phố 1000
năm tuổi trên thế giới;
-Trình diễn Nhạc không lời của các dàn nhạc trong nước và quốc tế;
-Biểu diễn nghệ thuật, diễu hành của các Hoa hậu thế giới;
-Trao giải báo chí toàn quốc về 1000 năm Thăng Long-Hà Nội;
-Trao giải cuộc thi quốc tế Hà Nội-Điểm hẹn của bạn;
-Trao giải cuộc thi Tìm hiểu về Thăng Long-Hà Nội;
-Triển lãm Ảnh Nghệ thuật Hà Nội;
-Triển lãm và liên hoan Thư pháp Thăng Long-Hà Nội;
- Triển lãm Nghề gốm Bát Tràng-cổ truyền và hiện đại. Giới thiệu Con đường gốm sứ;

-Triển lãm Các trận đánh và chiến dịch nổi tiếng trong Lịch sử quân sự Việt Nam tại Bảo tàng Lịch sử
Quân sự;
-Triển lãm Anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa Việt Nam tại Bảo tàng Cách mạng;
-Triển lãm Những tấm lòng với Thăng Long-Hà Nội tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô;
-Triển lãm Thăng Long-Hà Nội xưa tại Bảo tàng Hà Nội;
-Trình diễn Áo dài truyền thống;
-Liên hoan Ẩm thực Hà Thành;
-Liên hoan Thả diều ba miền;
-Lễ ra mắt Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến;
-Khánh thành Bảo tàng Hà Nội (đường Phạm Hùng);
-Khánh thành Công viên Hòa Bình (trong Công viên Thống nhất);
-Khánh thành Nhà hát Công nhân Hà Nội;
-Triển lãm Quy hoạch tổng thể Thủ đô Hà Nội (mở rộng);
-Khánh thành Cầu Thanh Trì, Cầu Vĩnh Tuy;
-Khánh thành Đường Láng-Hòa Lạc;
-Lễ đặt phương tiện lưu giữ vật phẩm Gửi tới mai sau;
-Hoạt động kỷ niệm của từng quận, huyện, thị xã và các nhà văn hóa, các sân khấu ngoài trời, các trung tâm
lễ hội trong 10 ngày Đại lễ.
*Chương trình phối hợp tại các tỉnh, thành phố khác:
- Festival Gốm sứ Việt Nam-Truyền thống, bản sắc và phát triển: tại Thủ Dầu Một 1/9-5/9/2010;
-Lễ hội Carnaval Biển: tại Quảng Ninh, cuối tháng 3- đầu tháng 4/2010;
-Festival Biển Vũng Tàu- tháng 3-4/2010;
-Lễ hội Pháo hoa Đà Nẵng: tháng 3/2010;
-Lễ hội Nhịp cầu xuyên Á 2010: tại Quảng Trị, tháng 7-2010;
-Cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2010: tại Nha Trang , tháng 9-10/2010;
-Festival Hoa Đà Lạt 2010: tại Đà Lạt, dịp 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội.
GS TS Nguyễn Lân Dũng
Bản để in Gửi bạn bè Lưu vào bookmark
Các tin khác
• Từ Thăng Long đến Hà Nội - 20/02

• Người Hà Nội đón Tết: Nét xưa hòa lẫn nét hiện đại - 12/02
• Văn hiến Thăng Long qua giao lưu quốc tế - 10/02
• Từ văn hiến Thăng Long đến hào khí Thành đồng Tổ quốc - 04/02
• Đâu là đường, đâu là phố? - 03/02
Góp sức với Hà Nội chuẩn bị Đại lễ 1000 năm
• Góp sức với Hà Nội chuẩn bị Đại lễ 1000 năm
• Cột cờ Hà Nội
• Hà Nội thực hiện bình ổn giá hàng tết
Xem tiếp
Hà Nội Chiến lũy và Hoa
• Hà Nội Chiến lũy và Hoa
• Chùa Vua - Cờ Miếu của Thủ đô
• Tạo hình ảnh đẹp về người Hà Nội
• Quy hoạch Hà Nội xứng tầm Thủ đô 1000 tuổi
• Khai thác di sản Văn hóa Hà Nội
• Thành cổ Hà Nội xứng tầm di sản văn hóa thế giới
• Người giữ hồn Dó
Nghe tiếp

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×