Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài viết về "một người HN"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.25 KB, 2 trang )

2.Một cách cảm nhận khiên cưỡng, phi lịch sử:
Trước hết, xin được trao đổi cùng với các tác giả SGK Ngữ văn 12 nâng cao rằng: cần có một sự thống nhất trong
việc xác định chuẩn mực của một con người, một hình tượng nghệ thuật được coi là kết tinh, tiêu biểu cho vẻ đẹp
và chiều sâu văn hoá của một vùng miền. Chắc các vị sẽ không phủ nhận rằng: dù tiêu biểu cho Hà Nội hay bất cứ
địa phương nào trên đất nước Việt Nam thì chuẩn mực đầu tiên, quan trọng nhất đó là lòng yêu nước và tình yêu
thương con người (hay yêu nước và nhân đạo). Nếu không thống nhất được như vậy, thì sự trao đổi này sẽ trở nên
vô nghĩa. Các vị nhấn mạnh nhân vật ở phẩm chất tự trọng, cái đó chúng tôi không phản đối, song đó không phải là
chuẩn mực đầu tiên, quan trọng nhất khi nói đến một hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp văn hoá của một vùng miền,
dân tộc.
2.1. Bà Hiền có phải là người yêu nước?
Theo SGV thì câu trả lời là “có”, với một dẫn chứng, biểu hiện duy nhất: bà đã “bằng lòng” cho con đi bộ đội trong
“đau đớn”, và cụm từ “yêu nước” còn được nhắc lại như sau “giằng xé giữa tình yêu con với tình yêu nước”, “có
lòng tự trọng sẽ có lòng yêu nước”, “là mình trong quan hệ với cộng đồng, đất nước”…quanh đi quẩn lại cũng
không ngoài chi tiết bà Hiền đồng ý cho con đi bộ đội đánh giặc.
Còn theo chúng tôi, câu trả lời là “đáng ngờ”: Về việc đồng ý cho con đi bộ đội, có bà mẹ nào trên đất nước Việt
Nam lại không xử sự như thế, nói chung nó đã quá phổ biến đến mức nếu ai cứ vin vào đó để chứng minh lòng yêu
nước của bản thân thì đúng là “không còn gì để nói”. Hơn nữa, ai cũng biết là dù bà có đồng ý hay không thì con bà
vẫn đi bộ đội.
Gia đình bà Hiền không tản cư kháng chiến, vì không thể sinh cơ lập nghiệp nơi khác được, và bà chẳng có hành
động gì giúp đỡ kháng chiến trong suốt 9 năm ròng rã. Khi hoà bình lập lại, vì khó khăn, nhà trước có chủ trương
trưng mua, trưng dụng một số nhà cửa của giai cấp tư sản, gia đình bà có hai dinh cơ và bà đã nhanh chóng bán đi
một ngôi nhà để bảo toàn túi tiền của mình. Khi nhà nước có chủ trương không nuôi người hầu, người ở trong nhà,
xuất phát từ lí tưởng nhân đạo không còn cảnh người bóc lột người, thì bà vẫn không chấp hành, đơn giản bởi vì bà
đã quá quen với lối sống có người hầu hạ. Bà Hiền làm thế được đánh giá là khôn ngoan, vậy những người dân góp
vàng, góp tiền trong Tuần lễ Vàng, Quỹ Độc lập, những người bỏ ra hàng ngàn cây vàng giúp đỡ Chính phủ, những
người dân “xe chưa qua, nhà không tiếc”, đào hầm nuôi giấu cán bộ bất chấp chết chóc, tù đày…là “dại” ư? Xin nói
thêm bà Hiền là người không mấy thiện cảm, mặn mà với Chính phủ, chế độ mới.
Cho nên đánh giá bà Hiền là người “yêu nước” là khiên cưỡng và phi lịch sử.
2.2. Bà Hiền có phải là người có trái tim nhân ái?
SGV hầu như không khai thác phương diện này, đơn giản bởi vì nhân vật không có bất cứ biểu hiện gì chứng tỏ là
người có tâm hồn nhạy cảm, có trái tim nhân ái, biết rung động, yêu thương, chia sẻ trước niềm vui hay nỗi đau của


của con người. SGV ca ngợi bà Hiền khôn ngoan, sáng suốt trong hôn nhân khi “chọn bạn trăm năm là một ông
giáo cấp Tiểu học hiền lành, chăm chỉ”. Hỡi ôi, bà Hiền khôn ngoan quá, nhưng cũng tỉnh táo, lạnh lùng quá! Ai
đến với hôn nhân cũng cần cân nhắc, song hôn nhân chân chính, hạnh phúc phải xuất phát từ tình yêu, sự đồng điệu,
giao cảm về tâm hồn, sự dấn thân, chia sẻ chứ không phải được bắt đầu từ một quyết định đầy toan tính như thế.
Làm thế không xấu nhưng có gì hay ho để mà khen!
Sau khi người ở về quê và mất, hàng năm, người chồng đều sắm sửa các thứ quà quê: gạo, đậu xanh, miến và rượu
lên biếu gia đình bà Hiền. Nếu bà có lòng nhân ái thì nên từ chối các thứ quà ấy, hoặc chỉ nhận một chút có tính
tượng trưng. Như thế mới là cách ứng xử lịch thiệp, có văn hoá, xuất phát từ tình yêu thương con người. Mặt khác
cũng không thấy bà Hiền giúp đỡ gì gia đình người đầy tớ cũ ấy.
Từ đầu đến cuối truyện, người đọc không hề thấy ở bà Hiền có một giọt nước mắt khi con đi bộ đội, không hề thấy
niềm vui nghẹn ngào nghi con lành lặn trở về, không hề thấy một chút ngậm ngùi khi nhắc đến người chồng quá cố,
thiếu vắng những hành vi từ thiện, chia sẻ với người nghèo khổ xung quanh! Đành rằng những chi tiết ấy có vẻ
“công thức”, “sáo mòn” song sự thiếu vắng ấy khiến độc giả nghĩ đến một tính cách cứng rắn, lạnh lùng, ít tình
cảm.
Một nhân vật không có gốc rễ yêu nước và nhân ái sâu vững, liệu có xứng đáng trở thành biểu tượng của thủ đô
ngàn năm văn hiến? Chúng ta thường nói Hà Nội “linh thiêng và hào hoa”, cái “linh thiêng” của Hà Nội chính là sự
kết tinh truyền thống yêu nước suốt hàng ngàn năm lịch sử.
3.Giáo dục điều gì cho học sinh qua hình tượng nhân vật bà Hiền?
Một trong những tiêu chí quan trọng để lựa chọn tác phẩm văn học đưa vào SGK là tính giáo dục: giáo dục về tư
tưởng, đạo đức, lối sống mà quan trọng nhất là lòng yêu nước, tình yêu thương con người. Thông qua vẻ đẹp của
hình tượng nhân vật, học sinh có được sự rung động sâu xa, thấm thía, từ đó tâm hồn trở nên phong phú, cao đẹp
hơn.
Chúng tôi đã dạy tác phẩm này trong chương trình thí điểm, và khổ nhất là không sao rung động được trước hình
tượng nhân vật chính, và học sinh thì cứ kêu ca “sao không thấy thiện cảm gì với nhân vật”, “không thấy gì hay”!
Thế nhưng SGV (thí điểm, bộ 2) thì cứ một mực ca ngợi nhân vật là người “thiết tha yêu nước”, “tiêu biểu cho bản
sắc Hà Nội nghìn năm văn hiến”…Quả đúng là rất khó khi gò ép tư duy, cảm xúc, với những định hướng mang tính
áp đặt, suy diễn. Có thể do chúng tôi kém cỏi, chưa thấy được chỗ “diệu” của tác phẩm, rất mong các bậc cao minh
chỉ giáo.
Một trong những dẫn chứng “có sức nặng” nhất để tác giả SGK khẳng định bà Hiền là một người tiêu biểu cho bản
sắc văn hoá Hà Nội nghìn năm là lối sống “lịch lãm, sang trọng”: nhà ở rộng rãi, ăn mặc sang trọng, bàn ăn có khăn

ăn trắng, lọ hoa, bát úp lên đĩa, đũa bọc trong giấy bản, cách bài trí phòng khách kiểu cách mấy chục năm không
thay đổi, mỗi tháng tổ chức mỗi bữa ăn theo lối quý phái với bạn bè…Điều đáng lưu ý đó là “nếp nhà” quen thuộc
của bà Hiền, dù trong thời kì nào, trong nạn đói khủng khiếp 1945 “xác người chết đói ngập đường phố” hay trong
thời kháng chiến gian khổ… xung quanh mọi người sống thế nào cũng mặc, vẫn là “mình”, vẫn giữ “bản lĩnh”,
“phong cách” của mình!
Ai cũng biết về qui luật của sự hài hoà: có những cái, những việc trong hoàn cảnh này là phù hợp, là tốt, nhưng
trong hoàn cảnh khác đôi khi lại trở nên xấu, thậm chí đáng lên án.
Nghĩ thật bất công cho nhân vật Hoàng trong truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao. Vốn là người yêu nước (tản cư
kháng chiến, tôn kính Cụ Hồ, muốn góp sức cho cách mạng…) nhưng lại bị “đánh” cho “tơi tả” bởi anh ta mặc dù
đi tản cư nhưng vẫn giữ nếp sống sang trọng, “quí phái” như ăn mía ướp hoa bưởi, ngủ màn trắng tinh, chăn đệm
thơm phức, đọc sách Tam quốc…Cũng là những người đó, mới phê phán anh Hoàng nào là “ích kỉ,” “lạc lõng”, “xa
rời quần chúng”, “thiếu cái tâm”, “coi kháng chiến không phải là việc của mình”…thì giờ đây họ lại ngợi ca bà
Hiền, nhân vật có lối sống, cách ứng xử tương tự là “lịch lãm, sang trọng, kết tinh văn hoá Hà Nội nghìn năm”! Xin
hãy đọc lại những cuốn “Bài văn chọn lọc” hay “Bài văn mẫu” xuất bản cách đây một vài năm sẽ thấy rất rõ. “Rồi
ra thay bậc đổi ngôi. Dám xin gửi lại một lời cho minh”. Liệu khi học sinh hỏi về so sánh cách đánh giá giữa hai
nhân vật, về mục đích giáo dục lòng nhân ái, chia sẻ với Tổ quốc, với con người trong gian khó, hoạn nạn thì giáo
viên chúng tôi biết trả lời ra sao?
Các tác giả SGK còn chứng tỏ trình độ “tán” của mình khi ca ngợi bà Hiền biết “kế hoạch hoá gia đình” sau khi đã
sinh được 5 con! Và họ cho rằng đó là “một quyết định khác người”, với quan niệm không tin “Trời sinh voi sinh
cỏ”, thể hiện “tình yêu sáng suốt của người mẹ giàu tự trọng…”. Thật “nhất quán”, bà Hiền đúng là một nhân vật
“giàu lòng tự trọng” và “sáng suốt” từ đầu đến cuối, trong bất cứ hoàn cảnh nào!
Về mặt nghệ thuật, để chứng minh cho “sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người” của Nguyễn Khải thể hiện
qua tác phẩm, sách bài tập viết: “Văn học Việt Nam suốt thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
đã chủ yếu trình bày con người từ nhãn quan giai cấp, lấy lợi ích giai cấp làm tiêu chuẩn soi ngắm con người (các
tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Đối mặt, Rừng xà nu, Mảnh trăng cuối rừng, Những đứa con trong gia đình…là ví dụ
tiêu biểu)(…) Vẻ đẹp của “một người Hà Nội” toát lên từ điểm nhìn thế sự, hướng tới khẳng định con người ở góc
độ văn hoá” (trang 31). Theo chúng tôi, các tác giả SGK đã nhầm lẫn, hay cố tình đánh đồng khái niệm “giai cấp”
và “công dân” hay “dân tộc”. Chính các vị trong SGK đã viết: “Phản ánh và phục vụ cuộc kháng chiến toàn dân,
toàn diện, thế giới nhân vật trong văn học (1945-1975-TQĐ) bao gồm đủ mọi tầng lớp nhân dân (…).Tất cả đều
được quan sát và thể hiện chủ yếu ở tư cách công dân, ở phẩm chất chính trị, tinh thần cách mạng” (Khái quát văn

học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Ngữ văn 12 nâng cao, tập 1, 2008, trang 5). Xin
hỏi trong truyện “Mảnh trăng cuối rừng” và “Rừng xà nu” thì nhãn quan giai cấp được thể hiện như thế nào? Các
chiến sĩ trong đoàn quân Tây Tiến chẳng phải thuộc giai cấp tiểu tư sản đó sao, nhưng vẫn trở thành một biểu tượng
đẹp đẽ của người chiến sĩ, và cao hơn là cả dân tộc trong buổi đầu đánh Pháp!
Xin thưa các tác giả SGK rằng, dù ở thời nào, hay quan niệm gì về con người thì hình tượng nghệ thuật cũng không
thể tách rời hai giá trị yêu nước và nhân đạo, chỉ có là cách biểu hiện, tiếp cận có khác biệt mà thôi. Không thể nhân
danh “đổi mới” để xa rời những giá trị thiêng liêng, cao cả, bền vững muôn đời, có tính nhân loại đó được.
Còn chờ gì nữa mà không chuyển “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải sang phần đọc thêm hay đưa hẳn ra khỏi
SGK?

×