PHÒNG GD&ĐT TP BUÔN MA THUỘT KIỂM TRA HỌC KỲ I
Trường THCS Đào Duy Từ Năm học: 2009 – 2010
Họ, tên: Môn: Ngữ văn - Lớp 7
Lớp: 7 Kiểm tra vào tiết 1+2, thứ 3, ngày 29/12/2009
Điểm Nhận xét của Thầy, cô giáo
I) Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất
Câu 1: Nhân vật chính trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” là:
A) Người mẹ B) Cô giáo C) Hai anh em D) Những con búp bê.
Câu 2: Bài thơ “ Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt thường được gọi là:
A) Hồi kèn xung trận B) Khúc ca khải hoàn
C) Áng thiên cổ hùng văn D) Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
Câu 3: Có mấy loại từ đồng nghĩa?
A) Một loại B) Hai loại C) Ba loại D) Bốn loại
Câu 4: Tác dụng của điệp ngữ là:
A) Để cho câu văn hay, dễ hiểu B) Để cho câu có cảm xúc nổi trội hơn
C) Để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh trong câu D) Để làm câu văn lặp đi lặp lại nhiều lần.
Câu 5: Văn biểu cảm là:
A) Văn kể lại một câu chuyện cảm động B) Văn bản bàn về một vấn đề trong cuộc sống
C) Văn bản được viết bằng thơ.
D) Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật, hiện tượng trong đời sống.
Câu 6: Cách dùng điệp ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì? (Điền Đ vào sau nhận xét đúng, chữ S vào sau
nhận xét sai)
Một đèo một đèo lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
(Hồ Xuân Hương)
A) Nhấn mạnh sự trơ trọi của đèo
B) Nhấn mạnh sự trùng điệp của những con đèo nối tiếp nhau.
II) Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: (1đ) Viết một hoặc hai câu văn miêu tả cánh đồng lúa, trong câu ấy có dùng phép tu từ so sánh.
Câu 2: (6đ) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
PHÒNG GD&ĐT TP BUÔN MA THUỘT KIỂM TRA HỌC KỲ I
Trường THCS Đào Duy Từ Năm học: 2009 – 2010
Môn: Ngữ văn - Lớp 7
Kiểm tra vào tiết 1+2, thứ 3, ngày 29/12/2009
A) Mục tiêu cần đạt: giúp HS:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học môn Ngữ văn 7 kì I
- Rèn luyện kỹ năng viết văn, tổng hợp, phân tích.
- Giáo dục cho học sinh tính tự giác, độc lập khi làm bài.
B) Chuẩn bị:
GV: Ma trận đề - đề bài - biểu điểm
HS: Học bài - tự giác làm bài.
C) Tổ chức hoạt động:
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh
3) Kiểm tra
Ma trận đề
Mức độ
Lĩnh vực
nội dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số
TN TL TN TL TN TL TN TL
Văn học 1
(0,5)
1
(0,5)
2 1
Tiếng Việt 1
(0,5)
2
1
1
1
4 2,5
Tập làm văn 1
(0,5)
1
6
2 6,5
Tổng 3
1,5
3
1,5
2
7
8 10
Đề kiểm tra
III) Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng
nhất
Câu 1: Nhân vật chính trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” là:
A) Người mẹ B) Cô giáo C) Hai anh em D) Những
con búp bê.
Câu 2: Bài thơ “ Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt thường được gọi là:
A) Hồi kèn xung trận B) Khúc ca khải hoàn
C) Áng thiên cổ hùng văn D) Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
Câu 3: Có mấy loại từ đồng nghĩa?
A) Một loại B) Hai loại C) Ba loại D) Bốn loại
Câu 4: Tác dụng của điệp ngữ là:
A) Để cho câu văn hay, dễ hiểu B) Để cho câu có cảm xúc nổi trội hơn
C) Để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh trong câu D) Để làm câu văn lặp đi lặp lại
nhiều lần.
Câu 5: Văn biểu cảm là:
A) Văn kể lại một câu chuyện cảm động B) Văn bản bàn về một vấn đề
trong cuộc sống
C) Văn bản được viết bằng thơ.
D) Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật, hiện tượng trong đời sống.
Câu 6: Cách dùng điệp ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì? (Điền Đ vào sau nhận xét đúng,
chữ S vào sau nhận xét sai)
Một đèo một đèo lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
(Hồ Xuân Hương)
C) Nhấn mạnh sự trơ trọi của đèo
D) Nhấn mạnh sự trùng điệp của những con đèo nối tiếp nhau.
IV) Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: (1đ) Viết một hoặc hai câu văn miêu tả cánh đồng lúa, trong câu ấy có dùng phép
tu từ so sánh.
Câu 2: (6đ) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh
Đáp án
I) Trắc nghiệm: (3đ)
Câu 1: C Câu 2: D Câu 3: B
Câu 4: C Câu 5: D Câu 6: A: S; B: Đ.
II) Tự luận: (7đ)
Câu 1: (1đ) HS viết 1 hoặc 2 câu đúng ngữ pháp, đúng ý nghĩa có sử dụng phép tu từ so
sánh để miêu tả cánh đồng lúa.
Câu 2: HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau có các ý cơ bản sau:
1- Về nội dung (5đ)
- Cảm nhận được tiếng gà trưa như một tín hiệu gọi về kỉ niệm tuổi thơ (1đ)
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết của người cháu về những kỉ niệm của tuổi thơ gắn
với hình ảnh tiếng gà. Đặc biệt là kỷ niệm về người bà tình bà cháu thiêng liêng cao cả
(2đ).
- Cảm nhận được tinh thần, ý chí, nghị lực của người chiến sỹ có được sức mạnh từ tuổi
thơ (1đ)
- Bộc lộ được tình cảm, suy nghĩ, thái độ của bản thân với những tình cảm của cháu -
chiến sỹ (1đ).
2- Về hình thức (1đ)
Trình bày có bố cục rõ ràng, mạch lạc theo bố cục ba phần. Không mắc nhiều lỗi chính tả.