Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Một số bệnh về da ở trẻ sơ sinh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.2 KB, 2 trang )

Một số bệnh về da ở trẻ sơ sinh

Những nốt ban trên da có thể xuất hiện cả vào mùa hè hay mùa đông, kéo dài vài
ngày hoặc vài tuần sau khi bé chào đời, cũng có khi bé còn phải đối mặt với chứng
viêm mủ hoặc chốc lở trên da. Dưới đây là một số bệnh về da thường gặp ở trẻ sơ
sinh.
Phát ban đỏ
Vài ngày sau khi chào đời, bé có thể xuất hiện những mảng ban, còn được gọi là “phát
ban đỏ”. Những nốt ban trông hơi giống nốt muỗi cắn, có kèm theo đầu mủ màu trắng
vàng trên mỗi nốt ban. Ban thường nổi trên người bé nhưng cũng có khi chúng xuất hiện
trên mặt, tay và chân. Những nốt ban này xuất hiện trong vòng một thời gian ngắn nên
bạn không cần lo lắng và cũng không cần phải điều trị cho bé.
Nên tránh cạy (hoặc ép) nốt ban vì bạn có thể khiến da bé bị nhiễm khuẩn. Chứng ban đỏ
thường tự biến mất sau khi bé được khoảng 7 - 10
ngày tuổi.
Rôm sảy
Là những nốt nhỏ, có màu đỏ và thường tập hợp
thành từng đám trên da. Chúng có xu hướng “sinh
sống” trên đầu, cổ và thân mình, đặc biệt là những
vùng da gấp (nơi mà không khí khó lưu thông) trên
cơ thể bé. Quần áo quá chật hoặc dày sẽ khiến
chứng rôm sảy ở bé tồi tệ hơn. Vì thế, bạn nên mặc
trang phục mỏng, nhẹ, thấm mồ hôi cho bé. Phần
lớn các bé đều mắc chứng rôm sảy, cho dù đó là
mùa nào trong năm, ngay khi bé vừa tiếp xúc với
môi trường sống bên ngoài tử cung mẹ.
Nổi ban do hormone

Nên giữ vệ sinh da thật tốt cho trẻ.
Sự thay đổi hormone có thể gây nên những nốt ban nhỏ trắng trên mặt, tai và lông mày
của bé. Đây là loại hormone được sản xuất ra trong quá trình mẹ chuyển dạ, nó có chức


năng kích thích tuyến dầu dưới da của bé, dẫn tới những nốt ban. Ban do hormone còn
được biết đến với cái tên “ban sữa”. Nhìn chung, chứng phát ban trong vòng một tháng
đầu tiên ở bé không gây hại và nó sẽ nhanh chóng biến mất để trả lại cho bé một làn da
khỏe đẹp. Bạn cũng không cần phải thay đổi chế độ ăn (khi bạn đang trong giai đoạn cho
bé “ti mẹ” hoặc đổi sữa ngoài). Sau 3 tháng, chứng phát ban ở bé có thể xảy đến khi một
vùng da trên cơ thể của bé tiếp xúc với nước tiểu, phân, nước bọt hoặc mồ hôi. Nếu vùng
da bị ban ngày một lan rộng (gần như bao phủ cả người bé) thì nguyên nhân gây ban
trong trường hợp này có thể liên quan đến việc dùng thuốc ở bé. Nếu phát ban kèm theo
những triệu chứng bệnh, bạn nên đưa bé đi khám.
Viêm mủ da
Là những vết tẩy nhỏ trông giống như mụn mủ xuất hiện trên da của bé. Chúng được gây
ra bởi vi khuẩn staphylococcus và thường xuất hiện ở vùng da gấp là cổ và dưới cánh tay.
Viêm mủ da có thể bị nhầm lẫn với chứng phát ban đỏ, trừ khi nó không tự nhiên biến
mất mà kéo dài; khi ấy, bạn nên đưa bé đi khám. Nếu khỏe mạnh và được chăm sóc tốt,
bé sẽ nhanh chóng khỏi viêm da mà không cần điều trị tại bệnh viện. Bác sĩ sẽ chỉ định
cho bạn sử dụng một số kem bôi ngoài da cho bé. Nếu bé sinh mổ, sức khỏe yếu hoặc
những nốt viêm da lan rộng, bác sĩ có thể cho bé dùng kháng sinh.
Bệnh chốc lở
Trông giống như những vết phồng rộp trên da, kèm theo mủ màu vàng. Bệnh này dễ lây
lan từ bé này sang bé khác (khi bé còn nằm trong bệnh viện), lây từ người chăm sóc bé
sang bé Bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn và thường khiến bé khởi phát bệnh khoảng 2
- 5 ngày sau khi bé bị vi khuẩn xâm nhập vào da.
BS. NGỌC HUÊ

×