Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những thất bại trong điều trị loãng xương potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.52 KB, 3 trang )

Những thất bại trong điều
trị loãng xương

Các phương pháp điều trị loãng xương (LX) hiện nay đang gây cho bệnh nhân (BN)
không ít khó khăn và thậm chí còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất
bại trong việc điều trị.
Theo PGS.TS.BS. Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội LX TP.HCM cấu tạo xương được điều hòa
chủ yếu nhờ hai loại tế bào chính: các tế bào sinh xương và các tế bào hủy xương. Ở tuổi
trẻ (dưới 25 tuổi), hoạt động của các tế bào sinh xương sẽ trội hơn các tế bào hủy xương.
Từ tuổi 40 trở đi, hoạt động của các tế bào hủy xương sẽ trội hơn các tế bào sinh xương,
khối lượng khoáng chất của bộ xương sẽ giảm dần theo tuổi với tốc độ mất xương từ 0,5
- 1% mỗi năm. Riêng ở phụ nữ, sau khi mãn kinh, tốc độ mất xương sẽ nhanh hơn hẳn
nam giới cùng tuổi (2 - 4% khối lượng xương trong 5 – 10 năm đầu của thời kỳ mãn
kinh).

Xẹp đốt sống lưng do loãng xương. Ảnh T.N
Tất cả chúng ta, đến lúc có tuổi (trên 65 tuổi) ai cũng bị LX. Đây là hiện tượng LX tiên
phát, một tất yếu của quá trình phát triển. LX tiên phát thường xuất hiện trễ, diễn biến
chậm, tiến triển từ từ và ít có những biến chứng nặng nề. Trong khi đó, nếu quá trình LX
xảy ra sớm hơn, tiến triển nhanh hơn, gây nhiều hậu quả nặng nề như: gãy, xẹp đốt sống,
gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương quay (xương cổ tay) thì được gọi là LX thứ
phát, nhất là khi có thêm các nguyên nhân: phụ nữ sau khi mãn kinh; bất động quá lâu
ngày do bệnh tật; bị các bệnh nội tiết; suy thận mãn hoặc phải chạy thận nhân tạo; mắc
các bệnh xương khớp mãn tính khác đặc biệt là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp;
do sử dụng một số thuốc: chống động kinh, đái tháo đường và đặc biệt là các thuốc kháng
viêm nhóm corticosteroid … Chính sự diễn biến thầm lặng mà người bệnh LX thường
không được phát hiện sớm cho đến khi có biến chứng gãy xương.
BS. Nguyễn Quốc Trị - Trưởng khoa chi dưới, Bệnh viện (BV) Chấn Thương Chỉnh
Hình TP.HCM cho biết, BN gãy cổ xương đùi đến điều trị tại BV này trong 5 năm (2005
- 2009) có 4.181 BN, trong đó có 85% BN xuất phát từ nguyên nhân là LX hoặc thiếu
xương. Các phương pháp được áp dụng để điều trị hiện nay như: nắn, cố định bằng vít


nẹn ép dưới màn tăng sáng (đối với điều trị gãy xương, gãy cổ xương đùi không di lệch,
hoặc di lệch ít). Riêng BN lớn tuổi (> 65 tuổi) gãy di lệch nhiều, kèm LX, không có khả
năng liền thì thay khớp nhân tạo và điều trị bằng thuốc chống LX.
Gãy cổ xương đùi thường rất khó lành xương, nhiều trường hợp lành xương nhưng sau
đó vẫn bị hoại tử chỏm xương đùi phải thay khớp nhân tạo. Theo tư liệu nước ngoài, gãy
tái phát do LX chiếm khoảng 25%. Các khó khăn khác gồm, BN gãy cổ xương đùi
thường lớn tuổi khi gãy xương làm tăng nặng các bệnh nội khoa khác, chi phí điều trị cao
trong khi đó điều kiện kinh tế của BN khó khăn nên không có khả năng tài chính để thay
khớp nhân tạo và điều trị thuốc chống LX thường xuyên. Riêng với phương pháp điều trị
thuốc uống dạng viên thường có thời gian kéo dài, lập lại hàng ngày hoặc hàng tuần tùy
loại và tuyệt đối là không được quên uống thuốc dù chỉ 1 liều. Tuy nhiên, trên thực tế,
người bệnh thường quên uống thuốc dẫn đến phải bỏ dở phác đồ điều trị. Thêm nữa, theo
PGS. Lê Anh Thư, trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị LX dạng uống thuộc nhóm
Bisphosphonate (BP - ức chế hủy xương) như: Fosamax, Actonel, Alentadronate,
Risedronate,… Tuy nhiên, các loại này có nhược điểm trong việc buộc BN phải tuân thủ
đúng tư thế hay phải ghi nhớ uống trước bữa ăn (bữa uống) đầu tiên trong ngày. Do đó,
BN có thể quên và nhất là đối với BN bị gãy xương, đau lưng do xẹp lún đốt sống, bất
động, lại càng bất lợi. Mặt khác, BP dạng uống gây kích ứng thực quản, viêm dạ dày.
Điều này ảnh hưởng đến tính tuân thủ điều trị của BN, yếu tố quan trọng trong điều trị.
Từ những thất bại này mở ra một yêu cầu về phương pháp điều trị loãng xương và phòng
ngừa gãy xương một cách hiệu quả. Và tin vui cho những BN LX, hiện đã có một loại
thuốc ức chế hủy xương mới qua đường dùng là tiêm truyền tĩnh mạch zoledronic acid
5mg. Với liều dùng mỗi năm một lần trong ít nhất 15 phút, zoledronic acid 5mg có ưu
điểm là sự thuận tiện cho bệnh nhân, tránh những tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (đây
là nhược điểm rất lớn của BP dạng uống) nên chắc chắn sẽ giúp BN tuân thủ việc điều trị
tốt hơn.
NGUYỄN HUYỀN - MINH ANH

×