Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.03 KB, 5 trang )

Dinh dưỡng cho bệnh nhân
đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, tuy là một bệnh
mạn tính không lây nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người bệnh và là
gánh nặng của gia đình và xã hội.
Mục đích của điều trị bệnh này là điều chỉnh đường huyết, duy trì cân nặng trong giới
hạn bình thường (BMI tốt nhất từ 21-23) và tạo cho người bệnh một cuộc sống vui, khỏe,
lạc quan.
Khi đường huyết lên quá cao hoặc xuống quá thấp đều gây hại đối với cơ thể và ta gọi đó
là vùng đường huyết nguy hiểm. Đường huyết xuống thấp dưới 60 mg/dl có thể dẫn tới
tình trạng hôn mê. Đường huyết tăng cao hơn 180 mg/dl có thể làm tổn thương nhiều bộ
phận trong cơ thể như tim, mạch máu, mắt và thận. Bệnh tim và mạch máu có thể dẫn tới
nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Đây là nguyên nhân tử vong hàng đầu của
bệnh ĐTĐ. Do đó mục tiêu chính trong điều trị bệnh ĐTĐ là giữ mức đường huyết càng
gần mức bình thường càng tốt, tránh xa vùng đường huyết nguy hiểm.
Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân đái tháo đường nên duy trì
đường huyết ở mức sau:
Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0 - 7,2 mmol/l )
Sau ăn 1- 2 giờ: < 180 mg/dl (10mmol/l)
Chúng ta sử dụng chỉ số BMI theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới để đánh giá
tình trạng dinh dưỡng của cơ thể và nó được tính theo công thức sau:
BMI = Cân nặng
(Chiều cao)2
- Người bình thường: BMI 18,5 - 25 (23 đối với VN)
-Người gầy : BMI ≤ 18
-Người béo: BMI ≥ 25 (Người VN > 23 là béo)
Để đạt được các mục tiêu trên, trong ăn uống người bệnh ĐTĐ cần phải tuân thủ các
nguyên tắc sau:
Đầy đủ các chất dinh dưỡng: Bữa ăn cần phải có đủ các chất: chất đạm, béo, bột đường,
vitamin, muối khoáng, nước, chất xơ



Mỗi loại thực phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau và không có một thực phẩm
nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu con người. Do đó không thể
ăn một loại thực phẩm duy nhất được mà cần phải ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm với
nhau. Bữa ăn cần phải có mặt đại diện của 4 nhóm thực phẩm.
Nhóm 1: Nhóm ngũ cốc, khoai củ và các loại đường bột
Đặc điểm nhóm này: Chủ yếu cung cấp năng lượng (giàu các chất đường bột). Không có
hoặc có rất ít vitamin C, A, D và chất béo.
Nhóm 2: Nhóm sữa, thịt, cá, trứng, đậu đỗ khô và các chế phẩm của chúng.
Đặc điểm nhóm này: Chủ yếu cung cấp chất đạm (protein), phốtpho, sắt, vitamin. Nghèo
glucid, canxi (trừ sữa), vitamin C, A.
Nhóm 3: Nhóm dầu, mỡ, các loại hạt có dầu.
Đặc điểm nhóm này: Cung cấp chất béo, cho năng lượng cao, tăng hấp thu vitamin tan
trong dầu. Ít hoặc không có protein, glucid, chất khoáng.
Nhóm 4: Nhóm rau, quả.
Đặc điểm nhóm này: Cung cấp chất khoáng, vitamin, chất xơ, nghèo năng lượng.
Năng lượng và các chất dinh dưỡng có tỷ lệ hợp lý:
+ Tính năng lượng (calo = Kcalo) theo cân nặng lý tưởng (BMI = 22) trung bình cơ thể
cần 30 calo/kg/ngày. Bệnh nhân ăn thừa năng lượng, hoặc thiếu năng lượng đều làm cho
đường máu rơi vào vùng nguy hiểm.
+ Tỉ lệ protein: lipid: glucid = 15-20% : 15-18%; 55- 65% tổng số năng lượng.
- Glucid (chất đường, bột): Gạo (gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt ) ngày ăn khoảng 200-300gam
tương đương với 4 lưng bát cơm. Khoai, củ tươi (khoai lang, khoai sọ, sắn…) ngày ăn
khoảng từ 200 - 400gam. Hạn chế ăn khoai tây, miến dong, bánh mỳ vì các loại này dễ
làm tăng nhanh đường huyết (1 ngày mỗi loại chỉ nên ăn 1 lần, tối đa là 2 lần từ 100 -
150g). Bánh ngọt (không nên ăn quá 30gam/ngày). Hạn chế sử dụng đường, kẹo, mật ong
trừ khi bị hạ đường huyết.
- Lipid (Chất béo): khẩu phần chất béo toàn phần cao có liên quan tới hàm lượng Insulin
lúc đói cao hơn và chỉ số nhạy cảm insulin thấp hơn. Khẩu phần chất béo no không vượt
quá 7% tổng số năng lượng. Tăng cường ăn dầu thực vật vì dầu chứa nhiều a xít béo

không no cần thiết, một ngày ăn khoảng 10-20g (dầu đậu nành, vừng, dầu oliu). Hạn chế
dùng mỡ, bơ, óc, lòng, phủ tạng động vật, đồ hộp.
- Protid (chất đạm): Các loại thịt, cá (100-150g/ngày.) Với trường hợp thừa cân, béo phì
cần chọn thịt nạc, không ăn thịt có mỡ. Thịt gà thì cần bỏ da. Tăng cường ăn các loại đạm
thực vật từ các loại đậu như đậu phụ ( 50-200g/ngày), sữa đậu nành không đường (200-
400ml/ngày)
- Tăng cường chất xơ: Khẩu phần ăn được chế biến kỹ, cạn kiệt chất xơ đã thúc đẩy sự
phát triển của ĐTĐ. Khẩu phần khuyến nghị 20 gam chất xơ/ngày. Chất xơ có tác dụng
giảm nguy cơ tăng đường huyết sau ăn, giảm cholesterol và chống táo bón. Để cung cấp
chất xơ người bệnh cần ăn rau, quả chín và các thực phẩm giữ nguyên tính chất tự nhiên
như gạo giã dối, ăn quả cả vỏ nếu có thể được. Để sử dụng có hiệu quả chất xơ khi chế
biến thức ăn không nên xay sát quá kỹ, quá nhuyễn. Hạn chế sử dụng các thực phẩm tinh
chế. Ăn nhiều món rau trộn sa lát, luộc và phối hơp với thực phẩm ngũ cốc.

Bữa ăn của người ĐTĐ cần phải có đại diện của 4 nhóm
thực phẩm.
- Chế độ ăn cần giàu vitamin và chất khoáng. Để cung cấp đủ vitamin, chất khoáng và
chất xơ, người ĐTĐ cần ăn tăng cường ăn rau quả với số lượng 300-500g rau các loại
/ngày và 200- 500g quả các loại /ngày chia nhiều lần. Không nên ăn các loại quả sấy khô.
- Cung cấp đủ nước 40ml/cân nặng/ngày.
Giữ đường huyết trong khoảng an toàn cho phép: Không làm tăng đường máu nhiều sau
ăn. Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.
- Người bệnh đái tháo đường nên ăn điều độ, đúng giờ không để đói quá, không để no
quá.
- Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa), nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết
ban đêm.
- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
- Cần lưu ý đến chỉ số đường huyết của thực phẩm. Chỉ số đường huyết là mức tăng
đường huyết sau ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (bánh mì trắng hoặc
đường glucose). Các loại thức ăn mặc dù có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn thì

mức độ làm tăng đường huyết khác nhau. Khả năng làm tăng đường huyết được gọi là chỉ
số đường huyết của loại thức ăn đó. Các loại thức ăn có chỉ số tăng đường huyết thấp có
ưu điểm làm cho đường huyết dễ kiểm soát hơn đối với bệnh nhân ĐTĐ. Những thực
phẩm có chỉ số đường huyết thấp làm tăng đường huyết sau ăn ít và từ từ. Những thực
phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng đường huyết sau ăn nhiều và nhanh. Do vậy
người bệnh ĐTĐ nên chọn thực phẩm có chỉ số dường huyết thấp để sử dụng. Người bị
bệnh ĐTĐ vẫn được ăn thực phẩm chỉ số đường huyết cao nhưng cần hạn chế và khi ăn
nên phối hợp với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp đặc biệt với thực phẩm có
nhiều chất xơ.
Một số đồ uống cần lưu ý:
- Rượu: Người bệnh ĐTĐ vẫn uống được một số rượu nhẹ như rượu vang, nhưng uống
với số lượng ít, mỗi ngày chỉ uống không quá 150ml và chia nhiều bữa. Nếu người bệnh
đã nghiện rượu thì nên giảm từ từ đến mức chấp nhận được và thay rượu mạnh bằng rượu
có độ cồn thấp vì rượu có nguy cơ làm hạ đường huyết. Người nghiện rượu có nguy cơ
xơ gan.
- Bia : Không nên uống nhiều, 1 lần nên uống ≤ 200 ml và một ngày không quá 3 lần.
- Các loại nước ngọt, nước giải khát có ga: Chỉ sử dụng các loại nước không đường.
BSCKII. Đinh Thị Kim Liên

×