Ăn uống để phòng bệnh tim mạch
Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã nhận thấy mối liên quan giữa chế độ ăn uống
với các bệnh tim mạch, rằng chế độ dinh dưỡng là một nhân tố quan trọng trong phòng
ngừa và xử trí một số bệnh tim mạch, nhất là bệnh tăng huyết áp và bệnh mạch vành.
Ăn gì để hạn chế tăng huyết áp?
Từ lâu, y học đã biết yếu tố nguy cơ chính của tai biến mạch máu não là tǎng huyết áp
(THA). Các nghiên cứu đều thấy mức huyết áp tǎng lên song song với nguy cơ các bệnh
tim do mạch vành và tai biến mạch máu não. Trong các nguyên nhân gây THA, trước hết
phải nói đến lượng muối ăn hàng ngày. Nghiên cứu cho thấy: ở các vùng mà dân cư ǎn ít
muối thì bệnh THA không đáng kể, không thấy có THA theo tuổi. Theo khuyến cáo của
Tổ chức Y tế thế giới, chế độ ǎn muối 6g/ngày đối với người lớn là giới hạn hợp lý để
phòng THA. Ngoài muối ǎn còn có một số muối khác cũng có vai trò đối với THA.
Chẳng hạn, tǎng lượng canxi trong khẩu phần ăn có tác dụng làm giảm huyết áp. Một số
nghiên cứu khác thì cho biết, chế độ ǎn giàu kali có lợi cho người THA. Nguồn canxi tốt
có trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Các thức ǎn nguồn gốc thực vật như khoai củ, đậu
đỗ và các loại rau quả có nhiều kali. Trái lại, các loại thức ăn có nhiều các axit béo bão
hòa lại làm THA. Như vậy, có nhiều yếu tố như muối natri, canxi, kali, chất béo bão hòa
ảnh hưởng đến huyết áp, kết hợp với tình trạng béo phì và nghiện rượu.
Vì vậy, muốn phòng chống bệnh THA cần thực hiện một chế độ ǎn hạn chế muối, giảm
nǎng lượng và rượu kết hợp với việc ăn thực phẩm giàu canxi, kali, vitamin C, thay thế
các chất béo của thịt bằng cá, có thể đủ để làm giảm huyết áp ở hầu hết những người có
THA nhẹ. Đối với bệnh nhân THA nặng, chế độ ǎn uống nói trên giúp giảm bớt sử dụng
các thuốc hạ huyết áp.
Hút thuốc lá gây nguy cơ cao mắc bệnh động mạch
vành.
Phòng tránh bệnh mạch vành cách nào?
Với hiểu biết hiện nay, 3 yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành đã được xác định là: hút
thuốc lá, THA và cholesterol máu cao. 3 nguy cơ
này tǎng dần theo tuổi.
Hút thuốc lá được coi là yếu tố nguy cơ hàng đầu
đối với bệnh mạch vành. Nhiều nghiên cứu cho
thấy: hút thuốc lá không những gây tổn thương
màng trong các động mạch mà còn sinh ra chất
nicotin gây tǎng nhịp tim và THA, tǎng nhu cầu
oxy của các cơ tim. Chất oxyt cacbon trong khói
thuốc làm giảm khả nǎng vận chuyển oxy của
máu. Nicotin và các chất độc hại khác trong khói
thuốc còn là nguồn sản sinh ra các gốc tự do,
tǎng độ kết dính của tiểu cầu và làm giảm các
lipoprotein có tỷ trọng cao, hậu quả là gây vữa xơ
mạch máu, chít hẹp lòng mạch, nhồi máu cơ tim,
tai biến mạch máu não, đẩy nhanh quá trình lão
hóa các cơ quan trong cơ thể… Vai trò của dinh
Nghiên cứu của Bệnh viện Bạch Mai
cho thấy: tổn thương giải phẫu bệnh
ở bệnh nhân vữa xơ động mạch vào
thập kỷ 60 thì 95% có tổn thương
động mạch não, 5% có tổn thương
động mạch vành; nhưng đầu thập kỷ
80, kết quả là 85% có tổn thương
động mạch não và 15% có tổn
thương động mạch vành. Vào những
năm 60, tỷ lệ tăng huyết áp của Việt
Nam chỉ vào khoảng 1% dân số, còn
hiện nay, theo số liệu của Viện Tim
mạch, tỉ lệ này cao hơn 10%, như vậy
tăng huyết áp đã trở thành một vấn
đề sức khỏe cần chú ý ở Việt Nam.
dưỡng được chú ý đến khi người ta nhận thấy ở Italia, Hi Lạp là các nước mà tỷ lệ người
nghiện thuốc lá nặng nhưng tỷ lệ mắc bệnh mạch vành không tǎng là do cư dân ở đây ăn
nhiều rau và trái cây.
Cholesterol máu cao có liên quan với bệnh mạch vành đã được thừa nhận nhờ kết quả
nhiều công trình nghiên cứu. Cholesterol là một chất có nhiều chức năng quan trọng, một
phần được tổng hợp trong cơ thể, một phần do thức ǎn cung cấp. Lượng cholesterol trong
thức ăn góp phần gây ra nguy cơ bệnh mạch vành nên các nhà khoa học khuyên chúng ta
chỉ nên ăn dưới 300mg cholesterol /ngày. Cần hạn chế ăn các thức ǎn nguồn gốc động vật
chứa nhiều cholesterol là: não, bầu dục, tim, lòng đỏ trứng. Một lưu ý là lòng đỏ trứng có
nhiều cholesterol nhưng đồng thời có nhiều lexitin, là chất điều hòa chuyển hoá
cholesterol trong cơ thể. Do đó những người có cholesterol máu cao không nhất thiết phải
kiêng ăn trứng mà chỉ nên ǎn mỗi tuần 1 - 2 quả.
Nghiên cứu nổi tiếng của Keys và cộng sự trên 7 nước sau chiến tranh thế giới lần thứ hai
cho thấy: tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành tǎng theo mức tǎng axit béo no trong khẩu
phần. Axit béo no có nhiều trong chất béo động vật, còn các loại dầu thực vật giàu axit
béo chưa no. Do đó, một chế độ ǎn giảm chất béo động vật, tǎng dầu thực vật, bớt ǎn thịt,
tǎng ǎn cá; Ăn nhiều rau và trái cây, cai thuốc lá, hoạt động thể lực và duy trì cân nặng ổn
định có tác dụng bảo vệ cơ thể tránh bệnh mạch vành. Lời khuyên của các nhà dinh
dưỡng là: nǎng lượng do chất béo cung cấp không được vượt quá 30%, các loại đường
ngọt không quá 10%, còn nǎng lượng do protein nên đạt từ 10 - 15%.
ThS. Trần Quốc An