Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

10 NGƯÒI ĐÀN BÀ ĐỘC ÁC NHẤT TRUNG HOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.64 KB, 8 trang )

10 người đàn bà độc ác nhất Trung Hoa
08-05-2010
Người Trung Quốc gọi những người đàn bà hiểm độc là “độc phụ”. Nghiên cứu lịch sử
nước Trung Quốc phong kiến mấy ngàn năm, người ta thấy “độc phụ” có rất nhiều, hầu
như triều đại nào cũng có.
1 Lã Hậu: Người đàn bà độc ác nhất trong lịch sử
Hán Cao tổ Lưu Bang và Lã Trĩ quả là một cặp vợ chồng hoạn nạn có nhau, thế nhưng sự
xuất hiện của Thích Phu nhân là một trở ngại nghiêm trọng cho cuộc sống hạnh phúc của
cặp vợ chồng đế hậu này.
Người Trung Quốc có câu “Nam nhi ái hậu phụ, nữ tử trọng tiền phu” (Đàn ông thì yêu
vợ sau, đàn bà thường trọng người chồng trước). Thích Phu nhân mặt đẹp như hoa, thân
hình gợi cảm, hát hay múa giỏi, lại sinh được cho Lưu Bang hoàng tử Như Ý.
Như Ý thông minh khôi ngô, Lưu Bang rất yêu nên có ý muốn phế trưởng lập thứ. Lã
Hậu rất hoảng, tưởng bị phế đến nơi, may nhờ có các đại thần ủng hộ nên bà ta mới giữ
vững được ngôi hậu.
Sau khi Hán Cao tổ qua đời, Lã Hậu chuyên quyền, bắt đầu tính đến chuyện trả thù
những phi tần đã được Lưu Bang sủng ái khi trước. Thích Phu nhân là nạn nhân đầu tiên.
Bà ta sai người chặt hết chân tay Thích Phu nhân, chọc mù mắt, đâm thủng tai, bắt uống
thuốc độc cho câm, sau đó quẳng kẻ tình địch trong tình trạng sống dở chết dở như thế
vào một căn hầm tối, gọi là “Người lợn”. Tình cảnh của Thích Phu nhân đáng sợ đến mức
một lần con trai Lã Hậu là Hán Huệ Đế tình cờ nhìn thấy, sợ quá lâm bệnh, nằm liệt
giường.
Những thủ đoạn giết người tàn bạo không phải là hiếm ở Trung Quốc, nhưng thủ đoạn
tàn ác như Lã Hậu thì quả là có một không hai. Không những hại Thích Phu nhân, Lã
Hậu còn lừa Như Ý vào trong cung.
Huệ Đế biết rõ tính mẹ, sợ đứa em cùng cha bị mẹ hãm hại nên ăn ngủ cùng nhau, không
rời một bước. Nhưng dù được người anh tốt bụng che chở thì Như Ý cũng không thoát
khỏi tay người đàn bà hiểm độc được mãi. Một lần, nhân lúc Huệ Đế đi săn ngoài cung,
Lã Hậu đã sai người bóp chết con trai của kẻ tình địch.
2 Chiêu Tín: Quái vật trong triều Hán
Chiêu Tín là cơ thiếp của Quảng Xuyên Vương Lưu Khứ, cháu nội vua Hán Cảnh Đế.


Chiêu Tín đẹp thế nào thì không thấy sử sách ghi, nhưng tính tình tàn nhẫn hiểm ác thì
vào loại hàng đầu trong lịch sử Trung Quốc.
Theo sử chép thì lúc đầu Lưu Khứ rất sủng ái hai nàng Vương Chiêu Bình, Vương Địa
Dư, hứa hẹn lập họ làm hoàng hậu. Nhưng vốn là kẻ hoang dâm vô độ nên sau này ông ta
lại quay ra sủng ái Chiêu Tín. Chiêu Bình, Địa Dư rất căm tức nên bàn mưu định hại
Chiêu Tín.
Chuyện bị bại lộ, Lưu Khứ bắt Chiêu Bình ra dùng khổ hình tra khảo. Đánh roi mây,
Chiêu Bình nén chịu không khai, chuyển sang dùng dùi sắt đâm, Chiêu Bình đau quá phải
khai. Thế là Lưu Khứ bèn triệu tập các phi tần đến, bắt họ dùng kiếm đâm chết Địa Dư,
còn Chiêu Bình thì để Chiêu Tín đâm chết. Ông ta còn cho treo cổ 3 thị tỳ, sau đó đem
đốt xác hai người đẹp ông ta hằng yêu dấu thành tro rồi đổ đi.
Chưa hài lòng, Chiêu Tín còn vu cáo Vọng Ngưỡng, một ái thiếp khác được Lưu Khứ
sủng ái. Nghe Chiêu Tín siểm tấu, Lưu Khứ cho gọi các phi tần cùng kéo đến nơi Vọng
Ngưỡng ở, lột hết quần áo nàng, bắt các phi tần dùng dùi nung đỏ gí vào người nàng.
Vọng Ngưỡng bỏ chạy, nhảy xuống giếng tự vẫn, Chiêu Tín lôi lên, dùng giáo đâm vào
chỗ kín, xẻo mũi cắt miệng, cắt lưỡi nàng… đem nấu chín, bắt các phi tần khác xem.
Chưa hết, Chiêu Tín còn vu cáo hãm hại một cung phi là Vinh Ái. Vinh Ái sợ quá nhảy
xuống giếng nhưng không chết. Chiêu Tín lôi lên, trói lại, gí dao nung làm mù hai mắt,
cắt hai tay, nung chì đổ vào miệng nàng. Vinh Ái chết, Chiêu Tín còn sai phân thây bắt
chôn mỗi thứ một nơi. Có tới 14 cung phi từng được Lưu Khứ sủng ái bị Chiêu Tín hành
hạ như vậy.
3 Lệ Cơ: Kẻ giết người không dao
Sự hiểm độc của Lệ Cơ khác với những người khác ở chỗ “giết người không dao”.
Thời Xuân Thu, Tấn Hiến Công xuất binh đánh Lệ Nhung – một nhánh của Tây Nhung,
nay thuộc huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây – giết vua Lệ Nhung, bắt Lệ Cơ công chúa
là con gái ông ta mang về trung nguyên.
Lệ Cơ đẹp nghiêng nước nghiêng thành nên Hiến Công rất thích. Bất chấp lời can ngăn
của quan chiêm bốc (thầy bói), ông ta vẫn lấy làm thiếp, sau đó Lệ Cơ sinh được con trai,
đặt tên là Khê Tề.
Sinh được con trai rồi, Lệ Cơ tìm cách hành động để lo liệu cho tương lai của hai mẹ con.

Trước hết, nàng dọn sạch mọi trở ngại trên con đường đưa Khê Tề đến ngai vàng, lập
mưu trừ bỏ 3 công tử tài hoa là Thân Sinh, Trùng Nhĩ, Di Ngô. Nàng thẽ thọt bẩm với
Hiến Công sai Thân Sinh mang quân đi đánh Nhung Địch rồi thừa cơ nắm lấy chỗ yếu,
đẩy Thân Sinh đến chỗ chết, nhưng không thực hiện được.
Tiếp đó, Lệ Cơ tìm cách vu cáo bỏ thuốc độc vào thức ăn dâng lên để giết hại vua cha,
bức Thân Sinh phải thú nhận rồi ôm hận tự sát. Thân Sinh chết rồi, Lệ Cơ bèn vu cho Di
Ngô đồng mưu khiến Công tử Trùng Nhĩ phải bỏ chạy về Bồ Thành, còn Di Ngô chạy
đến Khuất Thành.
Tấn Hiến Công nghe nói hai con trai bỏ trốn liền nổi giận lôi đình, càng tin rằng hai
người đồng mưu với Thái tử Thân Sinh hại cha và Lệ Cơ nên ra lệnh điều binh đi đánh
Bồ Thành. Viên quan coi Bồ Thành sợ quá khuyên Trùng Nhĩ tự sát để tạ tội, Trùng Nhĩ
vội nhảy xuống dưới thành chạy trốn, người này chỉ kịp vung gươm cắt lấy tay áo của
Trùng Nhĩ. Hiến Công sai người đánh Khuất Thành nhưng không được.
Sau khi Hiến Công chết, các quan đại phu tập hợp dư đảng của các công tử làm loạn giết
chết Khê Tề và Trác Tử, đón Di Ngô trở về lên ngôi vua, cơn sóng gió do Lệ Cơ gây nên
bấy giờ mới yên.
4 Triệu Phi Yến đời Hán: Cặp chị em ghê gớm

Vẻ đẹp của Triệu Phi Yến có thể nói là “Đệ nhất thiên hạ”, không ai sánh bằng, nhưng sự
hiểm độc của đại mỹ nhân này thì cũng không ai so được.
Triệu Phi Yến và người em gái là Triệu Hợp Đức sau khi được Hán Thành Đế đưa vào
cung làm phi đã cùng nhau lật đổ Hứa Hoàng hậu.
Nói về tài múa hát và nghệ thuật phòng the của Phi Yến thì không ai sánh bằng, có giả
thuyết nàng xuất thân gái lầu xanh. Chính vì là gái ca kỹ nên không còn khả năng sinh đẻ.
Người em gái cũng vậy, “hoa không thể đẹp mãi”, nếu không sinh được con trai để củng
cố địa vị thì chẳng chóng thì chầy sẽ bị gạt bỏ, hai chị em họ biết rõ mối nguy hiểm đó.
Hai người bắt đầu chú ý đến các cung phi được Thành Đế sủng ái khác. Một số cung phi
có mang đã chuốc họa vào thân vì điều đó.
Một cung phi là Tào Cung sau khi “tiến ngự” sinh được con trai khiến Thành Đế tuổi đã
40 mà chưa có con trai mừng đến phát cuồng. Thế nhưng chị em Phi Yến hay tin đã ép

vua xử tử cả hai mẹ con Tào Cung, gây nên vụ thảm án kinh hoàng. Một năm sau, tình
cảnh tương tự lại xảy ra với Hứa mỹ nhân – một người cũng vừa sinh được con trai.
Thành Đế không phải không biết đến sự hiểm độc của hai người đàn bà này, nhưng do
quá chìm đắm trong sắc dục nên ông ta không cương quyết được. Tận mắt thấy cốt nhục
của mình bị chị em Phi Yến hãm hại mà chỉ đành gạt nước mắt than vãn.
Sử ký còn ghi “Vô số cung phi mang thai đều bị ép uống thuốc để phá bỏ”. Ông vua
hoang dâm ấy gục ngã dưới váy chị em nhà họ Triệu, để mặc họ tàn hại cốt nhục của
mình, bất chấp nguy cơ Hán triều bị tuyệt tự, như thế đủ biết sức quyến rũ của hai chị em
nhà ấy ghê gớm đến thế nào.
5 Giả Nam Phong đời Tấn: Vua sợ như cọp
Nói về sự hiểm độc, xấu xa lẫn dâm đãng thì khó ai qua mặt được Giả Nam Phong, hoàng
hậu của Tấn Huệ Đế.
Là hoàng hậu nhưng bà ta sinh liền 4 công chúa, không có con trai thì các phi tần khác
trong cung nếu ai may mắn được Huệ Đế lâm hạnh dĩ nhiên sẽ lãnh đủ. Giả Nam Phong
hung tàn hơn hẳn Triệu Phi Yến. Sau khi biết tin một cung phi có thai, bà ta chạy ngay
đến nơi người đó ở, giật lấy kích của thị vệ đâm cho cô ta một nhát vào ngực chết tươi.
Tấn Huệ Đế sợ Giả Nam Phong như sợ cọp. Tuy luôn mồm nói mình tôn sùng “lễ pháp”,
nhưng trước sự hoành hành bạo ngược của Giả Nam Phong, ông vua này cũng chỉ biết
than thầm.
6 Độc Cô hoàng hậu đời Tùy: Cậy công làm càn
Hoàng hậu của Tuỳ Văn Đế họ Độc Cô thực ra có thể ăn no ngủ kỹ chẳng phải lo gì đến
chuyện giết chóc những người thân thích vì bà ta sinh đến 5 con trai, hơn nữa cả 5 người
đều đã trưởng thành, thì còn lo gì chuyện bị thất sủng? Thế nhưng tâm lý phòng bị đã
khiến bà ta trở thành người hiểm độc.
Tùy Văn Đế từng sủng ái một cung nữ ở cung Thượng Nhân Thọ, người này họ Úy Trì,
rất xinh đẹp trẻ trung, có thể coi như một đóa hoa mới nở. Tùy Văn Đế bị trói buộc với
Độc Cô hoàng hậu nhiều năm nay ít được những người đẹp khác chiều chuộng, gặp Úy
Trì liền mê mẩn ngay.
Độc Cô hoàng hậu nghe tin, lập tức sai người đi giết Úy Trì thị khiến Tùy Văn Đế uất
quá phóng ngựa ra ngoài cung lang thang suốt ngày, đến chiều tối mới rầu rĩ về cung.

Độc Cô hoàng hậu sở dĩ dám hung hãn đối kháng với chồng như thế vì bà ta luôn tự hào
về việc mình đã góp công lớn cùng chồng đánh lấy thiên hạ, bà ta có làm thế thì Tùy Văn
Đế cũng chả dám làm gì bà ta.
7 Võ Tắc Thiên thời Đường: Vì chính trị không từ điều gì
Tự cổ chí kim, ở Trung Quốc chưa có ai sánh được với Võ Tắc Thiên cả về tài hoa lẫn sự
độc ác. Nhưng sự độc ác của bà ta là vì mục đích chính trị, giết con giết cháu, không điều
gì không dám làm để dọn đường cho việc bản thân buông rèm nhiếp chính.
Một người phụ nữ đã được Đường Thái Tôn Lý Thế Dân ngự hạnh, sau đó lại được vị
hoàng đế mới là Lý Trị đón vào cung, không phải bởi sức quyến rũ, mà bởi tình thế cuộc
đấu đá tranh giành sự sủng ái trong cung đưa đẩy mà nên.
Vương Hoàng hậu tuy là người có gương mặt rất đẹp nhưng thân hình lại mảnh mai. Ở
vào thời đại nhà Đường, phụ nữ đẹp phải là người đầy đặn, béo tốt thì Tiêu Thục Phi
bằng vóc người phốp pháp và vẻ yêu kiều nũng nịu đã chiếm được sự sủng ái của Cao
Tông Hoàng đế, Hoàng hậu gửi gắm vào Mị Nương nên cho đón vào cung để dùng làm
công cụ đối phó lại Tiêu Thục Phi.
Lúc mới vào cung, Mị Nương hiền lành đáng yêu, rất được mọi người trong cung quý
mến. Nhưng dần dần tình thế thay đổi, Mị Nương liên tiếp sinh hạ hai hoàng tử nên
nhanh chóng trở thành thế lực mới trong cung. Từ chỗ là đồng minh, giờ đây Vương
Hoàng hậu lại lo sợ, quay ra hợp mưu với Tiêu Thục Phi để đối phó lại Mị Nương.
Sau đó xảy ra vụ công chúa Như Ý con của Mị Nương bị đột tử khiến hoàng đế rất đau
xót. Giữa lúc đó có người trong cung báo, trước lúc xảy ra chuyện Vương hoàng hậu có
đến thăm công chúa, cử chỉ có nhiều điểm đáng ngờ. Rồi một loạt tin đồn bất lợi với
Vương hoàng hậu lan ra, dần dà bà sống trong nỗi lo bị phế bỏ và trị tội.
Sau khi thanh lọc các thế lực đối địch trong triều, Mị Nương bắt đầu chĩa mũi nhọn vào
các phụ nữ trong cung. Lúc đầu là việc các thuật phù thủy trừ tà của Vương hoàng hậu bị
phát giác, sau đó đến chuyện bà cùng Tiêu Thục Phi bị phế làm dân thường với tội danh
định dùng rượu độc làm hại Võ chiêu nghi. Hai người bị giam trong phòng tối cách biệt
với bên ngoài.
Có lần Cao Tông nghĩ lại tình ân ái khi trước, động lòng trắc ẩn, định tha cho họ ra ngoài
thì tin lan đến tai Mị Nương. Thế là họ bị người của Mị Nương bám theo đánh, chặt chân

tay, quẳng vào chum rượu… Sau mấy ngày trong chum rượu, cả hai người đều chết thảm.
Trước khi chết, Tiêu Thục Phi nguyền rủa sau khi chết sẽ hoá thành mèo để bắt chuột là
“Võ yêu tinh”. Tin truyền đến tai Võ Tắc Thiên (Mị Nương), bà ta lo sợ, từ đó cấm tiệt
việc nuôi mèo trong cung. Và truyền thuyết Võ Tắc Thiên sợ mèo còn truyền đến tận
ngày nay.
8 Minh triều Vạn Trân Nhi: Không được ăn thì đạp đổ
Vạn Trân Nhi chính là nguyên mẫu trong vụ án Ly miêu tráo Thái tử được nói đến trong
các phim về Bao Công.
Vạn Thị là người Thanh Châu, Sơn Đông, được tuyển vào cung từ nhỏ làm cung nữ. Lớn
lên, Vạn Thị được hầu hạ Chu Kiến Thâm, dần dà hai người nảy sinh tư tình. Năm Thiên
Thuận thứ 8, Anh Tôn băng hà, Chu Kiến Thâm lên ngôi khi tròn 18 tuổi, lấy hiệu là
Hiến Tôn, lúc đó Vạn Thị đã 35 tuổi. Tuy tuổi tác chênh lệch nhưng hai người vẫn lén
mây mưa cùng nhau. Vạn Trân Nhi đẹp một cách đầy đặn phốp pháp, có câu rằng “Thanh
tú tựa Triệu Hợp Đức, đầy đặn như Dương Quý Phi”, bà ta rất được Hiến Tôn sủng ái.
Nhưng sau khi Hiến Tôn lên ngôi thì hai vị Thái hậu đã tuyển chọn vào cung nhiều mỹ
nữ, trong đó phải kể đến Hoàng hậu Ngô Thị, hai nàng phi Vương Thị và Bách Thị, khiến
Vạn Trân Nhi đem lòng ghen ghét, thù hận.
Ngô Hoàng hậu thấy Vạn Trân Nhi không coi ai ra gì, muốn trị cho một trận. Một hôm
khi Vạn Trân Nhi vào gặp, rất ngạo mạn vô lễ, bà liền mắng. Vạn Thị không vừa liền đáp
trả nói năng chỏng lỏn. Bực quá, Hoàng hậu vớ lấy chiếc gậy trong tay thái giám gõ cho
mấy cái. Vạn Thị bèn tìm đến vua khóc lóc tố khổ và bịa chuyện nói khích. Hiến Tôn tức
giận liền truyền chỉ phế bỏ Ngô Hoàng hậu rồi lập Vương Thị làm hậu.
Năm Thành Hoá thứ 2 (1466), Vạn Thị sinh được con trai, được phong làm Quý phi,
nhưng ít lâu sau thì đứa bé chết yểu, từ đó về sau bà ta không sinh được nữa. Vạn Thị
thường ghen tuông đến mức điên khùng trước việc những phi tần, cung nữ khác trong
cung được vua sủng ái. Nếu phát hiện thấy ai có thai bà ta liền sai người lấy cớ chữa bệnh
để bắt uống thuốc phá thai, vậy mà vua chẳng dám làm gì ngoài việc nhỏ nhẹ phủ dụ bà
ta.
Một lần, Hiến Tôn lâm hạnh một cung phi họ Kỷ, người này có bầu. Vạn Thị sai một
cung nữ đi dò xét, người này bản chất lương thiện nên về nói dối là không có mang. Sau

đó Kỷ Thị sinh hạ một bé trai, biết cả hai mẹ con sẽ lâm nguy nên khẩn cầu viên thái
giám hãy bóp chết đứa bé đi. Thái giám thấy bất nhẫn, bèn lén đưa vào nuôi trong phòng
kín. Ngô Hoàng hậu sau khi bị phế cũng thường vào thăm đứa bé.
Bấy giờ Hiến Tôn mới có một con trai là Tá Cực, chưa đầy 2 tuổi vừa được lập làm Thái
tử đã bị Vạn Thị sai người giết chết. Trước nỗi đau mất con, vua vô cùng sầu não. Một
hôm, vua soi gương và than thở mình tuổi đã cao mà không có con trai nối dõi. Thái giám
Trương Mẫn thừa cơ bẩm báo chuyện mình đã lén nuôi được một hoàng tử. Vua cả
mừng, cho đón Kỷ Thị và đứa bé vào cung. Vạn Thị nổi điên, hại chết Kỷ Thị. Trương
Mẫn hoảng sợ, cũng phải nuốt vàng tự tử.
9 Lý Hoàng hậu nhà Tống: Ghen tuông bệnh hoạn
Một bà hoàng khác là Lý Hoàng hậu thời vua Nam Tống Quang Tôn cũng nổi tiếng về sự
độc ác với những kẻ tình địch và những thủ đoạn ngăn chặn thói lăng nhăng của chồng.
Một hôm khi Quang Tôn rửa tay chợt thấy bàn tay của thị nữ đang rửa tay cho mình trắng
ngần gợi cảm, rất thích, bất giác nắm lấy ve vuốt, hôn hít và buông lời khen đẹp. Mấy
hôm sau, Lý Hoàng hậu sai người dâng vua một cái hộp nói đây là thứ vua rất yêu thích
nên tiện thiếp lấy để dâng lên. Quang Tôn nghe nói cả mừng, vội mở ra xem thì ra trong
đó là… đôi bàn tay của thị nữ hôm nọ vua khen đẹp đã bị chặt ra. Vua kinh hãi, sây xẩm
cả mặt mày.
10 Khách Thị: Người đàn bà làm loạn triều Minh
Khách Thị vốn là nhũ mẫu của Minh Hy Tôn, sau khi câu kết với thái giám Nguỵ Trung
Kiên, bà ta bắt đầu khống chế các thế lực trong triều và ra tay sát hại những người phụ nữ
trong cung mà xưa nay bà ta không ưa.
Minh Quang Tôn tuyển được một người phi là Triệu Thị. Người này có chút xích mích
với Khách Thị, bà ta bèn giả thánh chỉ buộc Triệu Thị phải thắt cổ tự vẫn. Dụ Phi Trương
Thị nói năng có điều chạm đến Khách Thị khiến bà ta nuôi hận trong lòng, bèn kiếm lời
xúc xiểm với Hy Tôn, nói đứa bé do Dụ Phi sinh ra không phải cốt nhục của vua. Hy Tôn
tin lời, tống giam Dụ Phi vào lãnh cung. Khách Thị không cho tiếp tế đồ ăn khiến bà phải
uống nước mưa cầm hơi rồi chết đói.
Trương Hoàng hậu rất ghét Khách Thị nên lựa lời khuyên Hy Tôn đừng nghe lời bà ta
trừng phạt người ngay, nhưng ông ta không nghe. Khách Thị mua chuộc được một cung

nữ trong cung Càn Ninh để ra tay hại Hoàng hậu. Khi đó Trương Hoàng hậu đang có
mang, thường mỏi lưng nên sai cung nữ bóp lưng. Cung nữ đã ra tay khiến bà bị sảy thai.
Chỉ vì dung túng cho Khách Thị làm hại những phụ nữ trong cung mà Minh Hy Tôn đã
chịu họa tuyệt tự.

×