Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Cảnh giác khi sử dụng thuốc chứa “tiền chất ma túy” pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.79 KB, 4 trang )

Cảnh giác khi sử dụng thuốc chứa “tiền
chất ma túy”

Hiện nay, các thuốc cảm sốt chứa pseudoephedrine (PSE, tiền chất ma túy) vẫn
được ngành y tế cho phép lưu hành và các bác sĩ (BS) kê toa cho bệnh nhân (BN) sử
dụng trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, người dân vẫn có thể sáng suốt lựa chọn
những loại thuốc đã được thay thế PSE bằng một dược chất tương đương như
Phenylephrine (PE) để “ủng hộ” một xu hướng mang tính tiến bộ đang diễn ra trên
thế giới trong nỗ lực chung nhằm ngăn chặn việc lạm dụng PSE để sản xuất ma túy
tổng hợp.
Tránh lạm dụng thuốc chứa PSE
Theo BS. Trần Viết Luân, Tổng Thư ký Hội Tai - Mũi - Họng TP.HCM, cơ chế tác dụng
của PSE là kích thích thụ thể alpha gây tác dụng co mạch, làm giảm sung huyết niêm mạc
đường hô hấp trên, đặc biệt là niêm mạc mũi xoang, dùng điều trị giảm sung huyết mũi
(giảm nghẹt mũi) trong các bệnh lý viêm mũi xoang, cảm lạnh, cúm, viêm tai giữa. PSE
cũng được phối hợp với các hoạt chất khác trong các thuốc bán không cần kê toa (OTC)
để điều trị cảm lạnh thông thường, cúm, chống nghẹt mũi. Khi sử dụng, BN cũng có thể
gặp tác dụng phụ là những triệu chứng kích thích hệ thần kinh trung ương có thể gặp gồm
rối loạn giấc ngủ và ảo giác PSE chống chỉ định ở các BN bị bệnh tim mạch nặng, bệnh
mạch vành nặng, cao huyết áp nặng, glaucoma góc đóng, bí tiểu do phì đại tiền liệt tuyến,
cường giáp.

Bên cạnh đó, do PSE có cấu tạo phân tử gần giống với Methamphetamine (ma túy tổng
hợp hay thuốc lắc) nên bị lợi dụng để sản xuất Methamphetamine (PSE là tiền chất để sản
xuất Methamphetamine). Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới, PSE được quản lý chặt
chẽ để tránh mua bán thuốc trái phép nhằm để chế tạo Methamphetamine
Theo BS. Luân, hiện nay các BS vẫn sử dụng PSE có kê toa trong trường hợp cần thiết,
nhưng khuyến cáo không nên sử dụng thuốc mà không có toa BS hay bán và sử dụng
thuốc tùy tiện, sai mục đích. Cùng quan điểm này, BS. Âu Thanh Tùng, Trưởng Khoa
khám bệnh BV. ĐHYD cũng cho biết, tại BV, các thuốc có tiền chất ma túy, gốc á phiện
được kê toa tối đa là một tuần, chỉ những trường hợp đặc biệt thì mới kê toa đến 2 tuần.


BS. Tùng cũng khuyến cáo, các thuốc kết hợp có chứa PSE có khả năng điều trị triệu
chứng, nhưng cần nắm rõ cơ chế tác dụng, tác dụng phụ của thuốc và tình trạng sức khỏe
của từng BN cụ thể khi kê toa. Nguyên tắc sử dụng thuốc là chỉ được trong thời gian
ngắn, tránh cảm giác lệ thuộc vào thuốc. Theo BS. Tùng, các BS chuyên khoa có hiểu
biết sẽ để ý đến vấn đề này nhưng thực sự số này không nhiều. Trong khi đó, BN lại
không có kiến thức, nhất là trong bối cảnh những quảng cáo về thuốc giảm nghẹt mũi loại
này đã và đang gây ngộ nhân cho BS và BN.
Hãy là người tiêu dùng thông thái
Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2001 (The Journal of the Royal Society for the
Promotion of Health) khảo sát kinh nghiệm của các dược sĩ (DS) cộng đồng về lạm dụng
thuốc không kê đơn (OTC) ở Scotland tiến hành trên tổng số 110 quầy thuốc (79% quầy
thuốc đã tham gia trả lời bảng câu hỏi). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đã có sự lạm
dụng thuốc không kê đơn, đặc biệt thường gặp là một số loại thuốc giảm đau, thuốc gây
buồn ngủ, thuốc chứa Codeine, thuốc ho hỗn hợp, thuốc nhuận trường và đáng chú ý là
có cả những thuốc chứa Pseudoephedrine. Số lượng trung bình các BN được nghi ngờ có
sự lạm dụng thuốc trong 1 tuần là 5,63 người. Nghiên cứu đã nhận ra những chiến lược
quản lý lạm dụng thuốc bao gồm: tác động giữa BN/DS; qui định thông tin; loại bỏ một
số thuốc không được bán nữa; chia sẽ thông tin với các DS khác trong khu vực; và
chuyển thông tin cho những thành viên chăm sóc sức khỏe ban đầu. Các DS đã diễn giải
nhu cầu cần thiết hỗ trợ trong việc quản lý việc lạm dụng thuốc không kê đơn và trong
việc “những hệ thống cảnh báo sớm” để chia sẽ những thông tin tại chỗ.
Các chuyên gia y tế cho biết, tại nước ta, những nghiên cứu dạng này để phục vụ tốt cho
BN rất hạn chế, trong khi số lượng nhà thuốc của ta rất lớn với hàng chục ngàn đơn vị
thuộc các đơn vị công và tư, nhà thuốc bán lẻ trong khu dân cư. Chỉ tính riêng tại
TP.HCM hiện đã có hơn 4.000 nhà thuốc, nhưng phần lớn DS không có mặt tại nhà thuốc
mà chủ yếu là do dược tá đứng bán, kiêm tư vấn việc sử dụng thuốc cho BN. Thậm chí,
có người không hề có chuyên môn; thuốc được bán một cách tự do bằng kinh nghiệm,
không chỉ dẫn, ai mua, mua loại gì cũng được. Tình trạng mua bán thuốc nhập lậu, thuốc
không rõ nguồn gốc cũng còn rất phổ biến. Bên cạnh đó là thói quen tiêu dùng của người
dân. Bị cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, đau mắt, thậm chí cả những căn bệnh mãn tính…

Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp đã gặp phải hậu quả khó lường do dùng thuốc tùy
tiện. Trở lại với vấn đề của các thuốc chứa PSE, chính thói quen mua và bán này đã như
vô tình tạo điều kiện cho “tiền chất ma túy” tồn tại công khai và được những đối tượng
xấu sử dụng sai mục đích khi gom hàng để chiết xuất PSE sản xuất ma túy tổng hợp
Methamphetamine.
Các chuyên gia y tế đã khẳng định, các thuốc cảm lạnh chứa PSE còn được phép bày bán
hiện nay dẫu rằng không thể gây nghiện qua đường uống thông thường nhưng vẫn nên
được xếp vào hàng các thuốc có kiểm soát cả trong và ngoài ngành Y tế. Xét về mặt xã
hội, nó vẫn thực sự nguy hiểm như đã nói trên, khi được sử dụng để chiết xuất PSE và
sau đó trở thành nguyên liệu để sản xuất ma túy tổng hợp, một loại ma túy đã được
khẳng định là có “độc lực” cao và đang trở thành trào lưu mới của dân nghiện thay thế
cho các loại thuốc “cổ điển” phiện, cần sa hay heroin.
ANH TUẤN

×