Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hạn chế biến chứng sau nhồi máu cơ tim, thuốc gì? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.76 KB, 3 trang )

Hạn chế biến chứng sau nhồi máu
cơ tim, thuốc gì?

Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng hoại tử một vùng cơ tim do thiếu máu cục bộ cơ
tim kéo dài, thường gây ra bởi sự hình thành cục máu đông trong lòng động mạch vành
(ĐMV) gây tắc và làm hoại tử vùng cơ tim mà ĐMV đó nuôi dưỡng. Đây là một loại
bệnh nặng, diễn biến phức tạp, có nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người
bệnh, tỷ lệ tử vong cao, hậu quả để lại cho người bệnh và xã hội còn nặng nề.
Việc điều trị NMCT phải nhằm tới 3 mục tiêu chính:
- Ngăn chặn sự hình thành và lan rộng của cục huyết khối (các thuốc chống đông, chống
kết vón tiểu cầu). Làm tái lưu thông lại ĐMV bị tắc bằng: thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp
ĐMV qua da hay mổ bắc cầu nối.
- Làm giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ tim, tăng cung cấp máu cho cơ tim (các dẫn xuất
nitrat, các thuốc chẹn thụ thể bêta giao cảm, chẹn kênh canxi).
- Phát hiện sớm các biến chứng như rối loạn nhịp tim, suy tim, sốc tim để xử trí kịp
thời.
Trong điều trị NMCT, các thuốc làm giảm nhu cầu tiêu thụ ôxy cơ tim, tăng cường tưới
máu cho vùng cơ tim bị thiếu máu, hạn chế các biến chứng trước mắt và lâu dài và các
thuốc ngăn chặn sự tiến triển của quá trình vữa xơ động mạch đóng vai trò hết sức quan
trọng.
Các thuốc nhóm nitrate:
Các thuốc này gồm có 2 loại tác dụng khác nhau, loại tác dụng nhanh dùng ngậm hoặc xịt
dưới lưỡi, tiêm tĩnh mạch như nitroglycerin viên 0,5mg ngậm dưới lưỡi; natispray,
lenitral spray dùng xịt dưới lưỡi; ống tiêm lenitral 10ml chứa 15mg nitroglycerin. Loại
chậm dùng đường uống như viên lenitral 2,5mg, viên nitromine 2,6mg Tác dụng chủ
yếu của các thuốc nhóm này là gây giãn tĩnh mạch ngoại vi dẫn đến giảm lượng máu về
tim kết hợp với giãn các tiểu động mạch dẫn đến giảm sức cản ngoại vi. Kết quả của 2 tác
dụng này là giảm tiêu thụ oxy của cơ tim. Đối với động mạch vành, thuốc cũng có tác
dụng giãn động mạch, do vậy chống được hiện tượng co thắt mạch vành; thuốc còn có tác
dụng làm tăng cường tuần hoàn bàng hệ tới các khu vực cơ tim bị thiếu máu. Khi bị
NMCT, ngay khi xuất hiện đau thắt ngực, cần dùng ngay loại xịt hoặc ngậm dưới lưỡi;


tại bệnh viện, bệnh nhân sẽ được sử dụng nitroglycerin dạng tiêm tĩnh mạch bằng bơm
tiêm điện với liều khởi đầu thấp và tăng dần tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.

Tắc động mạch vành.
Các thuốc chẹn thụ thể bêta giao cảm:
Đây là nhóm thuốc đối kháng cạnh tranh với các chất giao cảm, làm giảm tần số tim,
giảm sức co bóp của cơ tim, do đó làm giảm nhu cầu tiêu thụ oxy của cơ tim, tăng cường
tưới máu cho ĐMV, do vậy góp phần làm giảm sự lan rộng vùng hoại tử cơ tim. Ngoài
ra, các thuốc này còn có tác dụng phòng và làm giảm tai biến loạn nhịp ngoại tâm thu
thất. Nhóm thuốc này không được dùng trong các trường hợp: nhịp chậm, tụt huyết áp,
blốc nhĩ thất mức độ cao, hen phế quản, suy tim hoặc choáng tim. Thuốc có thể dùng
đường tĩnh mạch trong pha cấp của NMCT hoặc dùng đường uống.
Dạng hay dùng ngày nay là các thuốc chẹn thụ thể bêta có tác dụng chọn lọc cao trên tim
như atenolol (tenormin), metoprolol (betaloc), bisoprolol (concor).
Thuốc chẹn kênh canxi:
Ion canxi có vai trò rất quan trọng trong co cơ, do vậy việc ức chế kênh canxi sẽ gây cản
trở quá trình co cơ, hậu quả làm giảm sức co bóp của tim dẫn đến giảm tiêu thụ oxy cơ
tim và giãn ĐMV, tăng cường nuôi dưỡng cơ tim. Các thuốc này được chia làm 2 nhóm
có chống chỉ định khác nhau, đó là nhóm dihydropyridin (các biệt dược như nifedipin,
amlodipin, felodipin, isradipin ) và nhóm non dihydropyridin (gồm có verapamin và
diltiazem). Nhóm non dihydropiridin có tác dụng gây giảm sức co bóp của tim, chậm
nhịp tim (đặc biệt verapamin). Do vậy, cần tôn trọng hết sức chặt chẽ các chống chỉ định
của nhóm thuốc này.
Thuốc ức chế men chuyển:
Các thuốc nhóm này không những có tác dụng hạ huyết áp mà còn có tác dụng chống rối
loạn chức năng thất trái; chức năng nội mạc mạch máu ở bệnh nhân sau NMCT, do vậy
làm giảm được các biến cố suy tim, NMCT tái phát. Do vậy thuốc được chỉ định sớm
ngay khi bị NMCT. Nhược điểm hay gặp nhất của các thuốc nhóm này là triệu chứng ho;
nếu ho ít mà bệnh nhân có thể chịu đựng được thì vẫn nên cho bệnh nhân dùng thuốc.
Các thuốc hay được dùng là perindopril (coversyl), lisinopril (zestril), enalaprin (renitec),

tanatril Thuốc nên được dùng bắt đầu bằng liều thấp sau đó tăng dần liều tùy theo đáp
ứng của từng bệnh nhân.
Các thuốc điều chỉnh rối loạn lipid máu:
Vữa xơ động mạch chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên NMCT, cholesterol máu đóng
vai trò hết sức quan trọng trong sự hình thành và tiến triển của mảng vữa xơ động mạch.
Do vậy, việc điều chỉnh các rối loạn lipid máu là không thể thiếu được trong điều trị
NMCT. Một điểm mới cần phải nhấn mạnh là: các thuốc này không những làm giảm các
biến cố tim mạch ở các bệnh nhân có rối loạn lipid máu, mà còn giảm các biến cố này ở
cả những bệnh nhân không bị rối loạn lipid máu. Do vậy, ngay cả khi các xét nghiệm về
mỡ máu cho giá trị bình thường thì việc sử dụng thuốc cũng là hết sức cần thiết. Các
thuốc thường được sử dụng hiện nay sau NMCT thuộc nhóm statin, như rosuvastatin
(crestor), simvastatin (zocor), atovastatin (lipitor). Đặc biệt gần đây, người ta đã chứng
minh được crestor còn có khả năng làm giảm kích thước của mảng vữa xơ ĐMV. Thời
gian dùng thuốc càng kéo dài càng tốt, trừ khi xảy ra các tác dụng phụ không mong đợi
phải ngưng điều trị (tăng men gan, đau cơ ).
TS. Hải Anh

×