Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Đà Nẵng Trường THPT Phạm Phú Thứ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10
Thời Gian:90 Phút( không kể giao đề)
I. TIẾNG VIỆT( 2 điểm)
Tìm và phân tích ý nghĩa của các phép tu từ trong các văn bản sau:
1. Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
(Ca dao)
2. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
(Tục ngữ)
II . NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ( 3 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng ½ đến 1 trang giấy thi) về lòng nhân ái của con
người Việt Nam.
III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ( 5 điểm)
Thuyết minh về cuộc sống và tâm trạng của Thúy Kiều qua 10 câu thơ đầu trong đoạn
trích Nỗi thương mình( Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du).
Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoc giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân !
Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Đà Nẵng Trường THPT Phạm Phú Thứ
KIỂM TRA HỌC KÌ I
ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10
I. TIẾNG VIỆT( 2 điểm)
1. - Phép tu từ: Phép điệp.
- Cụm từ lặp lại: cá mắc câu, chim vào lồng.
- Ý nghĩa: + nhấn mạnh hoàn cảnh bị trói buộc của cô gái
+ tính bi kịch của tình thế không thể giải thoát.
2. - Phép tu từ: Phép đối.
- Từ đối: Bán / mua.
- Ý nghĩa: “Bán” và “mua” thường để chỉ việc mua bán vật chất cụ thể. Nhưng ở đây chỉ quan hệ tình
cảm, tình nghĩa. Cách nói đề cao tình cảm hàng xóm láng giềng.
* Biểu điểm:
- Mỗi câu đúng 1 điểm
- Đúng 2 ý của mỗi câu: 0.75 điểm
- Đúng 1ý của mỗi câu: 0.5 điểm
II . NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ( 3 điểm)
1.Yêu cầu về kĩ năng:
Biết viết một đoạn văn ngắn, biết trình bày rõ ràng và lựa chọn từ ngữ để diễn đạt cô đọng, hàm súc.
2.Yêu cầu về nội dung:
- Thế nào là lòng nhân ái? ( Lòng nhân ái là tình yêu thương giữa con người với con người. Đó chính là
sức mạnh của lòng yêu thương, nó bắt nguồn từ trái tim của mội con người VN)
- Đánh giá về tấm lòng nhân ái, từ ngàn xưa đến bây giờ có những thay đổi thế nào?
- Bình luận về sự phát triển của xã hội dẫn đến sự giúp đỡ của mọi người đối với nhau hay ngày càng
lạnh nhạt với nhau?
+ Người VN luôn mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, là con của Lạc Long Quân và Âu CƠ, cùng
sinh ra trong bọc trăm trứng nên có lòng yêu thương nhau như ruột thịt. Anh em từ Bắc chí Nam, mỗi
khi lũ lụt miền Trung, miền nam đau xót,
+ Có những chương trình Tv như: Nối vòng tay lớn, Vòng tay nhân ái,
* CHo dù XH có phát triển thế nào thì ng dân VN ta vẫn yêu thương nhau, sẵn sàng san sẽ và giúp đỡ
nhau XH càng phát triển thì mọi người càng có điều kiện giúp đỡ những người nghèo, những người có
hoàn cảnh khó khăn
- Bài học để rèn luyện lòng nhân ái.
3.Biểu điểm:
- Trình bày được đầy đủ yêu cầu trên: 3 điểm
- Trình bày được một nửa yêu cầu trên: 1.5 điểm
- Trình bày sơ sài, lan man: 1điểm
- Hiểu vấn đề chưa đúng, viết lung tung: 0-0.5điểm
III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ( 5 điểm)
1. Yêu cầu:
- 4 câu đầu: + cảnh sinh hoạt chốn lầu xanh ồn ào, nhộn nhịp với khách làng chơi dập dìu, tấp nập
+ hiện thực trớ trêu về cuộc sống nhục nhã ê chề của Thuý Kiều trong thân phận một kĩ nữ.
+ hình ảnh ước lệ, ẩn dụ, tượng trưng, đốí xứng: bướm lả ong lơi, lá gió cành chim…
- 6 câu còn lại:
+ cách ngắt nhịp 2/4/2 và phép điệp ở câu 6: tâm trạng thảng thốt, ý thức được thân phận,
phẩm giá, nhân cách của chính mình.
+ Đại từ nghi vấn “sao” lặp lại: tâm trạng chán chường, mỏi mệt, đau đớn, tủi nhục, ghê sợ
chính bản thân mình của Thuý Kiều khi bị đẩy vào cuộc sống nhơ nhớp.
2.Yêu cầu kĩ năng:
Học sinh biết cách thuyết minh tâm trạng nhân vật; bài làm có bố cục rõ ràng, văn viết trong sáng, diễn
đạt mạch lạc.
3.Biểu điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Văn rõ ràng, mạch lạc, viết cảm xúc, diễn đạt tốt.
- Điểm 3-4:Hiểu đúng và đầy đủ nội dung. Diễn đạt được ý, mắc không quá 7 lỗi về chính tả.
- Điểm 2: Chưa hiểu đầy đủ về nội dung. Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, không biết chọn hình
ảnh để phân tích.
- Điểm 0-1: Chủ yếu diễn nôm, không hiểu đề.