Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tàu sân bay Mỹ sẽ chết như thế nào ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.72 KB, 8 trang )

Tàu sân bay Mỹ sẽ chết như thế nào
Chàng cao bồi phanh áo để lộ khẩu súng lục trễ bên hông khệnh khạng bước vào quán
rượu. Dân nhậu trong quán chẳng còn ai sợ chàng. Người ta biết cả, súng dỏm-đạn xịt,
còn những kẻ kiêu hùng thì đã đấu súng ngoài phố kia chết cả rồi.
Nước Mỹ có gì để tự hào? Giáo dục ư, không phải, khoa học ư, không nốt. Y tế-chăm
sóc sức khoẻ, mobilefone, tốc độ internet, tự do báo chí, dân chủ… Không cái nào trong
số chúng là số 1 cả.
Nhưng có đấy chứ, những cái tàu sân bay to lớn đồ sộ. Phải rồi, 11 chiếc cả thảy đang
rong ruổi trên các đại dương thì nước nào có được. Tàu sân bay Mỹ hiển nhiên là biểu
tượng sức mạnh siêu cường, niềm tự hào Mỹ.
Vậy mà người ta nói rằng: Những cái niềm tự hào đang vận hành trong sự ngu đần đã
nửa thế kỷ. Chúng vẫn đang rong ruổi trên biển cho đến tận ngày nay… Đã từ lâu người
ta biết rằng niềm tự hào chỉ là những mục tiêu nổi đắt đỏ nhất lịch sử và chúng đã chết.
Hãy để Gary Brecher nói cho bạn biết chúng chết thế nào.
Sau khi nếm mùi hạt nhân đau khổ, dân chúng xứ Nhật có tiếng là chống chiến tranh,
chống nguyên tử và chống Mỹ. Mọi tàu chiến Mỹ đến đây đều được đón tiếp bằng các
cuộc biểu tình, phong toả rầm rộ. Thường mỗi lần như vậy, tàu Mỹ phải thả neo ngoài
khơi xa để tránh đám biểu tình, nhưng cũng không tránh khỏi hội Hoà bình xanh bơi
thuyền ra tận nơi săn sóc tận tình.
Ngày 25-9-2008 US George Washington đã cập cảng Yokosuka trong sự yên tĩnh lạ
thường. Không có cuộc biểu tình nào, Yokosuka hoàn toàn yên tĩnh ngoài đám đông độ
1000 người, nhưng là đón chào: chức sắc địa phương, chính trị gia, đại diện Hải quân
Nhật, cùng các bé Idol mặc váy ngắn tay cầm cờ hoa vẫy chào. Phát biểu, có vô số phát
biểu ngạc nhiên nhất đến từ phía Nhật, ông thị trưởng Yokosuka, Ryoichi Kabaya nói
người Nhật ban đầu cảm thấy miễn cưỡng đón tàu hạt nhân, nhưng họ kết luận George
Washington không nguy hại gì cả. Ông bộ trưởng ngoại giao Hirofumi Nakasone còn
hăng hái hơn tuyên bố chẳng có ông bạn nào tồn tại trên quả đất này tốt hơn là ông bạn
Mỹ…
Đó là bởi sau nhiều năm miệt mài tiếp thị nước Mỹ ra toàn cầu, cờ giả và thổi phồng
những mối đe doạ không thật, lại được Triều Tiên hiểu ý đồng lòng hưởng ứng đao
kiếm búa xua. Diều hâu Mỹ đã bắt đầu gặt hái thành quả ở xứ Nhật.


Nhưng bây giờ thì sẽ biết chính xác cách Niềm tự hào chết. Câu chuyện sốc nhất trong
năm qua, đến từ Học viện Hải quân Mỹ, không hẳn là nguồn cơn gây hoảng loạn hay
chống-Hải quân. Chỉ đơn giản là Học viện hải quân Mỹ bảo những cái tàu sân bay,
Niềm tự hào Quốc gia là đống sắt vụn.
Quân đội Trung Quốc đã phát triển một loại tên lửa đạn đạo, Đông Phong 21, được thiết
kế đặc biệt để diệt các tàu sân bay Mỹ: "Bởi vì tên lửa DF-21 dùng tổ hợp hệ thống dẫn
đường, vật liệu hấp thụ ra đa và khả năng điều khiển cơ động làm nó có đường bay
không thể đoán trước, sự vượt trội làm nó có thể lẩn tránh các hệ thống theo dõi để phá
huỷ mục tiêu là rất lớn. Người ta ước tính rằng DF-21 có thể bay tại mach 10 và đạt tầm
tối đa 2000km trong ít hơn 12 phút." Đó là câu chuyện của Học viện Hải quân Mỹ, hãy
nhớ là như thế. Họ hiểu vấn đề này: tốc độ, dẫn đường vệ tinh và điều khiển, “sự vượt
trội làm nó có thể lẩn tránh các hệ thống theo dõi để phá huỷ mục tiêu là rất lớn.”
Bạn có biết tại sao đó lại là không đúng sự thật? Bởi vì một câu ngắn được tìm thấy ở
cuối tài liệu, trước khi đọc câu đấy, đám fan cuồng của Lầu Năm Góc hãy hứa là suy
nghĩ chi li cẩn thận về những gì nó ngụ ý. Câu ấy đây: "Các tàu hiện không có phòng
thủ chống tên lửa đạn đạo."
Đúng rồi: chẳng phòng thủ gì cả. Không phòng thủ gì sất ngoài sự thật là chúng có
phòng thủ rất yếu ớt để chống lại cuộc tấn công nào đó bằng cái gì đó hiện đại hơn là
một khẩu pháo. Tôi đã chứng tỏ rằng không tàu sân bay nào sống sót qua một cuộc tấn
công bão táp bằng một số lượng lớn những món đồ giá rẻ, dù là máy bay Cessna, tàu
dạng xì gà điếu hay tên lửa hành trình Trung Quốc chế tạo hàng loạt. Cái này cũng
chẳng có gì bí mật, phóng cùng lúc nhiều tên lửa, nếu không nhiều quá 64 quả là mức
mà mấy cái tàu hộ tống có thể đánh chặn thì cũng là vài chục quả, máy tính gặp nhiều
mục tiêu phải tính toán sẽ đơ ra, hay ít nhất là trở nên chậm chạp. Chậm là chết, thời
nay nó thế.
Nhưng ít nhất các fan cuồng cũng nhìn vào mấy cái ống tên lửa hay khẩu Phalanx
gatling và giả vờ rằng chúng được an toàn. Nhưng không có phòng thủ. Không phòng
thủ gì cả, để chống lại cái gì đó rõ rệt như một tên lửa đạn đạo chẳng hạn.
Vậy nên, không thành vấn đề là cái của đáng nguyền rủa này có một số gã ở trong
phòng điều khiển để có thể theo dõi tên lửa DF-21 khi nó đang lao vào. Những gã thộn

này làm cái việc danh giá là theo dõi nó khi nó lao lên lộn xuống. Rồi cái gì tiếp theo?
Để được mỗi một việc là thấy mình chết như thế nào! Đành phải lặp lại câu trên vậy:
"Các tàu hiện không có phòng thủ chống tên lửa đạn đạo."
Nếu như các fan cuồng vẫn còn không tin thì hãy chịu khó đọc tờ Wired. Trong đó
người ta viết rằng: Mỹ không thể chặn tên lửa Trung Quốc và thậm chỉ không cả bắt
đầu thử nghiệm phòng thủ cho đến năm 2014. Hay tờ Bloomberg News cũng vậy: Hải
quân thiếu phòng thủ chống tên lửa nóng.
Hãy nhớ lại xem, tên lửa đạn đạo cũ như thế nào? Câu hỏi xỏ xiên; đạn cối là tên lửa
đạn đạo, chỉ có điều là không điều khiển. Một cái máy bắn đá đầu sườn đồi lên lâu đài
thời Trung Cổ là vũ khí đạn đạo. Nhưng vũ khí tên lửa đạn đạo tầm xa đầy nguy hiểm
thì sớm nhất cũng là V-2. Một quả V-2 mang đầu đạn hạt nhân là cách chắc chắn và đẹp
để làm biến mất cái tàu sân bay, 2 thành phần của nó: hạt nhân và tên lửa đạn đạo đều
đã có lâu từ 1945.
Rất nhiều thứ đã xuất hiện kể từ đó, như là tên lửa nhiều đầu đạn, bệ phóng di động,
dẫn đường vệ tinh chống nhiễu – nhưng đó là những thay đổi của kẻ tấn công. Mọi thứ
đã thay đổi nhưng là của cái đồ tấn công mất nết chứ chẳng phải cho cái tàu sân bay
chết tiệt.
Bạn biết rằng cái hệ thống dẫn đường của công ty Garmin mà bạn sử dụng để tìm địa
điểm nhà hàng Thái hay Tầu gần nhất mỗi khi bố mẹ vợ đến thăm? Nếu là thuỷ thủ, nó
sẽ làm bạn hiền sợ đến chết khiếp. Cái máy tính Mac ở phòng cậu con trai cũng làm bạn
sợ. Mỗi khi đồ điện tử trở nên nhỏ gọn, rẻ và hiệu quả hơn, tàu sân bay càng trở thành
cái bẫy chết người hơn. Mỗi khi công nghệ tàng có bước tiến mới, tàu sân bay càng
thêm rõ ràng là một ý tưởng tồi. Nhỏ hơn, động cơ chạy mát hơn: một dấu hiệu xấu
khác cho các tàu sân bay. Mỗi sự thay đổi công nghệ trong thế kỷ qua đều đi đến chỗ có
câu viết "Dừng chế tạo tàu sân bay" trên nó! Vậy mà không ai trong giới hải quân thèm
chú ý gì cả.
Bài học ở đây là cùng một thứ mà tất cả fan cuồng ngây ngô phải học qua việc nhìn tin
tức tài chính trong năm qua: những kẻ cầm đầu cũng ngu xuẩn như bạn vậy, chúng chỉ
là những kẻ kém cỏi tầm thường và tham lam. Và đó là thứ đang diễn ra ở hạm đội tàu
nổi Mỹ cũng như ở những gã chủ GM hay Chrysler. Lũ quỉ chết tiệt cũng giống như thế

này. Lấy cái mông gã đánh xe vừa mới bị đá ra khỏi GM, mặc quân phục biển cho hắn
và hắn ta sẽ ra dáng một đô đốc trong bất cứ câu lạc bộ hải quân nào từ Guam đến
Diego Garcia. Bạn đừng nghĩ ai đó tài giỏi ở đây đang bảo vệ bạn.
Hãy nhớ lấy câu này, săm nó lên cánh tay cho khỏi quên: "Các tàu hiện không có
phòng thủ chống tên lửa đạn đạo." Ai kể cho bạn về những gã làm dáng đĩnh đạc
bằng cách đeo những dải ruy băng trên ngực, đứng trên boong tàu sân bay làm như thể
chúng biết mình đang làm gì 50 năm qua? Những gã này không đần độn thì cũng rất lơ
đễnh để sẵn lòng biến cái mà chúng gọi và tưởng là tàu sân bay chỉ huy thành thứ rõ là
chết tiệt, cỗ quan tài nổi lều phều trước khi gia nhập đạo quân của Hà Bá cho hàng ngàn
lính tráng và hàng tá máy bay mạ vàng đắt đỏ trong lịch sử thế giới. Các fan cuồng gọi
đó là lòng yêu nước? Các @ gọi đó là Niềm tự hào? Tôi thì muốn treo cổ tất cả bọn
chúng lên.
Còn ông phó Đô đốc John Bird, chỉ huy hạm đội 7 nói những lời cặn bã thế này:
"Mục đích của Hải quân, không phải là để chiến đấu." Sự có mặt của Hải quân chỉ là,
ông ta lập luận rằng, để đáp ứng nhu cầu, để khuyên can bất kỳ cuộc tấn công hay nỗ
lực làm mất ổn định khu vực nào. Từ Yokosuka, Guam, và Honolulu, Hải quân đưa tàu
của họ vào làm nhiệm vụ ở các vùng xa xôi như Madagascar. Trên tàu Blue Ridge,
chiếc chỉ huy của phó đô đốc neo tại Yokosuka, các màn hình hiển thị lớn cho phép các
ngáo ngơ theo dõi các di chuyển các tàu quân sự của bất kỳ quốc gia nào trên các
tuyến đường biển quốc tế từ đông Phi đến phía tây-phạm vi mà Hạm đội 7 có ảnh
hưởng.
Đó là loại chuyện mà người ta từng viết. Nó thật ngu muội khi ngay dòng đầu là, tôi
chẳng bận tâm đến nó: "Mục đích của Hải quân, không phải là để chiến đấu.” Không
đùa… Hạm đội 7 nằm trong vùng bao gồm phạm vi 2000km của tên lửa chống tàu
Trung Quốc, do đó, đoán rằng đó là một điều tốt, họ không có chiến đấu ở đây. Hạm
đội 5 đóng ở Bahrain cũng vậy, nó nằm trọn trong vòng bán kính tên lửa chống tàu Iran,
may là cũng không có chiến đấu ở đây.
Câu chuyện như thế này có ở khắp mọi nơi trong những ngày cuối cùng của đế chế
Anh. Vì một vài lý do ngu ngốc, dân chúng Anh, những tay nhà báo ưu ái Hải quân và
yêu thích những cái tàu chiến, có lẽ là do đế chế này đã gây dựng nên sự thịnh vượng

bằng những cái cột buồm. Họ vẫy cờ hoa và cảm thấy mọi thứ tốt đẹp khi chiếc Repulse
và Prince of Wales ra khơi mà chẳng có phòng không bảo vệ gì cả đến đất Nhật Bản.
Sau đó, cả hai đã nằm yên dưới đáy biển, chẳng còn ai muốn nói nhiều về nó nữa. Còn
cái đế chế “mặt trời không bao giờ lặn kia” thì cũng chìm nghỉm cùng số phận 2 con
tàu, và kể từ đó mặt trời lại lặn bình thường.
Điều đó có nghĩa những gì nói ở đây là, đừng bị lừa bởi những câu chuyện vui vẻ. Đó là
bài học từ GM, Chrysler và Hải quân: đám lít-đờ này không ngại rác rưởi. Và chúng
cũng đếch cần điều đó nữa. Không tin ư chúng biết cả đấy: Giả định thử thách thiên
niên kỷ và ý kiến của GAO. Phần lớn hạm đội 5 tan xác chỉ trong ít giờ bằng một cuộc
tấn công bất đối xứng. Nhưng chúng đếch cần điều đó. Chúng đi cưỡi trên những cái hệ
thống này cùng với hy vọng cưỡi nó đủ lâu đến lúc nghỉ hưu đi chơi golf, xem con cái
chúng thành gia thất và mua lấy 1 chỗ đẹp trong 1 nghĩa địa đáng giá. Chúng bỏ lại cái
Niềm tự hào chết tiệt cho điều tồi tệ nhất xảy ra trong phần đời còn lại của chúng.
Tàu sân bay Mỹ sẽ chết như thế nào
Hải quân Mỹ bối rối với chính tên lửa của họ
Mất cả ngày suy nghĩ về Hải quân và thực tế là nó không có cả phòng thủ chống tên lửa
đạn đạo. Điểm chính, mà tôi cố gắng nêu ra trong câu chuyện cuối, là khi cái gì đó như
thế đến và bạn bị xúi dục để nói, "Vâng, họ phải suy nghĩ thực sự về nó, họ phải có một
số đề phòng trong đầu…"-khi bạn bắt đầu nói chuyện như thế, chỉ cần tự trách mình và
nhớ rằng tất cả các truyền thống quân đội có khác gì là cứ giữ mọi thứ tiếp tục như cũ
cho đến khi ai đó còn ít trí khôn thấy là tất cả đã chết.
Ví dụ rõ ràng nhất đội kỵ binh nặng châu Âu cứ lao vào đám cung lửa hết lần này đến
lần khác. Trận Crécy chứng minh rằng các hiệp sĩ đã tự sát để chống lại cung tên năm
1346. Tuy nhiên, các tầng lớp quý tộc Pháp đã đánh cược quá nhiều vào những con
chiến mã tệ hại và họ còn gặp phải tai hoạ đấy nữa tại Agincourt năm 1415 để thậm chí
bắt đầu mới phải suy nghĩ lại. Tôi không phải là cao thủ môn toán những 1415 trừ đi
1346… Ô, Ô, đó là 69 năm giữa 2 thảm họa. Bài học kinh nghiệm? Không có bài học
nào.
Những con chim đã tuyệt chủng luôn có cùng một thứ: cho dù đó là hiệp sĩ cầm giáo
cưỡi trên những con ngựa đắt đỏ hay ông nhóc hàng đỉnh McCain cưỡi trên boong tàu

sân bay đắt đỏ nhất lịch sử, sẽ luôn luôn thấy rằng cái thứ tệ nhất, và tốn kém nhất luôn
luôn là cùng một thứ khi những gã nhà giầu muốn thể hiện. Câu hỏi nghiêm túc: tại sao
có tàu sân bay? Để cho những gã như John McCain với hàng loạt tai nạn và cà rách
mông trên đó. Tại sao chúng vẫn cứ nhận ngân quĩ sau khi đã lộ ra là vô dụng? Cùng
một lý do như các hiệp sĩ giả vờ là phi thật nhanh để đám cung tên không thể biến nửa
đám bạn của họ thành những bị thịt, bởi đó là cách sống của những kẻ giàu có nhất và
ngu tối nhất trong đất nước mà chúng không cho phép nó tiến bộ.
Chợt nhớ đến Harpoon, tên lửa hành trình chuyên dụng chống tàu đầu tiên của Hải quân
Mỹ. Đúng rồi, AGM-84 phải không? Một thứ vũ khí tốt đẹp mọi đường. Bạn sẽ nhớ nó
bắt đầu hoạt động vào năm 1977.
Đúng là rất lâu rồi phải không? Jimmy Carter, con bồ câu ngốc nghếch , thật không may
khi vẫn còn là tổng thống, đưa dân chúng Mỹ vào vụ lộn xộn Iran. Khi đó dân Iran vẫn
lái xe Mỹ, nói tiếng Mỹ. Xưa lắm rồi.
Rồi, thay vì chỉ giở trang tạp chí Jane và khâm phục vì tầm bay và đầu đạn 221kg
Harpoon (đừng lười, tôi đã dành nhiều năm tự tìm tòi và biết), hãy suy nghĩ thứ vũ khí
này có nghĩa lý gì trong khía cạnh của câu chuyện này: "Các tàu hiện không có phòng
thủ chống tên lửa đạn đạo." Đặt nó cùng Harpoon, trở lại với kỷ nguyên Disco, nó có
tính năng hơi tốt gọi là “bổ nhào…” Và gì đó có nghĩa là Harpoon tự nó hoạt động như
một tên lửa đạn đạo. Vì vậy, thậm chí cả trong kho của họ, cũng có vũ khí nằm đó đã
hàng thập kỷ mà có thể phá huỷ chính Niềm tự hào Mỹ.
Vậy “bổ nhào” nghĩa là gì vậy. Đó thực sự là một dạng đẹp, một chiến thuật thú vị. Nó
phóng thẳng đứng từ cái ống trên boong hay từ cái ống đặt chéo trên sàn tàu, cũng có
dạng phóng từ máy bay hay thậm chí tàu. Nếu bạn đã nhìn thấy video phóng harpoon,
bạn nhìn thấy nó vọt ra từ ống, sau đó trượt xuống để bay thấp, trên ngọn sóng để tránh
radar đối phương.
Nhưng một khi radar riêng của Harpoon phát hiện ra mục tiêu, nó có còn bay như thế
không? Không. Đây là trích hướng dẫn sử dụng: "Khi mục tiêu đã được định vị và
khoá… tên lửa nhanh chóng leo lên đến độ cao khoảng 1800m trước khi bổ xuống mục
tiêu (pop-up maneuver)." Nói cách khác, những phút cuối Harpoon chuyển từ cưỡi sóng
thành tên lửa đạn đạo. Nếu vẽ biểu đồ đường bay của nó sẽ thấy như hình chữ P nằm

ngửa.
Lý do để Harpoon được thiết kế để đánh mục tiêu từ trên cao hơn là phương ngang rất
đơn giản: phòng thủ trên tàu được cơ cấu để đánh chặn máy bay đến từ phương ngang
hay xiên chéo (và tên lửa, mặc dù tất cả mọi người biết thừa nó không làm được việc
chống tên lửa). Nhắc lại phán quyết đó một lần nữa và sẽ phải tiếp tục lặp đi lặp lại nó
đến khi tất cả mọi người nhận ra ý nghĩa của nó: “Tàu hiện không có phòng thủ
chống tên lửa đạn đạo." (giống như năm 1977 khi Harpoon bắt đầu hoạt động).
Vậy, Hải quân có thứ vũ khí chống lại chính họ: quay trở lại thời Carter, Hải quân đã
mua vũ khí được thiết kế để chống tàu giống như một tên lửa đạn đạo, nhưng bây giờ,
bốn mươi năm sau đó, tàu của Hải quân Mỹ không có phòng thủ chống tên lửa đạn đạo.
Tồi tệ hơn. Hải quân thậm chí không thích Harpoon tí nào cả. Nó được chấp nhận chỉ vì
sau khi nhìn thấy tên lửa chống tàu Liên Xô phá hủy tàu khu trục Eilat của Israel năm
1967, một vài trong số các gã Uống và Nhảy ở Lầu Năm Góc đã buộc Hải quân phải
đến cửa hàng để mua đồ của chúng. Nhớ rằng Hải quân, họ giống như các kỵ binh nặng
Pháp cuối thế kỷ XIV, thực sự cố sức không nghĩ về thế giới thực-như là tên lửa chống
tàu một tẹo nào cả. Nó đang là cung tên mạnh: không người lái, tầm xa, không khách
khí, và bạn không thể uống cùng với nó ở câu lạc bộ các sĩ quan.

×