Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

TRẠCH TẢ (Kỳ 1) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.41 KB, 6 trang )

TRẠCH TẢ
(Kỳ 1)




Tên khác:
Vị thuốc Trạch tả còn gọi Thủy tả, Hộc tả, (Bản Kinh), Mang vu, Cập tả
(Biệt Lục), Vũ tôn, Lan giang, Trạc chi, Toan ác du, Ngưu nhĩ thái, Du (Hòa
Hán Dược Khảo), Như ý thái (Bản Thảo Cương Mục).
Tác dụng, Chủ trị:
+ Bổ hư tổn ngũ tạng, trừ ngũ tạng bỉ mãn,khởi âm khí, chỉ tiết tinh, tiêu
khát, lâm lịch, trục thủy đình trệ ở bàng quang, tam tiêu (Biệt Lục).
+ Chủ Thận hư, tinh tự xuất, trị ngũ lâm, lợi nhiệt ở Bàng quang, tuyên
thông thủy đạo (Dược Tính Luận).
+ Trị ngũ lao, thất thương, đầu váng, tai ù, gân xương co rút, thông tiểu
trường, chỉ di lịch, niệu huyết, thôi sinh, sinh đẻ khó, bổ huyết hải, làm cho có
con (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Liều dùng: 8 – 40g.
Kiêng kỵ:
+ Sợ Hải cáp, Văn cáp (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
+ Lâm khát, thủy thủng, Thận hư: không nên dùng (Y Học Nhập Môn).
+ Không có thấp nhiệt, Thận hư, tinh thoát: không dùng (Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Can Thận hư nhiệt mà không thuộc thấp, không thuộc thủy ẩm: không
dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị thủy ẩm ở vùng vị, dưới tâm, sinh ra hoa mắt, mê muội: Bạch truật
80g, Trạch tả 200g, Sắc uống (Trạch Tả Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).
+ Trị thận hư, nội thương, thận khí tuyệt, tiểu buốt, tiểu không tự chủ:
Bạch long cốt 40g,


Cẩu tích 80g, Tang phiêu tiêu 40g, Trạch tả 1,2g, Xa tiền tử 40g.
Tán nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu ấm, trước bữa ăn (Trạch Tả Tán – Hòa Tễ
Cục phương).
+ Trị có thai mà khí bị trệ, bụng trướng, bụng sưng, khí suyễn, táo bón,
tiểu ít: Chỉ xác, Mộc thông, Tang bạch bì, Binh lang, Trạch tả, Xích linh. Đều
30g. Tán bột. Mỗi lần dùng 12g, thêm Gừng 4g, sắc uống (Trạch Tả Tán – Hòa
Tễ Cục phương).
+ Trị hư phiền, mồ hôi ra nhiều: Bạch truật, Mẫu lệ, Phục linh, Sinh
khương, Trạch tả. Sắc uống (Trạch Tả Thang – Ngoại Đài Bí Yếu).
+ Trị tiểu không thông: Trạch tả, Xa tiền thảo, Trư linh, Thạch vi đều
12g, Xuyên mộc thông 8g, Bạch mao căn 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường
Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị thận viêm cấp, tiểu ít, phù thũng thể dương tính: Trạch tả, Trư linh,
Phục linh, Xa tiền tử đều 16g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược
Thủ Sách).
+ Trị Thận viêm mạn, chóng mặt: Trạch tả, Bạch truật đều 12g, Cúc hoa
16g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị cước khí, táo bón, tiểu bí, phiền muộn: Trạch tả, Xích linh, Chỉ
xác, Mộc thông, Binh lang, Khiên ngưu. Lượng bằng nhau, tán bột. Mỗi lần
uống 12g với nước sắc Gừng và Hành (Trạch Tả Tán - Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị tiêu chảy do thủy thấp, bụng sôi, bụng không đau: Bạch truật 12g,
Phục linh 12g, Trần bì 8g, Cam thảo 4g, Trạch tả 12g, Sa nhân 4g, Thần khúc
12g, Mạch nha 12g. Sắc uống (Tiết Tả Phương - Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị đình ẩm trong dạ dầy, tiêu chảy, tiểu ít: Trạch tả 20g, Bạch truật
8g, sắc uống (Trạch Tả Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ
Sách).
+ Trị ruột viêm cấp: Trạch tả, Trư linh, Xích phục linh đều 12g, Bạch
đầu ông 20g, Xa tiền tử 8g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược

Thủ Sách).
+ Trị Lipid huyết cao: dùng Trạch Tả Hoàn (mỗi viên chứa 3g thuốc
sống), ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên. Liệu trình 1 tháng. Kết quả theo dõi 110
ca Lipit huyết cao trong đó có 44 ca Cholesterol cao, lượng bình quân
258,0mg% xuống còn bình quân 235,2mg%, 103 ca Triglycerid tăng, từ bình
quân 337,7mg% xuống còn bình quân 258,0mg%, bình quân giảm 23,5mg%,
trong đó số hạ thấp trên 10% chiếm 65%, hạ thấp trên 30% chiếm 40,8%, có
18,4% hạ thấp trên 50% (Bệnh Viện Trung Sơn trực thuộc Viện Y Học số I
Thượng Hải, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1976, 11: 693).
+ Trị chóng mặt: dùng Trạch Tả Thang:Trạch tả 30-60g, Bạch truật 10-
15g. Sắc uống ngày một thang. Theo dõi 55 ca, uống từ 1-9 thang, có tùy chứng
gia vị thêm. Kết quả đều khỏi (Dương Phúc Thành, Hồ Bắc Trung Y Tạp Chí
1988, 6: 14).
Tìm hiểu thêm
Tên khoa học:
Alisma plantago aquatica L- Họ Trạch tả (Alismaceae).
Mô Tả:
Loại thảo mọc ở ao và ruộng, cao 0,2-1m. Thân rễ trắng hình cầu hay
hình con quay, thành cụm, lá mọc ở gốc, hình trứng thuôn hay lưỡi mác, phía
cuống hơi hẹp lại. Cán hoa mang ở đỉnh nhiều vòng hoa có cuống dài. Hoa họp
thành tán, đều, lưỡng tính, 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng hay hơi hồng, 6
nhị, nhiều tâm bì rời nhau, xếp xoắn ốc. Quả bế.
Mọc hoang ở những nơi ẩm ướt ở Sapa, Điện Biên, Cao Lạng.
Thu hái:
Mùa đông đào cả cây, cắt bỏ thân, lá và rễ tơ, rửa sạch, sấy khô.
Phần dùng làm thuốc:
Thân rễ khô (Rhizoma Alismatis). Thứ to, chất chắc, mầu trắng vàng,
bột nhiều là loại tốt.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×