Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tình hình phát triển công nghiệp, thương mại Việt Nam sau một năm gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.15 KB, 8 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SAU MỘT
NĂM GIA NHẬP WTO VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI
(Bài phát biểu của Bộ trưởng tại Diễn đàn thương mại - đầu tư Việt Nam
sau một năm gia nhập WTO)

I. NHỮNG THÀNH TỰU HỘI NHẬP NGÀNH CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM NĂM 2007
1. Những thành tựu đạt được:
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
Việt Nam đã từng bước trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực như
ASEAN, APEC và ngày 11 tháng 01 năm 2007 đã chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Sau một năm gia nhập WTO, ngành công thương Việt Nam đã phát huy được
đà phát triển của những năm trước, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức và đã đạt
được những thành tựu quan trọng.
1.1 Sản xuất công nghiệp
- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 tăng 17,1% so với năm 2006, trong đó:
khu vực kinh tế nhà nước tăng 10,4%; khu vực ngoài nhà nước tăng 20,9% và khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,0%. So với năm 2006 tỷ trọng công nghiệp
quốc doanh giảm từ 31,6% xuống 29,5% năm 2007; công nghiệp ngoài quốc doanh
tăng từ 30,5% lên 32,3%; khu vực có vốn ĐTNN tăng từ 37,8% lên 38,3%.
- Các sản phẩm công nghiệp trọng yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng như điện,
than, phân bón, sắt thép, các sản phẩm cơ khí, thiết bị điện tiếp tục đáp ứng nhu
cầu của thị trường. Một số sản phẩm có mức tăng trưởng khá như: Điện thương
phẩm, than sạch , thép các loại, máy công cụ tăng ; chất tẩy rửa ; săm lốp ô tô máy
kéo; giấy bìa các loại ; bia các loại ; sữa đặc có đường; dầu thực vật ; xe máy lắp ráp
; ô tô lắp ráp.
- Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần và
thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế quốc dân từ 32% năm 2006 lên 32,7%
năm 2007 (Nếu tính cả xây dựng thì tỷ trọng sẽ là 41% và 41,8%). Cơ cấu nội bộ
ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến từ


73,8% năm 2006 lên 75,5% năm 2007; công nghiệp khai thác giảm từ 16,9% xuống
15,4%. Nhóm ngành chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản, trong đó đặc biệt là chế biến
thực phẩm và đồ uống đóng góp rất lớn trong cơ cấu công nghiệp chế biến với tỷ
trọng là 35,2% và 22,8%.
1.2 Xuất nhập khẩu
- Dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả nước đạt 48.387 triệu USD,
tăng 21,5% so với năm 2006. Hàng công nghiệp tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong
xuất khẩu (chiếm 76,3%). Các mặt hàng công nghiệp có kim ngạch tăng trưởng cao
gồm: sản phẩm nhựa tăng; hàng dệt và may mặc tăng; hàng điện tử và linh kiện máy
tính; dây điện và cáp điện; sản phẩm gỗ; túi xách, va li, mũ, ô dù; hàng thủ công mỹ
nghệ
- Về thị trường xuất khẩu, khu vực Châu Á và Châu Đại dương tăng 17% so
với thực hiện năm 2006 (các sản phẩm chủ yếu là dầu thô, sản phẩm gỗ, giầy dép,
hải sản và sản phẩm hoá chất), khu vực Châu Âu tăng 19,0% (các sản phẩm chủ yếu
là dệt may, thủy sản, cao su tự nhiên, đồ gỗ, cà phê, sản phẩm nhựa, thủ công mỹ
nghệ), khu vực Châu Mỹ tăng 28,0% (các sản phẩm chủ yếu là hàng dệt may, hàng
thuỷ sản, giày dép, sản phẩm gỗ, cà phê), khu vực Châu Phi, Tây Á và Nam Á tăng
23% nhưng kim ngạch còn nhỏ (chiếm tỷ trọng khoảng 3,8%).
- Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2007 ước đạt 60.783 triệu USD, tăng
35,4% so với năm 2006.
1.3 Thị trường trong nước
- Thị trường trong nước năm 2007 luôn sôi động với nhiều chủng loại hàng hoá
đa dạng, phong phú, phương thức mua bán ngày càng phát triển theo hướng văn
minh, hiện đại. Các mặt hàng trọng yếu bảo đảm cân đối cung cầu, hệ thống phân
phối phát triển khá.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2007 ước đạt 708.480
tỷ đồng, tăng trên 22% so với năm 2006.
1.4 Thu hút đầu tư
Dự báo tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2007 đạt 464,5 nghìn tỷ đồng, bằng
40,6% GDP, tăng 16,4% so với thực hiện năm 2006; trong đó:

1.4.1. Đầu tư trong nước: Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài nhà
nước chiếm tỷ trọng và mức tăng trưởng cao nhất, đạt 160 nghìn tỷ đồng, tăng
19,5%; vốn đầu tư thuộc ngân sách khoảng 101,5 nghìn tỷ đồng, tăng 17,5%;
1.4.2. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (ĐTNN) năm 2007 tiếp tục thu được
những kết quả vượt trội. Tổng số vốn ĐTNN vào Việt Nam cả cấp mới và tăng vốn
ước đạt khoảng 20,3 tỷ USD, trong đó vốn cấp mới là 17,85 tỷ USD, vốn tăng thêm
(tính đến 22/12) là 2,47 tỷ USD, tăng 69,2% so với năm 2006 (12,0 tỷ USD. Các dự
án tiếp tục tập trung trong lĩnh vực công nghiệp với 823 dự án, chiếm 57,0% tổng
số dự án ĐTNN cả nước, với tổng vốn đăng ký 8,06 tỷ USD, bằng 45,2% tổng vốn
đăng ký cả nước, trong đó vốn điều lệ 3,12 tỷ USD, bằng 51,8% tổng vốn điều lệ cả
nước. Quy mô vốn đầu tư tính bình quân cho 1 dự án đã đạt 12,4 triệu USD, cao
hơn mức bình quân cùng kỳ năm trước (8,5 triệu USD)
1
.
Như vậy, sau một năm gia nhập WTO ngành công thương tiếp tục duy trì được
tốc độ phát triển cao trong sản xuất và xuất khẩu. Các doanh nghiệp hoạt động có
hiệu quả, đời sống người lao động tiếp tục được cải thiện, nhiều dự án đầu tư vào
1
Số liệu tính tới 22/12/2007
2
ngành được các nhà đầu tư quan tâm hứa hẹn một năng lực sản xuất mới trong các
năm tiếp theo.
2. Một số tồn tại của phát triển công nghiệp và thương mại Việt Nam năm 2007:
Tuy đạt được nhiều thành công, nhưng phát triển công nghiệp và thương mại
Việt Nam năm 2007 vẫn còn một số tồn tại
- Sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Việt Nam còn yếu, hàm lượng
công nghệ và tri thức chưa cao, giá trị gia tăng thấp, chưa xây dựng được nhiều
thương hiệu nổi tiếng. Bên cạnh đó, lĩnh vực thiết kế kiểu dáng công nghiệp cho sản
phẩm hầu hết còn rất yếu trong tất cả các ngành.
- Các ngành công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, sản xuất nguyên liệu phục vụ

công nghiệp chế biến còn yếu, phải nhập khẩu nhiều nên bị phụ thuộc vào nhà cung
ứng nước ngoài, mất nhiều cơ hội kinh doanh và giá cả không ổn định.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu chưa tận dụng triệt để cơ hội mang lại khi Việt
Nam đã là thành viên WTO để mở rộng thị trường và nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
- Chủng loại hàng hóa xuất khẩu chưa đa dạng, phong phú, số lượng các mặt hàng
mới có kim ngạch lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh không nhiều.
- Nhập khẩu gia tăng nhanh chóng làm tăng nhập siêu. trong khi chúng ta chưa
có một cơ chế kiểm soát nhập khẩu hiệu quả.
- Thị trường trong nước tiềm ẩn không ít yếu tố tác động bất lợi đến sản xuất và
đời sống nhân dân, giá cả biến động khó kiểm soát; công tác quản lý thị trường ở một
số lĩnh vực còn chưa tốt như an toàn vệ sinh thực phẩm, xử lý tình trạng nhập lậu, kinh
doanh hàng kém hoặc mất phẩm chất, hàng nhái, hàng giả ; hạ tầng thương mại đang
đầu tư nhưng manh mún chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Hệ thống phân phối chưa tạo lập được mối liên kết chặt chẽ từ sản xuất, nhập
khẩu đến người tiêu dùng .
II. CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI NĂM 2008: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
1. Những thuận lợi và khó khăn của ngành công thương năm 2008
Bước sang năm 2008, ngành công nghiệp và thương mại Việt Nam đứng trước
những thuận lợi và thách thức chủ yếu sau:
1.1. Thuận lợi
- Kinh tế thế giới năm 2008 dự báo vẫn trên đà phát triển cả về tăng trưởng
kinh tế và hoạt động thương mại, đầu tư. Quan hệ hợp tác kinh tế song phương, đa
phương giữa các quốc gia, giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế ngày càng sâu
rộng.
- Trong nước
+ Những đổi mới quan trọng về tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các
ngành. Bộ máy của Chính phủ được tổ chức theo hướng tinh giản hơn, quản lý đa
ngành, đa lĩnh vực; chức năng nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương cụ thể và rõ
ràng hơn, giảm được đầu mối và sự chồng tréo.
3

+ Việc đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia (FDI) vào Việt Nam, kết cấu hạ
tầng trong nước được đầu tư thời gian qua, việc phát triển các tập đoàn kinh tế, các
tổng công ty, các doanh nghiệp trong nước đã và đang tạo thêm năng lực sản xuất
mới, phương thức quản lý mới, cùng với những tích lũy kinh nghiệm bước đầu
trong hội nhập là những điều kiện thuận lợi khi bước vào kế hoạch năm 2008.
1.2 Khó khăn
- Giá cả vật tư, nguyên liệu trên thế giới vẫn tiếp tục ở mức cao và còn có khả
năng tăng lên trong năm 2008.
- Năm 2008 Việt Nam tiếp tục thực hiện cắt giảm thuế quan hàng hoá nhập
khẩu theo lộ trình đã cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong khi
đó sức cạnh tranh của cả nền kinh tế và của các doanh nghiệp còn thấp. Dịch vụ
phân phối dần mở cửa như đã cam kết, nhiều tập đoàn nước ngoài được vào bán lẻ
tại Việt Nam.
- Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế chưa đồng
bộ, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất còn thấp. Chất
lượng nguồn nhân lực còn hạn chế; công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí vẫn
còn nhiều khó khăn.
- Tình hình thiên tai, dịch bệnh có thể có những diễn biến phức tạp, gây ảnh
hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Năng lực sản xuất một số sản phẩm đã đạt đến ngưỡng , khó tăng cao sản lượng
sản xuất và xuất khẩu như khai thác dầu thô, sản xuất phân lân, gạo, cà phê, tiêu
2 Kế hoạch phát triển công nghiệp và thương mại năm 2008
2.1 Nhiệm vụ và mục tiêu của ngành năm 2008
- Sản xuất công nghiệp:
+ Tiếp tục phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao đi đôi với nâng
cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả của sản xuất. Tập
trung phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng công nghệ
và giá trị gia tăng cao, các sản phẩm xuất khẩu.
+ Đảm bảo cân đối cung cầu của nền kinh tế về những sản phẩm công nghiệp
chủ yếu như điện, than, thép xây dựng, xăng dầu, phân bón trên cơ sở đẩy mạnh

sản xuất trong nước; đáp ứng nhu cầu trong nước các sản phẩm công nghiệp tiêu
dùng.
+ Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng dần tỷ lệ nội địa hoá các sản
phẩm điện tử, ô tô, xe máy, tầu thuỷ, nguyên phụ liệu ngành dệt may, giầy dép,
nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản (sữa nguyên liệu, bột
giấy, nguyên liệu thuốc lá).
- Xuất khẩu hàng hóa
4
+ Tiếp tục tập trung xuất khẩu những sản phẩm chủ lực, những sản phẩm công
nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm đã qua chế
biến, ừng bước hạn chế, tiến đến không xuất khẩu nguyên liệu, khoáng sản thô.
+ Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng đẩy mạnh xuất mặt hàng có kim
ngạch tuy chưa lớn nhưng đang có tốc độ tăng trưởng cao, không bị hạn chế hoặc
chưa bị hạn chế về thị trường, hạn ngạch và không thuộc diện bị áp thuế để hình
thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới.
- Nhập khẩu
+ Ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ đầu tư
trong nước, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao khả
năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu.
+ Kiểm soát nhập khẩu có hiệu quả nhất là những mặt hàng nhập khẩu có kim
ngạch nhập khẩu lớn mà trong nước có khả năng sản xuất, đáp ứng nhu cầu.
+ Sử dụng hiệu quả các biện pháp đồng bộ như rào cản kỹ thuật, chính sách
tiền tệ để hạn chế nhập siêu.
- Thương mại trên thị trường trong nước
+ Bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hoá cho nền kinh tế, không để xảy ra tình
trọng khan hiếm hàng hoá, sốt giá, sốt hàng hay đầu cơ tích trữ hàng hoá để lợi
dụng tăng giá.
+ Phát triển mạnh thị trường trong nước một cách bền vững theo hướng hiện
đại dựa trên các hệ thống và các kênh phân phối hợp lý với sự tham gia của các loại
hình tổ chức và các thành phần kinh tế, chủ trọng thị trường nông thôn, miền núi.

+ Nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thị trường và kiểm tra giám sát chất
lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường trong nước. Tăng cường các hoạt động dự
báo kịp thời, chính xác.
- Đầu tư xây dựng
Tăng cường các hoạt động chỉ đạo của các cấp đối với các Chủ đầu tư dự án để
bảo đảm thực hiện đúng các quy định về trình tự, thủ tục cũng như tiến độ các dự án
trong kế hoạch hàng năm; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện của các
Ban quản lý và các Chủ đầu tư; duy trì chế độ giao ban đối với các công trình quan
trọng quốc gia cũng như các công trình trọng điểm của từng ngành, nhất là ngành
điện.
- Hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế
+ Triển khai thực hiện tốt các đề án đề ra trong chương trình hành động của
ngành thực hiện Nghị quyết số 16 của Chính phủ.
+ Các doanh nghiệp triển khai xây dựng các giải pháp nhằm tận dụng tốt cơ
hội do việc gia nhập WTO mang lại, khắc phục những yếu kém trong quản lý, đẩy
mạnh xúc tiến thương mại và đầu tư có hiệu quả.
5
+ Tiếp tục các hoạt động đàm phán, ký kết các hợp đồng, hợp tác giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với các tổ chức quốc tế để tạo thêm
thế và lực cho phát triển trước mắt và lâu dài.
2.2 Chỉ tiêu tổng hợp của ngành năm 2008
Để góp phần đạt được mức tăng trưởng GDP năm 2008 trên 8,5%, ngành công
thương phấn đấu đạt được những mục tiêu sau đây:
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,5% so với năm 2007. Giá trị gia tăng
toàn ngành công nghiệp tăng 11% so với thực hiện năm 2007 (công nghiệp và xây
dựng tăng 10,8%
1
). Trong chỉ đạo, phấn đấu tăng 17,5 - 18% về giá trị sản xuất và
10,9 - 11% về giá trị gia tăng công nghiệp và xây dựng.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 58,56 tỉ USD, tăng 22,0% so với

thực hiện năm 2007 (năm 2007 tăng 21,0% so với năm 2006)
2
.
- Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tăng 25 - 27% so với thực hiện năm
2007. Trong chỉ đạo điều hành, phấn đấu nhập khẩu tăng 25% (khoảng 73,75 tỷ
USD)
3
.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên thị trường nội địa đạt
khoảng 875 nghìn tỉ đồng, tăng trên 23% so với ước thực hiện năm 2007 (như dự
kiến của Kế hoạch nhà nước).
- Bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra sốt hàng, sốt giá,
góp phần kiềm chế tăng chỉ số giá tiêu dùng theo mục tiêu Chính phủ đề ra./.
2.3. Các giải pháp thực hiện KH năm 2008
a. Đối với sản xuất công nghiệp
- Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm công nghiệp. Phát triển
công nghiệp năng lượng và áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ vật
liệu và công nghệ tiết kiệm nguyên vật liệu, công nghiệp cơ khí chế tạo và cơ - điện
tử. Phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ xuất khẩu, phục vụ phát
triển nông nghiệp và nông thôn, phục vụ các ngành giao thông, xây dựng, dịch vụ.
- Tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có thị
trường.
- Đẩy mạnh tiến độ đầu tư các dự án trọng điểm, đa dạng nguồn vốn và hình
thức đầu tư .
- Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường liên kết hợp tác trong ngành,
giữa các ngành và giữa các thành phần kinh tế.
b. Đối với thương mại
Xuất khẩu
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh bổ sung đề án xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 cho
phù hợp yêu cầu và tình hình mới.

1
Theo dự kiến Kế hoạch nhà nước 2008, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,3 - 18%; giá trị gia tăng công nghiệp
và xây dựng 10,6 - 11%.
2
Năm 2007 ước thực hiện 48 tỷ USD, Kế hoạch nhà nước 2008 dự kiến 57,6 - 58,6 tỷ USD, tăng 20 - 22%.
3
Kế hoạch nhà nước 2008 dự kiến tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 25 - 27%.
6
- Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và những mặt hàng có
dung lượng thị trường khá, có tốc độ tăng trưởng nhanh nhằm hình thành những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới .
- Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản
phẩm xuất khẩu trên tất cả các mặt: năng lực sản xuất, cơ cấu mặt hàng, giá cả, chất
lượng, phương thức phân phối Từng bước đưa doanh nghiệp tham gia vào chuỗi
sản xuất của các Tập đoàn đa quốc gia
- Nghiên cứu cơ chế và phương thức nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời tạo
điều kiện thúc đẩy xuất khẩu, nhất là với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
- Phối hợp các Bộ, ngành xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh
an toàn thực phẩm và hệ thống kiểm dịch phù hợp tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế,
đồng thời thúc đẩy, vận động tiêu chuẩn hoá và công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam
và các đối tác thương mại nước ngoài
- Tăng cường và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, xây dựng thương
hiệu để đạt hiệu quả cao; phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu cao ngang bằng mức tăng
nhập khẩu, từng bước giảm tỷ lệ nhập siêu.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương để tạo nên thị
trường xuất khẩu mới; tránh tập trung quá mức một mặt hàng vào một thị trường,
nhất là những thị trường có những tiềm ẩn bất ổn.
- Phối hợp các Bộ, ngành thúc đẩy phát triển các hoạt động logistic sao cho
đồng bộ, nhanh, chất lượng cao, chi phí thấp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động

xuất khẩu cũng như nhập khẩu.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp
trong các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành
hàng.
Nhập khẩu và hạn chế nhập siêu
- Rà soát những mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh mà trong nước có khả năng
sản xuất để có biện pháp khuyến khích sản xuất trong nước.
- Nghiên cứu cơ chế quản lý nhập khẩu hiệu quả nhằm từng bước giảm kim
ngạch nhập khẩu nhưng vẫn đảm bảo phát triển sản xuất trong nước.
- Nghiên cứu và triển khai đồng bộ các chương trình nâng cao năng lực cạnh
tranh của các loại nguyên liệu vật tư sản xuất trong nước. Đối với những mặt hàng
có tốc độ nhập khẩu cao, cần có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp
hội, doanh nghiệp để xác định tiến độ nhập khẩu thích hợp,
- Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp định chế quốc tế đối với hàng nhập
khẩu để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước. Tiếp tục triển khai một số công
cụ quản lý phù hợp quy định của WTO.
Thương mại trên thị trường nội địa
- Tiếp tục hoàn thiện văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại, Luật
Cạnh tranh và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
- Quan tâm phát triển thị trường trong nước nhất là ở khu vực nông thôn, vùng
sâu vùng xa. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành hàng và tổ chức hệ thống phân phối ;
7
lập lại trật tự kỷ cương trong hoạt động kinh doanh nhất là việc niêm yết giá và bán
theo giá niêm yết tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Chú trọng công tác
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sóat chất lượng hàng hóa lưu thông trên
thị trường; kiểm soát chi phí sản xuất, chi phí lưu thông những mặt hàng thiết yếu .
Chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng thương mại theo quy hoạch ở từng địa phương.
- Hiện đại hoá từng bước mạng lưới thương mại tại các đô thị lớn cùng với
củng cố và mở rộng thị trường nông thôn, miền núi.

Đối với hoạt động đầu tư - xây dựng
- Thu hút mạnh mẽ mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư trong đó
cần chủ động tham gia thị trường chứng khoán.
- Chú trọng đầu tư đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp, trước hết
ở các khâu sản xuất then chốt quyết định chất lượng của sản phẩm.
- Tiếp tục mở rộng phân cấp, xác định rõ quyền và trách nhiệm của các chủ thể
tham gia thực hiện dự án để bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
- Đẩy mạnh tiến độ xây dựng các công trình nhằm sớm huy động năng lực sản
xuất mới.
Đối với hoạt động quản lý nhà nước
- Đẩy mạnh công tác rà soát, bổ sung, xây dựng mới chiến lược, quy hoạch
phát triển ngành và các văn bản quy phạm pháp luật. Tăng cường công tác theo dõi,
quản lý, kiểm tra giám sát việc thực hiện .
- Phối hợp với các Bộ, ngành, các Hiệp hội ngành hàng, các địa phương trong
việc quản lý, điều hành sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa, đầu tư xây
dựng để bảo đảm thực thi pháp luật và gia tăng hiệu quả tổng hợp.
- Kiện toàn bộ máy cơ quan thương vụ ở nước ngoài. Hoàn thiện mô hình hoạt
động công thương ở các địa phương.
- Tăng cường hoạt động thương mại điện tử. Nghiên cứu xây dựng mô hình
thương mại điện tử phù hợp với trình độ của các doanh nghiệp và khuyến khích các
doanh nghiệp tham gia.
- Xây dựng cơ chế tham vấn, phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước thuộc
Bộ với các Hiệp hội ngành hàng.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước của cơ quan Bộ./.
8

×