Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.05 KB, 2 trang )
NAM Á THỰC HIỆN
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MAI TỰ DO (SAFTA)
Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do Nam Á (The South Asia Free Trade
Area - SAFTA) với các nước thành viên Bangladesh, Sri Lanka, Nepal,
Pakistan, Bhutan, Maldives và India đã có hiệu lực từ 1/1/2006.
Hiệp định này được ký tại cuộc họp Cấp cao Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam
Á (South Asia Association for Regional Cooperation-SAARC) tại
Islamabad, Pakistan tháng 1/2004. Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2006
và có hiệu lực toàn diện vào năm 2016.
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn độ Kamal Nath đánh giá Hiệp
định này là một mốc lịch sử trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại
của khu vực Nam Á.
Khu vực Nam Á có 1.4 tỷ người, chiếm 1/5 dân số thế giới. Tổng GDP là
879 tỷ USD năm 2004. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu của các nước trong khu
vực chủ yếu nhầm tới các thị trường bên ngoài khối như Bắc Mỹ, EU, Nhật
bản, Trung đông, Đông và Bắc Á. Mặc dù các nước thuộc khối này đã có
nhượng bộ về thuế thông qua Hiệp định Ưu đãi Thương mại Nam Á
(SAPTA), buôn bán trong nội bộ khối tăng trưởng không đáng kể, thậm chí
có lúc giảm sút. Năm 2004, tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ so với GDP
chỉ là 16,2%. Các nước thành viên hy vọng SAFTA sẽ khắc phục được
những mặt chưa được của SAPTA và tăng cường thương mại trong nội bộ
SAARC.
Nam Á là một trong các khu vực có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trên thế
giới. Tuy nhiên, 2/3 số người nghèo trên thế giới sống tại đây. Cứ 3 người
thì có 1 người hoặc trên 600 triệu người phải vất vả với cuộc sống có mức
thu nhập dưới 1 USD/ngày/người.
Các nước thành viên đã qua nhiều vòng đàm phán và nhất trí về 4 diểm :
Nguyên tắc xuất xứ, Danh mục hàng nhạy cảm, Cơ chế bù đắp thiếu hụt về
thuế cho các nước kém phát triển nhất (The Least Developed Contracting
States-LDCS), Trợ giúp về kỹ thuật cho các nước kém phát triển nhất.
Theo Hiệp định này, các nước kém phất triển (LDCs) gồm Bangladesh,