Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Nhiều phụ nữ tự tử vì bế tắc ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.52 KB, 5 trang )

Nhiều phụ nữ tự tử vì bế tắc
Một phụ nữ tự sát bằng thuốc trừ sâu đang được cấp cứu.
Cuộc sống cô đơn, cộng thêm món nợ lớn không có khả
năng trả khiến bà Thu tuyệt vọng và quyết tâm sắp đặt một
kế hoạch tự sát.
Cái chết của bà Phan Thị Thu, 51 tuổi, nhân viên trạm y tế
xã Sơn Mỹ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh xảy ra tối 19/3
như một hồi chuông cảnh báo về tình trạng phụ nữ tự sát do
bi kịch gia đình, không tìm thấy lối thoát khi kinh tế quá
khó khăn.
Bà Thu ly dị chồng từ năm 1996 nhưng hai người vẫn liên
hệ với nhau do hai con chung. Người con lớn đã đi làm ở
TP HCM, con út sống với mẹ ở xóm Trung Lộc, xã Xuân
Yên. Trước đó, bà Thu vay khoảng 70 triệu đồng của người
quen và ngân hàng huyện. Gần đây, bà có biểu hiện mệt
mỏi, tư tưởng không ổn định.
Trước khi tự tử khoảng ba ngày, bà vẫn trò chuyện bình
thường với một số người trong xóm, và nói với con trai
rằng mẹ sắp đi xa, nhưng khi con hỏi đi đâu thì không trả
lời. Đêm 18/3, khi con trai ngủ say, người phụ nữ này lẻn
dậy khóa cửa ngoài lại, che kín mặt đi đến trạm y tế xã
Xuân Yên rồi đâm đầu xuống giếng. Theo nhận định của
công an, có lẽ do cảm thấy không có khả năng trả nợ, cộng
thêm cuộc sống gia đình ngày càng lâm vào bế tắc nên
người phụ nữ này không muốn sống nữa.
Cũng vì bi quan trước cuộc sống mà chị Lê Thị Lành ở
Quảng Nam tìm cách quyên sinh. Thế nhưng những viên
thuốc ngủ không làm chị toại nguyện, lại còn khiến đứa con
gái nhỏ thiệt mạng một cách tức tưởi.
Sinh ra ở vùng quê nghèo, đông con, Lành xin làm công
nhân may ở khu công nghiệp Điện Nam, Điện Ngọc như


một giải pháp kinh tế cho gia đình. Cô kết duyên với một
đồng nghiệp nhưng không may, đứa con đầu lòng của họ
mắc bệnh bại não. Không chịu nổi áp lực công việc, áp lực
về bệnh tật của con, chồng chị ra đi, mặc cho đói nghèo,
bệnh tật vây quanh vợ. Đồng lương công nhân may èo uột,
ngày ngày phải đối diện với tiền thuốc thang cho con,
người phụ nữ trẻ này không còn dũng khí để tiếp tục sống.
Cô tìm đến cái chết như một sự giải thoát cho chính mình
và đứa con tội nghiệp. Nhưng thuốc ngủ chỉ lấy đi mạng
sống của đứa bé.
Còn chị Nguyễn Thị Hạnh, 38 tuổi, ở xã Tam An, huyện
Phú Ninh, Quảng Nam, dùng thuốc trừ sâu để trốn tránh
cuộc sống đói nghèo, bế tắc. Do lượng thuốc đã uống
không đủ cho ba mẹ con cùng chết nên người phụ nữ này
ôm hai con nhảy xuống giếng. Thế nhưng giếng quá cạn
nên họ được hàng xóm vớt lên. Tưởng hai đứa con đã ngấm
thuốc sâu, Hạnh dùng dao cắt cổ mình nhưng may mắn
được can ngăn, đưa vào bệnh viện cứu chữa.
Nhiều phụ nữ quyết tìm cái chết không chỉ do kinh tế khó
khăn mà còn vì bức xúc trước sự vô tâm, bê tha của chồng,
như chị Nguyễn Thị Ngoan, 26 tuổi, ở xã Thanh Bình,
huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Lấy chồng được 6 năm, có với
nhau hai mặt con nhưng anh Thủy chồng chị vẫn không bỏ
được thói cờ bạc. Ngoan một mình nuôi dạy hai con trong
khi chỉ có thu nhập từ nghề nông, chồng thường xuyên
vắng nhà. Đáng lẽ phải động viên, cùng vợ gánh vác việc
gia đình nhưng mỗi khi về nhà, anh Thủy lại sa đà vào trò
đen đỏ, khi thua bạc còn về đánh đập vợ con.
Sau 6 năm chung sống, thấy chồng không sửa đổi, lại ngập
đầu trong nợ nần, người phụ nữ này cảm thấy cuộc sống

không lối thoát nên đã treo cổ tự vẫn.
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ Tết Kỷ Sửu đến nay, cả
nước có gần 100 phụ nữ thiệt mạng vì những mâu thuẫn
trong gia đình, trong đó có khoảng 30 người tự sát vì
nguyên nhân kinh tế. Các trường hợp này tập trung nhiều
nhất ở những vùng nghèo của tỉnh Quảng Nam, với 7 vụ tự
sát làm ba người chết, bốn người bị thương.
Theo các chuyên gia tâm lý, hầu hết các ca tự sát như thế
này rất khó xác định trước. Nguyên nhân tự tử thường bắt
nguồn từ những bất đồng trong cuộc sống, những mâu
thuẫn nội tại không được tư vấn kịp thời, do khó khăn hay
bất mãn.
Tiến sĩ xã hội học Trịnh Hòa Bình cho rằng, đạo lý của
người Việt Nam là tắt lửa tối đèn có nhau. Người phụ nữ,
nhất là ở vùng nông thôn, rất cam chịu nhưng khi vượt quá
ngưỡng thì họ dễ nảy sinh tiêu cực. Hiện có nhiều hội đoàn
giúp nhau làm kinh tế, nuôi dạy con cái nhưng các tổ chức
này đều chưa chú trọng lắm tới tâm tư, tinh thần chị em.
Chính vì không được giải tỏa kịp thời nên họ thêm mặc
cảm, quanh quẩn với những suy nghĩ bi quan, dẫn đến hành
động đáng tiếc.
Biện pháp ngăn chặn hữu hiệu nạn tự sát, theo các chuyên
gia, là nâng cao trình độ dân trí cũng như đời sống của
người dân, nhất là phụ nữ ở các vùng nông thôn. Những
mâu thuẫn gia đình, bệnh tật, nghèo đói, cần được các tổ
chức, đoàn thể tại địa bàn kịp thời tư vấn, giúp đỡ.

×