Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài 9: Quy luật phân ly độc lập pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.25 KB, 6 trang )


Bài 9: Quy luật phân ly
độc lập


Nếu Khác đây để chia sẻ với bạn bè của
mình trên Facebook nha!
* Nội dung cơ bản:

I.Thí nghiệm lai hai tính trạng
1. Thí nghiệm
Lai 2 thứ đậu Hà Lan thuần chủng
P t/c: vàng ,trơn xanh, nhăn
F1: 100% vàng ,trơn
Cho 15 cây F1, tự thụ phấn hoặc giao
phấn

F2: 315 vàng ,trơn
101 vàng ,nhăn
108 xanh ,trơn
32 xanh, nhăn

- Xét riêng từng cặp tính trạng
+ màu sắc: vàng/xanh = 3/1
+ hình dạng: trơn/nhăn = 3/1

2. Nhận xét kết quả thí nghiệm
- Tỉ lệ phân li KH chung ở F2: 9:9:3:1
- Tỉ lệ phân li KH nếu xét riêng từng cặp
tính trạng đều = 3: 1
- Mối quan hệ giữa các kiểu hình chung va


riêng: tỉ lệ KH chung được tính bằng tích
các tỉ lệ KH riêng (quy luật nhân xác suất)

3.Nội dung định luật
II. Cơ sở tế bào học
1. Các gen quy định các tính trạng khác
nhau nằm trên các cặp NST tương đồng
khác nhau. khi giảm phân các cặp NST
tương đồng phân li về các giao tử một
cách độc lập và tổ hợp tự do với NST khác
cặp→ kéo theo sự phân li độc lập và tổ
hợp tự do của các gen trên nó

2. Sự phân li của NST theo 2 trường hợp
với xác suất ngang nhau nên tạo 4 loại
gtử với tỉ lệ ngang nhau

3. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao
tử trong qt thụ tinh làm xuất hiện nhiều tổ
hợp gen khác nhau

III. Ý nghĩa của các quy luật Menđen
1.Dự đoán được kết quả phân li ở đời sau
2.Tạo nguồn biến dị tổ hợp, giải thích dc
sự đa dang của sinh giới

* Một số câu hỏi:
Câu 1: Trong một bài toán lai, làm thế
nào để phát hiện hiện tượng phân li độc
lập


Câu 2: Hãy đưa ra điều kiện cần để áp
dụng định luật PLĐL của Mendel? (Mỗi gen
quy định một tính trạng, mỗi cặp gen nằm
trên một cặp NST tương đồng khác nhau).

Câu 3: Bài tập:
Ở chuột lang, màu lông được quy định bởi
một số alen của cùng 1 gen.
Cb: Đen Cc: màu kem Cs: màu bạc Cz:
màu bạch tạng.
Hãy phân tích các kết qủa phép lai sau
đây và xác định mối quan hệ trội lặn giữa
các alen này:

(1) P: Đen × Đen
F1: 22 đen, 0 bạc, 0 kem, 7 bạch tạng

(2) P: Đen ×Bạch tạng
F1: 10 đen, 9 bạc, 0 kem, 0 bạch tạng.

(3) P: Kem × Kem
F1: 0 đen, 23 bạc, 11 kem, 12 bạch tạng

(4) P: Bạc × Kem
F1: 0 đen, 23 bạc, 11 kem, 12 bạch tạng.

Câu 4: Chọn phương án trả lời đúng hoặc
đúng nhất trong mỗi câu sau:
1. Nội dung chủ yếu của định luật phân ly

độc lập là:
A.“Khi bố mẹ thuần chủng khác nhau về
nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 có
sự phân tính theo tỉ lệ 9:3:3:1.”
B.“Các cặp nhân tố di truyền(cặp alen)
phân ly độc lập với nhau trong phát sinh
giao tử ”.
C.“Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau
về nhiều cặp tính trạng tương phản thì xác
suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng
tích xác suất của các tinh trạng hợp thành
nó”.
D.“Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau
về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2
mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân
ly theo kiểu hình 3:1”.

2. Cơ sở tế bào học của quy luật phân độc
lập là:
A. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của
các cặp NST tương đồng trong phát sinh
giao tử đưa đến sự phân ly độc lập và tổ
hợp tự do của các cặp alen.
A.sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các
nhiễm sắc thể.
B.các gen nằm trên các nhiễm sắc thể.
C.do sự di truyền cùng nhau của cặp alen
trên một nhiễm sắc thể.

3. Điều kiện quan trọng nhất đảm bảo cho

sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là:
A.P phải thuần chủng.
B.mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng
phải nằm trên một cặp nhiễm sắc thể.
C.trội lặn hoàn toàn.
D.mỗi gen quy định một tính trạng tương
ứng.

*4. Một loài thực vật gen A quy định cây
cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen
b- quả trắng. Các gen di truyền độc lập.
Đời lai có một loại kiểu hình cây thấp, quả
trắng chiếm 1/16. Kiểu gen của các cây bố
mẹ là:
A. AaBb x Aabb. B. AaBB x aaBb.
C. Aabb x AaBB. D. AaBb x AaBb.


×