Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

6 kinh nghiệm chọn trường thi đại học docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.72 KB, 4 trang )

6 kinh nghiệm chọn trường
thi đại học

1. Trước hết bạn phải xác định mục đích chiến lược của việc đi thi đại học
là cho bạn và do bạn cho nên người quyết định cho việc lựa chọn sống còn này là
bạn. Ý kiến của bố mẹ trong chuyện này chỉ có vai trò tham khảo.
Tránh hiện tượng bị "ép duyên", chẳng hạn như điểm Sinh vật của bạn chỉ
làng nhàng 5-6 "phẩy" nhưng bạn vẫn thi vào Y chỉ vì "Mẹ muốn sau này con là
một bác sĩ" thì kết quả nhận được sẽ rất đáng buồn đấy.



2. Bạn nên lưu tâm khoảng cách giữa địa điểm các trường mình thi. Tránh
đăng ký rải rác như kiểu: một trường ở Hà Nội, một trường ở miền Trung, một
trường CÐ Sư phạm ở quê, rồi lại một trường trung cấp ở Hà Nội như thế vừa hao
người tốn của, mà hiệu quả chưa chắc đã cao.
3. Người ta thường nói: "Biết người biết ta trăm trận trăm thắng", cho nên
điều quan trọng là bạn phải biết được sức học thật của mình, nếu bạn tự xét mình
không phải loạl "siêu" thì đừng thi vào những trường "đỉnh" như Ngoại thương
bay Ngoại giao hoặc khoa Văn, Toán, Lý, Hoá của ÐHSP.

4. Tránh chủ quan khinh đề, bạn nên nhớ đây là thi ÐH chứ không phải là
kiểm tra ở lớp, đừng thấy dễ mà "xục" luôn, có khi đề hỏi một đằng lại trả lời một
nẻo đấy. Hoặc là bạn thuộc lòng một câu lý thuyết rồi nên quyết định "để dành", lo
làm những bài tập rồi: tùng, tùng, tùng Lúc đó cuống cả lên dẫn đến nhầm lung
tung. Mất luôn cả những điểm mà mình có thể xơi ngon ơ.
5. Tránh lộn trận địa. Chẳng hạn bạn ôn khối A ba năm, nhưng có lúc lại
nghĩ "Môn Lý mình chưa chắc lắm!" thế là lại cầm bút "phệt" vào thi khối B. Bạn
nên nhớ ngô phải ra ngô khoai phải ra khoai chứ như thế là cầm chắc thất bại 80%.
6. Chiến thuật tâm lý. Nhiều bạn, nhất là năm đầu tiên ở trường có tâm lý
an phận thủ thường kiểu "Ôi"! Mình thi năm đầu cho biết chứ đỗ làm sao được,


hoặc là "học tài thi phận". Như thế là bị cho đểm zero ở bước khởi động, chưa
đánh đã run.

(Theo Hoa Học Trò)

×