Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Làm mẹ nhẹ làm vợ? Người phụ nữ trong gia đình là ai? Câu hỏi có vẻ như pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.62 KB, 7 trang )

Làm mẹ nhẹ làm vợ?


Người phụ nữ trong
gia đình là ai? Câu hỏi
có vẻ như rất ngớ
ngẩn, nhưng không dễ
chút nào, vì có rất
nhiều phụ nữ chỉ định
nghĩa mình: như là
người vợ chiều chồng
hết mực nhưng lại lơ
là với con cái; hoăc chỉ định nghĩa mình như là
mẹ mà quên đi nghĩa vụ làm vợ. Vậy thì, bằng
cách không đùa cợt chút nào chúng ta sẽ trả lời
theo cách từ ngàn đời nay vẫn vậy: phụ nữ tức
cùng lúc phải là vợ hiền và mẹ đảm.

Vợ hiền thì hiền nhiên rồi, vì không làm vợ thì sao có


thể làm mẹ. Để làm vợ tốt như đàn ông Trung Quốc
ước ao: “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”, tức :
phụ hiền thục, đàn ông muốn cầu hôn. Người ta còn
chỉ rõ rằng : nhà có vợ hiền chồng không gặp nạn,
nhà có vợ dữ tai họa đến ngay. Vợ hiền quan trọng
thế đấy, không chỉ cơm dẻo canh ngọt êm ái dịu dàng
khiến chồng vui vẻ, mà còn là người gieo nguyên
nhân tốt lành trong nhà cũng như xung quanh từ láng
giềng đến cơ quan, khiến cho chồng con làm gì cũng
xuôi chèo mát mái, đi tươi về tốt đi một về mười,


người ta gọi vợ đó là “vượng phu ích tử”. Trái lại,
người vợ đành hanh đỏ mỏ, sẽ gây lộn xộn va đập từ
nhà ra ngõ, chồng con như bị bới tung, bực bội trong
mình, nên đi đâu làm bất kể việc gì đều không được
may mắn, nên người ta mới gọi đó là hạng vợ “bách
phu hại tử”.
Để làm vợ hiền, ngày từ xa xưa , người Hồi giáo chẳng
hạn, còn ghi vào luật người vợ không được từ chối chuyện
giường chiếu của chồng, vì đơn giản, đó là trách nhiệm làm
vợ. Nhưng trách nhiệm đó ngày nay được cải thiện rất
nhiều vì phụ nữ đã được bình đẳng, không còn là phương
tiện thuần túy thụ động chiều chồng cứ muốn là được, mà
ngay cả việc ấy ngày nay nếu không được vợ cho phép thì
có thể trở thành bị cáo của tội bạo lực tình dục. Điều đó
muốn nói lên, ngày nay vì chị em được pháp luật bảo vệ rất
ưu đãi, nên không ai không tự giác phục vụ chồng thì người
chồng khó mà bắt ép, đặc biệt là phụ nữ Âu – Mỹ đã và
đang cho rất nhiều ông chồng phải “OK”, thậm chí nếu cả
cách xử thiếu chinh phục vợ, hoặc chinh phục bằng bạo lực
sẽ bị hất ra ngoài mái ấm, lẫn giấy giá thú. Ngay cả ở
Trung Quốc, tưởng là nơi chị em vẫn thực hiện tứ đức tam
tòng nhất, vậy mà mới đây theo số liệu, có đến 50% phụ nữ
ly hôn. Vấn đề làm vợ quả không đơn giản chút nào?
Như người Việt nói, “không có việc gì khó, chỉ sợ lòng
không bền”, việc khó cố làm vẫn được , nhưng điều đáng
nói hơn ở chỗ có nhiều chị em lãng quên bổn phận làm vợ,
đặc biệt, có chị em còn dùng con cái làm vũ khí bế quan tỏa
cảng không cho chồng sáp vô, con đã lớn, tối tối mợ đặt
cháu lên giường án ngữ ngay ở giữa, thế là anh chồng đành
bó tay, một ngày, rồi một tuần tưởng chiến dịch nào cũng

sẽ chấm dứt, vậy mà nó kéo dài liên miên đến độ đứa nhỏ
đã lớn vọt, và tự nhiên mắc thói quen ngủ cùng bố mẹ lúc
nào không hay. Anh chồng xưa hồn nhiên vui vẻ là thế giờ
mắc chứng cáu bẳn, vấn đề thì quá lớn, nó là nội dụng hạnh
phúc của đời người, vậy mà anh không thể nào đem ra lý
giải với vợ được vì chị ta cố tình làm thế. Chẳng lẽ anh lại
to tiếng thành ra cha đòi ghen tị với cả con, thế là, dù sống
cùng mái nhà, gối vẫn kề, má vẫn cận, mà anh chỉ được
sống như một kẻ ly thân. Mái ấm vẫn còn, nhưng chỉ còn
cái nóc ở bên trên, còn bên dưới đó là hai trái tim đã ăn quịt
mất của nhau ngọn lửa tình yêu.
Người Việt nói: “Cá chuối đắm đuối về con”, muốn nói lên
tình mẫu tử của người mẹ. Mẹ sinh con và chí thú nuôi
dưỡng con là bổn phận và tình cảm hết sức chính đáng.
Nhưng người Việt cũng nói:
Thương ai bằng nỗi thương con
Nhớ ai bằng nỗi gái son nhớ chồng
Câu ca dao trên lột tả cả hai mặt làm và vợ làm mẹ của
người phụ nữ. Thương con là thiên chức của người mẹ,
nhưng như người Trung Quốc nói “nợ có chủ”, nghĩa là,
con mình có đầu mối là chồng mình, không có chồng sẽ
chẳng có con; và nếu không làm được vợ hiền thì sẽ chẳng
làm được mẹ đảm bởi lẽ như người Anh nói: “Lúc nhỏ bú
sữa mẹ, lớn lên bú sữa cha”, công việc nuôi dưỡng con
thành một công dân toàn vẹn không thể một mình mẹ làm
được mà mẹ phải cộng tác với cha. Con cái chỉ lớn lên tốt
đẹp trong không khí yêu thương của cha mẹ; trái lại nếu
sống trong cảnh gia đình người vợ không làm tròn bổn
phận của mình dẫn đến người chồng cũng trả đũa mặc kệ
vợ – con muốn làm gì thì làm, thì làm sao con cái có thể tốt

được ?
Những chị em cố tình lảng tránh trách nhiệm làm vợ (cũng
như đàn ông quên bổn phẩn làm chồng) thì chẳng cần nói
nhiều, vì mái ấm do hai người xây nên, trồng cây nào thì
hái trái ấy, gia cảnh không hạnh phúc là điều tất yếu.
Nhưng điều quan trọng hơn chúng ta cần bàn, đó là có rất
nhiều chị em một cách vô tình đã đề cao vai trò làm mẹ mà
xem nhẹ vai trò làm vợ. Theo các nhà khoa học, con gái
ngay từ khi lọt lòng đã mang trong mình khoảng ba trăm
triệu trứng, số trứng đó cứ rụng dần, đến tuổi lấy chồng
mỗi người chỉ còn ước ba trăm nghìn trứng.
Số tài sản cứ hao hụt dần đó khiến chị em chắt chiu thành
quĩ đẻ con, điều đó lý giải, trước tình ái chị em thường lựa
chọn rất kỹ, để tiến hành thụ thai, chọn cho mình một tác
giả xứng đáng nhất để làm cha. Và khi có con, người phụ
nữ có xu hướng chú mục vào việc nuôi con hơn là quan hệ
tình ái (so sánh để dễ hiểu, trong thiên nhiên, những con sư
tử cái chú tâm chăm sóc con đến mức, những con sư tử đực
phải tìm cách vồ chết những đứa con, để sư tử mẹ động
đực).
Ở thời hiện đại, xu hướng này càng phát triển vì trong quá
khứ, người vợ phải nịnh chồng để có được một cuộc sống
phụ thuộc nữa nên càng không cần để ý đến việc chiều lòng
phu quân. Ở Nhật Bản chẳng hạn, một bộ phận lớn chị em
còn đang có phong trào sống bà cô, bất cần đàn ông cả
trước và sau hôn nhân.
Nhưng chúng ta đã biết, các triết gia và các nhà lập hiến đã
bàn nhiều lần: Tình yêu và hạnh phúc chỉ có được khi con
người thực hiện bổn phận của mình. Không thực hiện bổn
phận chắc hẳn cuộc sống bị buông trôi chẳng có gì tốt lành,

lại càng chẳng bao giờ hạnh phúc. Vậy thì khi xây tổ ấm,
cho dù, nhiều chị em thích tình ái hơn, nhiều chị em lại
thích tình mẫu tử hơn, dù thích hay không, con người ta
đều phải làm trọn bổn phận của mình, đó là: làm vợ tốt,
mới làm mẹ tốt – và ngược lại. Bổn phận không bao giờ là
ý thích, hy vọng, chúng ta đều biết tự giác làm bổn phận
mình: dù là vợ hay là chồng, hay là con cái

×