Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

kế toán ngân hàng- kinh doanh tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.16 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN
BÀI TIỂU LUẬN MÔN
KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI
KINH DOANH NGOẠI TỆ
LỚP: T05
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Kim Phụng
Họ tên MSSV
Nguyễn Thị Thúy An 030525090004
Nguyễn Thị Hồng Linh 030525090105
Nguyễn Thu Thảo 030525090370
Đoàn Thị Kiều Thu 030525090367
Nguyễn Thị Huyền Trang 030525090246
Đinh Thị Ái Vân 030525090531
Nhóm : 7

1
Thành phố Hồ Chí Minh 02/12/2012
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
2
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………
MỤC LỤC
Contents
LỜI MỞ ĐẦU
Trước sự hội nhập ngày càng tăng của tình hình kinh tế thế giới, kinh doanh ngoại tệ là
một sản phẩm không thể thiếu trong thị trường, là cầu nối trung gian giữa nền kinh tế trong
nước với các nền kinh tế khác, nhất là nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam hiện nay.
Nhưng không phải ai cũng có đủ hiểu biết để kinh doanh ngoại tệ hiệu quả, đúng quy định
để mang lại lợi nhuận cho chính bản thân mình, chính vì vậy nhóm 7 đã nghiên cứu đề tài
về kinh doanh ngoại tệ trên những khía cạnh vận dụng các nguyên tắc, chuẩn mực, thông

tư, quyết định,... liên quan đến ngoại tệ để người đọc có thể hiểu bản chất kinh doanh
ngoại tệ trong các tổ chức tín dụng và có thể vận dụng cho chính bản thân mình.
3
1. Giao dịch hối đoái giao ngay
1.1. Khái niệm:
Giao dịch hối đoái giao ngay (sau đây gọi là “giao dịch giao ngay”) là giao dịch hai
bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và
kết thúc thanh toán trong vòng 2 (hai) ngày làm việc tiếp theo. (Khoản 3 Điều 2 Quyết định
số: 1452/2004/QĐ-NHNN)
1.2. Nội dung:
1.2.1. Vấn đề cơ bản:
- Đối tượng tham gia giao dịch giao ngay:
+ Tổ chức tín dụng được phép
+ Tổ chức kinh tế
+ Tổ chức khác và cá nhân
+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Phí giao dịch: Khách hàng không phải trả phí giao dịch hối đoái đối với giao dịch giao
ngay.
4
- Chứng từ trong các giao dịch giao ngay:
+ Tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân dùng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ của
TCTD được phép qua các giao dịch giao ngay phải xuất trình các chứng từ cung cấp đầy
đủ thông tin về mục đích, số lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán
theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
+ TCTD được phép có trách nhiệm kiểm tra chứng từ của khách hàng theo quy định hiện
hành về quản lý ngoại hối
- Đồng tiền giao dịch giao ngay và tỷ giá giao dịch giao ngay:
+ Tổng Giám đốc (Giám đốc) các TCTD được phép được quy định các loại ngoại tệ giao
dịch tại đơn vị mình và tỷ giá giao dịch của các ngoại tệ phù hợp với quy định hiện hành
của Ngân hàng Nhà nước.

+ Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá do ngân hàng niêm yết hoặc do hai bên thỏa thuận thời điểm
giao dịch giao ngay.
- Các nhóm tài khoản liên quan đến kinh doanh ngoại tệ giao ngay:
+ TK- Ngoại tệ tại đơn vị (TK 1031)
+ TK- Tiền gửi tại NHNN bằng đồng Việt Nam (TK 111)
+ TK- Tiền gửi tại NHNN bằng Ngoại tệ (TK 112)
+ TK- Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài (TK 1331)
+ TK- Mua bán ngoại tệ kinh doanh (TK 4711)
+ TK- Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh (TK 4712)
+ TK- Cam kết mua bán ngoại tệ giao ngay (TK 9231)
1.2.2 Phương pháp kế toán mua bán ngoại tệ giao ngay (Spot):
1.2.2.1. Kế toán mua bán ngoại tệ giao ngay với khách hàng:
a. Kế toán mua ngoại tệ giao ngay với khách hàng Doanh nghiệp, cá nhân:
-Kế toán tại thời điểm ngân hàng ký kết hợp đồng mua ngoại tệ giao ngay:
Kế toán căn cứ vào tỷ giá mua niêm yết , ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận các điều
khoản trên Hợp đồng: Số lượng ngoại tệ ngân hàng mua, tỷ giá, ngày thực hiện Hợp
đồng,chỉ thị nhận VND…, kế toán ghi:
Nhập TK Ngoại bảng (TK 9231) : Cam kết mua ngoại tệ giao ngay
- Kế toán tại thời điểm ngân hàng thực hiện hợp đồng mua ngoại tệ giao ngay:
Căn cứ vào các chứng từ kế toán, kế toán ghi:
Xuất TK Ngoại bảng (TK 9231): Cam kết mua ngoại tệ giao ngay
Đồng thời:
Nợ TK thích hợp: Giá trị ngoại tệ mua
Có TK Mua bán ngoại tệ kinh doanh (TK 4711)
Và ghi:
Nợ TK Thanh toán mua bán ngoại tệ (TK 4712): Giá trị ngoại tệ mua*Tỷ giá mua
Có TK thích hợp.
b. Kế toán bán ngoại tệ giao ngay khách hàng Doanh nghiệp, cá nhân:
Hạch toán ngược lại với TH mua ngoại tệ
- Kế toán tại thời điểm ngân hàng ký kết hợp đồng bán ngoại tệ giao ngay:

5
Kế toán ghi:
Nhập TK Ngoại bảng (TK 9231): Cam kết bán ngoại tệ giao ngay
- Kế toán tại thời điểm ngân hàng thực hiện hợp đồng bán ngoại tệ giao ngay:
Căn cứ vào các chứng từ kế toán, kế toán ghi:
Xuất TK Ngoại bảng (TK 9231): Cam kết bán ngoại tệ giao ngay
Đồng thời, hạch toán:
Nợ TK Mua bán ngoại tệ (TK 4711): Giá trị ngoại tệ ngân hàng bán
Có TK thích hợp.
Và ghi:
Nợ TK thích hợp: Giá trị ngoại tệ bán* tỷ giá bán
Có TK Thanh toán mua bán ngoại tệ (TK 4712)
c. Ngân hàng mua bán ngoại tệ với khách hàng vãng lai:
- Giao dịch mua bán xảy ra ngay thời điểm giao dịch.
- Kế toán không hạch toán ngoại bảng vào TK ngoại bảng Cam kết mua, bán ngoại tệ giao
ngay (TK 9231) mà hạch toán vào nội bảng ngay.
1.2.2.2. Kế toán mua bán ngoại tệ giao ngay với ngân hàng khác:
a. Kế toán đối với ngân hàng thành viên mua ngoại tệ:
- Ngân hàng thành viên mua ngoại tệ chủ động giao dịch với các ngân hàng thành viên
khác thông qua phương tiên thông tin như mạng vi tính, điện thoại, thư…với nội dung:
Tên, số hiệu của các thành viên, số ngoại tệ cần mua vào.
- Thực hiện ký kết Hợp đồng mua ngoại tệ giữa các ngân hàng thành viên.
- Đến ngày thực hiện Hợp đồng, các ngân hàng thành viên chủ động chuyển khoản ngoại tệ
hay Việt Nam đồng (VND) thông qua Ngân Hàng Nhà Nước. Kế toán ghi:
Nợ TK Thanh toán mua bán ngoại tệ (TK 4712): Giá trị VNĐ chi ra để mua ngoại tệ
Có TK Tiền gửi bằng VND tại NH Nhà Nước (TK 1113): Giá trị VNĐ chi ra để mua
ngoại tệ.
Đồng thời:
Nợ TK Tiền gửi bằng ngoại tệ tại NH Nhà Nước (TK 1123): Giá trị ngoại tệ mua vào
Có TK Ngoại tệ kinh doanh (TK 4711): Giá trị ngoại tệ mua vào.

b. Kế toán đối với ngân hàng thành viên bán ngoại tệ:
- Hạch toán ngược lại với trường hợp mua ngoại tệ.
- Ngân hàng thành viên bán ngoại tệ chủ động giao dịch với các ngân hàng thành viên khác
thông qua phương tiên thông tin như mạng vi tính, điện thoại, thư…với nội dung: Tên, số
hiệu của các thành viên, số ngoại tệ cần bán ra.
- Thực hiện ký kết Hợp đồng bán ngoại tệ giữa các ngân hàng thành viên.
- Đến ngày thực hiện Hợp đồng, các ngân hàng thành viên chủ động chuyển khoản ngoại tệ
hay Việt Nam đồng (VND) thông qua Ngân Hàng Nhà Nước. Kế toán ghi:
Nợ TK Ngoại tệ kinh doanh (TK 4711): Giá trị ngoại tệ bán
Có TK Tiền gửi bằng ngoại tệ tại NH Nhà Nước (TK 1123): Giá trị ngoại tệ bán.
Đồng thời:
Nợ TK Tiền gửi bằng VND tại NH Nhà Nước (TK 1113): Giá trị VNĐ thu từ bán ngoại tệ
Có TK Thanh toán mua bán ngoại tệ (TK 4712): Giá trị VNĐ thu từ bán ngoại tệ.
6
1.2.2.3. Kế toán mua bán ngoại tệ giao ngay với ngân hàng nước ngoài:
- NHTM có mở tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng ở nước ngoài hay công ty tài chính ở
nước ngoài.
- Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ phát sinh cho các mục đích như là hưởng lãi tiền gửi ngoại
tệ, nhu cầu thanh toán và nhu cầu kinh doanh ngoại tê.
- Kế toán ghi nhận khi thực hiện mua bán ngoại tệ với ngân hàng nước ngoài:
Nợ TK Mua bán ngoại tệ (TK 4711): Lượng ngoại tệ bán
Có TK Tiền gửi ngoại tệ tại nước ngoài (TK 1331): Lượng ngoại tệ bán.
Đồng thời:
Nợ TK Tiền gửi ngoại tệ tại nước ngoài (TK 1331): Lượng ngoại tệ mua
Có TK Mua bán ngoại tệ (TK 4711): Lượng ngoại tệ mua.
Đồng thời hạch toán thanh toán mua bán ngoại tệ:
Nợ TK Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh (Ngoại tệ mua): Giá trị VND
Có TK Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh (Ngoại tệ bán): Giá trị VND
1.2.3 Thuận lợi và hạn chế của kinh doanh ngoại tệ giao ngay:
- Thuận lợi:

+ Hàng loạt các thông tư, quyết định về quản lý ngoại hối đã góp phần cho các ngân hàng
thực hiện kinh doanh ngoại tệ thuận lợi hơn, có sự chuyển biến tích cực.
+Tạo thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng, mở rộng danh mục sản phẩm, dịch vụ mà ngân
hàng cung cấp, giảm rủi ro trong danh mục kinh doanh của ngân hàng.
+ Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ giao ngay tạo nguồn cung ngoại tệ đáp ứng cho các nhu
cầu cho các cà nhân, tổ chức kinh tế có nhu cầu bán ngoại tệ hoặc mua ngoại tệ để thanh
toán học phí, viện phí, công tác, du lịch, thừa kế, định cư ở nước ngoài và các nhu cầu
thanh toán vãn lai khác, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho chính các ngân hàng.
- Hạn chế:
+ Ngân hàng chịu các rủi ro tỷ giá, rủi ro giao dịch tiền mặt ngoại tệ cao (ngoại tệ giả, séc
giả) và các rủi ro khác làm giảm thu nhập khi kinh doanh ngoại tệ.
+Chi phí quản lý tiền mặt ngoại tệ cao, tiền mặt tồn kho không được trả lãi như tài khoản
tiền gửi trong khi đó ngân hàng phải trả lãi huy động.
+ Doanh số mua rất nhỏ và chi phí cho giấy tờ, cho nhân viên thu tương đối cao.
+ Thị trường tiền mặt ngoại tệ qua ngân hàng không có tính cạnh tranh, bị chi phối bởi
hoạt động của thị trường ngầm.
+ Thị trường tiền tệ cũng như thị trường ngoại tệ liên ngân hàng kém sôi động, cho nên tỷ
giá và lãi suất không phản ánh đúng thực chất cung cầu ngoại tệ.
7
+ Vai trò của ngân hàng nhà nước điều hành thị trường ngoại hối vẫn còn mờ nhạt.
1.3. Ví dụ:
Tại ngân hàng Công thương Đồng Nai, ngày 3/11/2011 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
liên quan đến kinh doanh ngoại tệ giao ngay như sau:
1. Khách hàng Kim Ngân (có TK tại ngân hàng Công thương Đồng Nai) nộp vào ngân
hàng 15.000 USD tiền mặt đề nghị đổi lấy VND.
2. Công ty Xuất Nhập khẩu Cù Lao (có TK tại ngân hàng Công thương Đồng Nai) đề
nghị ngân hàng bán cho 30.000 USD để thanh toán tiền mua hàng hóa.
3. Khách hàng Ngọc Hạnh (không có TK tại ngân hàng Công thương Đồng Nai) tới đề
nghị bán 10.000 USD cho ngân hàng để lấy tiền VND từ khoản tiền kiều hối người
thân gửi về ngày 2/11/2011.

4. Ngân hàng VCB-CN Đồng Nai chuyển khoản 50.000 USD bán cho ngân hàng Công
thương theo Hợp đồng đã ký ngày 2/11/2011.
5. Ngân hàng Công thương - Đồng Nai chuyển khoản 30.000 USD bán cho ngân Đông
Á-CN Đồng Nai theo Hợp đồng đã ký ngày 1/11/2011.
6. Nhận được báo Có của Ngân hàng CitiBank-Singapore số tiền 100.000 USD bán
cho ngân hàng Công thương-CN Đồng Nai.
Yêu cầu: Xử lí và định khoản các nghiệp vụ trên vào ngày 03/11/2011
Biết rằng:
- Tỷ giá USD/VND :20.350-20.550
- Ngân hàng Công thương –Đồng Nai có mở TK Tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng CitiBank-
Singapore.
- Các tài khoản đều có đủ số dư hạch toán
Giải:
1. a. Nợ TK 1031: 15.000 USD
Có TK 4711.USD: 15.000 USD
b. Nợ TK 4712: 305.250.000 VND (15.000 USD * 20.350)
Có TK 1011: 305.250.000 VND (15.000 USD * 20.350)
2. a. Nợ TK 4711: 30.000 USD
Có TK 4221. CT Xuất Nhập khẩu Cù Lao: 30.000 USD
b. Nợ TK 4211. CT Xuất Nhập khẩu Cù Lao: 616.500.000 VND (30.000 USD * 20.550)
8
Có TK 4712: 616.500.000 VND (30.000 USD * 20.550)
3. a. Nợ TK 455- Chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ: 10.000 USD
Có TK 4711: 10.000 USD
b. Nợ TK 4712: 202.500.000 VND (10.000 USD * 20.250)
Có TK 1011: 202.500.000 VND (10.000 USD * 20.250)
4. a. Nợ TK 1123: 50.000 USD
Có TK 4711: 50.000 USD
b. Nợ TK 4712: 1.012.500.000 VND (50.000 USD * 20.250)
Có TK 1113: 1.012.500.000 VND (50.000 USD * 20.250)

5. a. Nợ TK 4711: 30.000 USD
Có TK 1123: 30.000 USD
b. Nợ TK 1113: 616.500.000 VND (30.000 USD * 20.550)
Có TK 4712: 616.500.000 VND (30.000 USD * 20.550)
6. Nợ TK 1331: 100.000 USD
Có TK 4711: 100.000 USD
2. Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn:
2.1 Khái quát chung về giao dịch ngoại tệ kỳ hạn ( Forex outright forward transactions):
2.1.1 Khái niệm
Là giao dịch mua bán ngoại hối, trong đó tỷ giá được hai bên thỏa thuận vào ngày
hôm nay và việc giao hàng ( thanh toán) được thực hiện tại mức tỷ giá đó vào một
ngày xác định trong tương lai, và ngày này phải cách ngày kí hợp đồng từ 3 ngày làm
việc trở lên.
2.1.2 Đặc điểm:
- Giao dịch ngoại hối kỳ hạn được thực hiên trên thi trường ngoại hối ko chính thức
(thị trường OTC).
- Phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tức:
+ Bắt buộc mua (bán) đồng tiền đúng số lượng đã ghi nhận trên hợp đồng.
+ Bắt buộc mua (bán) với tỷ giá đã cam kết.
9
+ Bắt buộc thực hiên hợp đồng đúng ngày kí kết.
- Khi thực hiện hợp đồng kỳ hạn, ngân hàng có thể sẽ có những rủi ro tỷ giá vì vậy ngân
hàng phải ghi nhận trạng thái mở về ngoại tệ ngay từ khi kí kết hợp đồng, và luôn phải ghi
nhận kịp thời lãi hoặc lỗ phát sinh do biến động tỷ giá cho đến khi thực hiện hợp đồng.
- Tỷ giá có kỳ hạn là tỷ gía do ngân hàng niêm yết hoặc do hai bên thỏa thuận tại thời điểm
giao dịch kỳ hạn
2.1.3 Tiện ích:
- Đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền ra nước ngoài
hoặc đầu tư theo tỷ giá xác định trước nhằm tránh rủi ro tỷ giá.
- Khách hàng có thể dự tính trước được chi phí kinh doanh hoặc thu nhập, đảm bảo được

khả năng thanh toán.
- Thủ tục thực hiện tương đối đơn giản.
2.1.4 Thủ tục_ điều kiện:
- Khách hàng cần xuất trình các chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng,
và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán theo quy định hiện hành về quản lý
ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước.
- Ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra kiểm tra chứng từ của khách hàng theo quy định hiện
hành về quản lý ngoại hối.
- Khách hàng đặt cọc và bổ sung tiền đặt cọc nếu tỷ giá biến động vượt mức quy định.
2.1.5 Các tài khoản sử dụng
• TK 4711- Mua bán ngoại tệ kinh doanh
• TK 4712- Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh
• TK 4741- Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ
• TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn ngoại tệ
• TK 486- Thanh toán đối với các công cụ tài chính
TK 6332- Chênh lệch tỷ giá hối đoái
2.2 Phương pháp kế toán đối với nghiệp vụ ngoại tệ kỳ hạn:
2.2.1 Mua ngoại tệ kỳ hạn
• Tại thời điểm ngân hàng kí hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn
Căn cứ vào hợp đồng mua kỳ hạn ngoại tệ, bảng kê chi tiết hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn
theo mẫu 01-PL01PSTT, hoạch toán:
Nợ TK 4862- Thanh toán đối với giao dịch có kỳ hạn: giá trị ngoại tệ cam kết mua
Có TK 4741- Cam kết giao dịch kỳ hạn ngoại tệ
Đồng thời:
10
Nợ TK giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ- 4742 (Số VNĐ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm
kí kết hợp đồng)
Nợ TK 3962- Lãi phải thu / CóTK 4962- Lãi phải trả từ giao dịch kỳ hạn(Chênh lệch giữa
tỷ giá kỳ hạn với tỷ giá giao ngay tại thời điểm thực hiện hợp đồng)
Có TK 4862- Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn(số VNĐ theo tỷ giá kỳ hạn

• Trong thời hạn hiệu lực hợp đồng:
Định kỳ, ngân hàng lập bảng kê phân bổ lãi phải thu hoặc lãi phải trả theo mẫu 04-
PL01PSTT và 05-PL01PSTT và tiến hành phân bổ chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá
giao ngay theo phương pháp đường thẳng. Theo đó, lãi phải thu phân bổ vào chi phí, lãi
phải trả phân bổ vào thu nhập:
Nợ TK 848- Chi về công cụ tài chính phái sinh
Có TK 3962- Lãi phải thu từ giao dịch kỳ hạn
Hoặc:
Nợ TK 4962- Lãi phải trả từ giao dịch kỳ hạn
Có TK 748- Thu về từ công cụ tài chính phái sinh
Định kỳ, ngân hàng đánh giá lại giá trị VNĐ của số dư ngoại tệ mau bán ngoại tệ kỳ hạn
theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm đánh giá:
Nợ TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh
Có TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ
(Điều chỉnh: phát sinh lỗ chưa thực hiện)
Hoặc:
Nợ TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ
Có TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh
(Điều chỉnh: phát sinh lãi chưa thực hiện)
• Tại thời điểm ngân hàng thực hiện hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn:
- Kế toán mua ngoại tệ theo hợp đồng kỳ hạn đã kí kết theo tỷ giá mau kì hạn:
Nợ TK Thích hợp (tiền mặt, tiền gởi ngoại tệ khách hàng…..)
Có TK 4862- Thanh toán đối với giao dịch ngoại tệ kì hạn (Ngoại tệ)
Đồng thời:
11
Nợ TK 4862- Thanh toán đối với giao dịch ngoại tệ kì hạn (VNĐ)
Có TK Thích hợp (tiền mặt, tiền gởi VNĐ của khách hàng)
- Kế toán thực hiện lập bảng đánh giá lại giá trị ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá mua
giao ngay tại ngày đến hạn theo mẫu 06-PL01PSTT và hoạch toán:
Nợ TK 6332- Chênh lệch đáng giá lại công cụ tài chính phái sinh

Có TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn ngoại tệ
Hoặc:
Nợ TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn ngoại tệ
Có TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh
- Kế toán kết chuyển tài khoản giao dịch kỳ hạn về tài khoản giao dịch mua bán ngoại tệ
giao ngay:
Nợ TK 4741- Cam kết giao dịch ngoại tệ kỳ hạn ( ngoại tệ)
Có TK 4711- Mua bán ngoại tệ kinh doanh
Đồng thời:
Nợ TK 4862- Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh (VNĐ)
Có TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ
2.2.2 Phương pháp kế toán đối với bán ngoại tệ kỳ hạn:
Khi ký kết và thực hiện hợp đồng kí kết bán ngoại tệ kỳ hạn ngân hàng hạch toán ngược lại
so với hạch toán hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn, còn trong thời hạn hiệu lực hợp đồng thì
hoạch toán tương tự.
Rủi ro của giao dịch ngoại hối kỳ hạn:
Giao dịch ngoại hối kỳ hạn được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực: bảo hiểm tỷ giá, đầu
cơ, kinh doanh chênh lệch có bảo hiểm tỷ giá CIA (covered interest arbitrage).
Khi thực hiện những giao dịch ngoại hối kỳ hạn tồn tại những rủi ro như:
- Khách hàng không thực hiện hợp đồng.
- Tỷ giá giao ngay tại ngày thực hiện hợp đồng chênh lệch theo chiều hướng bất lợi
có thể biến việc bảo hiểm của khách hàng trở nên vô nghĩa.
Vì vậy trong một số trường hợp, khi khách hàng có khả năng dự đoán tỷ giá hối đoái giữa
hai đồng ngoại tệ giao dịch và cho dự đoán rằng tỷ giá đó sẽ không đổi trong tương lai (từ
3 đến 30 ngày) thì để hạn chế rủi ro của giao dịch kỳ hạn, khách hàng thực hiện giao dịch
chuyển đổi ngoại tệ có kỳ hạn. Khi đó, họ có thể lựa chọn ký hợp đồng chuyển đổi ngoại tệ
12
kỳ hạn với tỷ giá thực hiện hợp đồng là tỷ giá giao ngay, sẽ loại bỏ được rủi ro tỷ giá thay
đổi theo chiều hướng bất lợi.
2.2.3. Giao dịch chuyển đổi kỳ hạn giữa hai đồng ngoại tệ

- Đối với nghiệp vụ chuyển đổi ngoại tệ kỳ hạn: Số tiền VND chênh lệch giữa tỷ giá kỳ
hạn và tỷ giá giao ngay phải xác định để phân bổ vào Thu nhập hoặc Chi phí trong thời
gian hiệu lực của Hợp đồng được thực hiện cụ thể như sau:
+ Xác định số tiền quy đổi VND của số lượng ngoại tệ cần chuyển đổi (ngoại tệ mua vào)
khi đến hạn theo tỷ giá mua giao ngay tại ngày ký Hợp đồng;
+ Xác định số tiền quy đổi VND của số lượng ngoại tệ dùng để thanh toán khi đến hạn
(ngoại tệ bán ra) theo tỷ giá bán giao ngay tại ngày ký Hợp đồng.
+ Số chênh lệch của số tiền VND quy đổi ngoại tệ mua vào kỳ hạn và số tiền VND quy đổi
của ngoại tệ bán ra kỳ hạn nói trên sẽ được hạch toán riêng ở TK 3962/TK 4962 để phân
bổ theo đường thẳng, kết chuyển dần vào Thu nhập/ Chi phí về các công cụ tài chính phái
sinh (TK 723/ TK 823) trong thời gian hiệu lực của Hợp đồng.
- Đối với nghiệp vụ chuyển đổi ngoại tệ kỳ hạn: Chỉ thay đổi nội dung hạch toán ở thời
điểm ký kết và thực hiện hợp đồng, còn nội dung hạch toán giai đoạn trong thời gian hiệu
lực hợp đồng thì tương tự như nghiệp vụ mua/ bán ngoại tệ kỳ hạn nói trên.
• Tại ngày bắt đầu hiệu lực hợp đồng chuyển đổi ngoại tệ kỳ hạn
Căn cứ Hợp đồng chuyển đổi ngoại tệ kỳ hạn, bảng kê chi tiết hợp đồng chuyển đổi ngoại
tệ kỳ hạn (theo mẫu 03-PL01PSTT), hạch toán:
- Ghi nhận số tiền ngoại tệ cam kết mua vào kỳ hạn:
Nợ TK 4862 - Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn tiền tệ/ngoại tệ mua vào
Có TK 4741 - Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ/ngoại tệ mua vào
- Ghi nhận số tiền ngoại tệ cam kết dùng để thanh toán
Nợ TK 4741 - Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ/ngoại tệ bán ra
Có TK 4862 - Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn tiền tệ/ ngoại tệ bán ra
- Đồng thời, ghi nhận giá trị VND của giao dịch chuyển đổi ngoại tệ kỳ hạn.
Nợ TK 4742 - Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ / thanh toán VND cho ngoại tệ mua vào
13
(Tỷ giá mua giao ngay tại ngày ký kết HĐ của ngoại tệ sẽ mua)
Có TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ/ thanh toán VND cho ngoại tệ bán ra
(Tỷ giá bán giao ngay tại ngày ký kết HĐ của ngoại tệ sẽ bán)
Nợ TK 3962- Lãi phải thu/ Có TK 4962- Lãi phải trả: Chênh lệch số tiền VND hạch toán ở

2 TK trên
• Trong thời gian hiệu lực hợp đồng
Xử lý và hạch toán tương tự như nghiệp vụ Mua/Bán ngoại tệ có kỳ hạn
• Đến ngày tất toán hợp đồng
- Ghi nhận giao dịch thanh toán cho đối tác số lượng ngoại tệ đã thỏa thuận của hợp đồng
kỳ hạn
Ghi nhận số tiền ngoại tệ mua vào
Nợ TK Ngoại tệ thích hợp (TK 1031/ tiền gửi ngoại tệ của khách hàng):
Có TK 4862 "Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn" / ngoại tệ thích hợp
Ghi nhận số tiền ngoại tệ thanh toán (bán ra)
Nợ TK 4862 - Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn/ ngoại tệ thích hợp
Có TK Ngoại tệ thích hợp (TK 1031, Tiền gửi ngoại tệ khách hàng...)
- Đánh giá lại giá trị VND/ số dư ngoại tệ trong Hợp đồng chuyển đổi ngoại tệ kỳ hạn theo
tỷ giá giao ngay tại ngày đáo hạn (Đánh giá riêng đối với ngoại tệ mua vào theo mẫu 06-
PL01PST, và đối với ngoại tệ thanh toán (ngoại tệ bán ra) theo mẫu 07-PL01PSTT):
Đánh giá lại đối với ngoại tệ mua vào
Nợ TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh/giao dịch kỳ hạn
Có TK 4742 Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ / thanh toán VND cho ngoại tệ mua vào
Hoặc
Nợ TK 4742 Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ / thanh toán VND cho ngoại tệ mua vào
Có TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh/giao dịch kỳ hạn
14
Đánh giá lại đối với ngoại tệ phải thanh toán (ngoại tệ bán ra)
Nợ TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phát sinh/giao dịch kỳ hạn
Có TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ / thanh toán VND cho ngoại tệ bán ra
Hoặc
Nợ TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn tiền tệ / thanh toán VND cho ngoại tệ bán ra
Có TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính phái sinh/giao dịch kỳ hạn
Ghi chú: Ngân hàng có thể không thực hiện bước đánh giá này, khi đó việc ghi nhận tác
động của biến động tỷ giá từ ngày đánh giá lần cuối đến ngày đáo hạn hợp đồng được ẩn

vào kết quả chung ở kỳ đánh giá tiếp theo về giá trị VND quy đổi của số dư trên tài khoản
ngoại tệ 47
- Kết chuyển giao dịch của Hợp đồng chuyển đổi kỳ hạn trên các TK 4741, 4742 sang ghi
nhận trên các TK Mua/ Bán ngoại tệ giao ngay (TK 4711, 4712)
Ghi nhận ngoại tệ bán ra:
Nợ TK 4711 - Mua, bán ngoại tệ kinh doanh/ ngoại tệ bán ra
Có TK 4741 - Cam kết giao dịch kỳ hạn tiền tệ/ ngoại tệ bán ra
Ghi nhận ngoại tệ mua vào
2.3. Ví dụ:
Ngày 10/10/2011, ngân hàng A ký hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn là 1 triệu USD, thanh
toán ngày 10/11/2011 với tỷ giá USD/VND kỳ hạn là 20.100.
Giả sử tỷ gía của những thời điểmtiếp theo là:
- Ngày giao dịch 10/10/2011: USD/VND là 19.000.
- Ngày 31/10/2011: USD/VND là 19.800.
- Ngày 10/11/2011: USD/VND là 20.300.
Yêu cầu: xử lý và định khoản nghiệp vụ trên tại các thời điểm vào ngày giao dịch ký hợp
đồng và ngày thực hiện hợp đồng
Biết rằng: Ngân hàng thực hiện phân bổ lãi phải thu/ lãi phải trả và đánh giá lại giá trị
ngoại tệ kinh doanh định kỳ cuối tháng.
Xử lý và định khoản:
• Ngày 10/10/2011
-Ngân hàng hoạch toán cam kết bán ngoại tệ có kỳ hạn:
15
Nợ TK 4714- Cam kết giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn: 1.000.000 USD
Có TK 4862-Thanh toán giao dịch kỳ hạn: 1.000.000 USD
-Ngân hàng hoạch toán đối với số VND cam kết thu về bằng VND tương ứng:
Nợ TK 4862-Thanh toán giao dịch kỳ hạn: 20,1 tỷ đồng (theo tỷ giá bán kỳ hạn)
Có TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn: 19 tỷ đồng(theo tỷ giá bán giao ngay)
Có TK 4962- Lãi phải trả giao dịch kỳ hạn: 1,1 tỷ đồng
• Ngày 31/10/2011

-Kế toán lập bảng kê phân bổ lãi phải trả vào thu nhập:
Nợ TK 4962- Lãi phải trả: 1,1 tỷ đồng
Có TK 723- Thu về công cụ tài chính phái sinh : 1,1 tỷ đồng
-Kế toán hoạch toán chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại cuối tháng: tỷ giá tang
Nợ TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính: 0,8 tỷ đồng
Có TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn: 0,8 tỷ đồng
• Ngày 10/11/2011
-Kế toán bán ngoại tệ theo cam kết:
Nợ TK 4862- Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn: 1.000.000 USD
Có TK Thích hợp ngoại tệ: 1.000.000 USD
-Kế toán thu VND về do bán ngoại tệ:
Nợ TK Thích hợp VND: 20,1 tỷ đồng
Có TK 4862- Thanh toán đối với giao dịch kỳ hạn: 20,1 tỷ đồng
-Đánh giá lại giá trị ngoại tệ hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn khi đến hạn:
Nợ TK 6332- Chênh lệch đánh giá lại công cụ tài chính: 0,5 tỷ đồng
Có TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn: 0,5 tỷ đồng
-Kết chuyển ngoại tệ cam kết bán kỳ hạn sang mua bán ngoại tệ kinh doanh:
16
Nợ TK 4711- Mua bán ngoại tệ kinh doanh: 1.000.000 USD
Có TK 4741- Cam kết giao dịch kỳ hạn: 1.000.000 USD
-Kết chuyển giá trị giao dịch kỳ hạn sang thanh thoán mua bán ngoại tệ kinh doanh:
Nợ TK 4742- Giá trị giao dịch kỳ hạn: 20,3 tỷ đồng
Có TK 4712- Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh: 20,3 tỷ đồng.
3. Hợp đồng tương lai:
3.1. Khái niệm:
Hợp đồng tương lai (future contracts) được Thị Trường Tiền Tệ Quốc Tế
(International Monetary Market – IMM) đưa ra lần đầu tiên năm 1972 ở Chicago nhằm
cung cấp cho những nhà đầu cơ(speculators) một phương tiện kinh doanh và cho những
người ngại rủi ro (hedgers) một công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái. Hợp đồng tương lai là
một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp

đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai
được xác định bởi Sởgiao dịch (IMM).
3.2. Nội dung:
3.2.1 Tổ chức giao dịch tại sở giao dịch
 Sở giao dịch
Nhiệm vụ của sở giao dịch: Thiết kế các loại hợp đồng tiền tệ tương lai và các tiêu chuẩn
của hợp đồng. Thiết lập quy trình kí quỹ, thanh toán và tất toán giao dịch. Thiết lập quy
chế, quy trình giao dịch. Thiết lập quy chế để điều chỉnh các hoạt động trên sàn giao dịch
và duy trì một phòng ban chịu trách nhiệm giám sát quá trình diễn ra giao dịch.
 Thành phần tham gia giao dịch
• Nhà kinh doanh ở sàn giao dịch (floor traders): thường là các nhà đầu cơ (speculators)
hoặc đại diện cho các ngân hàng, công ty mà sử dụng thị trường tương lai để bổ sung cho
các giao dịch có kỳ hạn.
• Nhà môi giới ở sàn giao dịch(floor brokers): nói chung là đại diện của các công ty đầu
tư, những công ty chuyên môi giới đầu tư ăn hoa hồng.
17
 Công ty thanh toán bù trừ:
Trong các giao dịch mua bán các hợp đồng tương lai, rủi ro không thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng được kiểm soát bởi các nghiệp vụ của một công ty thanh toán bù trừ. Tính chất của
công ty thanh toán bù trừ giúp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của các bên, đồng
thời giúp các bên tham gia hợp đồng có thể tháo gỡ cam kết hợp đồng hay đóng goi lại các
trạng thái ngoại hối.
3.2.2 Cơ chế giao dịch
Tất cả các hợp đồng tương lai đều thực hiện giao dịch ở Sở giao dịch có tổ chức.
Ở Mỹ khi mới triển khai giao dịch, các hợp đồng tiền tệ tương lai được thực hiện thông
qua hệ thống “open outcry”, tạm gọi là “rao giá công khai”. Trong hệ thống giao dịch này,
các lời chào giá phải được công khai cho tất cả các bên tham gia trên sàn giao dịch. Sau đó
các giao dịch được thực hiện thông qua cty thanh toán bù trừ(clearing house). Cty thanh
toán bù trừ có chức năng xác nhận giao dịch và bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ hợp
đồng bằng cách làm trung gian giữa các bên để về mặt kỹ thuật, nó luôn là một bên tham

gia trong mỗi hợp đồng. Cty thanh toán bù trừ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu một
bên tham gia hợp đồng thất bại trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Để bảo vệ mình,
cty thanh toán bù trừ yêu cầu các giao dịch phải được thỏa thuận thông qua các thành viên
của cty thanh toán bù trừ. Thành viên của cty thanh toán bù trừ trước hết phải là hội viên
của sở giao dịch, kế đến phải thỏa mãn những yêu cầu do cty thanh toán bù trừ đề ra.
Ngoài ra, thành viên của cty thanh toán bù trừ còn phải ký quỹ ở cty thanh toán bù trừ
và nếu họ đại diện cho một bên giao dịch khác thì họ có quyền yêu cầu bên này ký quỹ đối
với họ. Tất cả các khoản ký quỹ đều nhằm mục đích bảo đảm vật chất cho việc thực hiện
hợp đồng. Tiền ký quỹ biến động theo thời gian mỗi khi thực hiện thanh toán hàng ngày.
Nếu tiền ký quỹ xuống dưới mức duy trì tối thiểu thì người tham gia hợp đồng phải nộp
thêm tiền vào để tiếp tục tham
gia hợp đồng.
Ví dụ: Nhà đầu cơ thị trường tương lai dự báo vài ngày tới franc Thụy Sĩ(CHF) sẽ lên giá
so với USD. Nhằm kiếm tiền từ cơhội này, vào sáng ngày thứ ba, một nhà đầu tư trên thị
trường tương lai Chicago mua một hợp đồng tương lai trị giá 125.000 CHF với tỷ giá 0,75
18
USD cho 1 CHF. Hợp đồng này sẽ đến hạn vào chiều ngày thứnăm. Để bắt đầu, trước tiên
nhà đầu tư phải bỏ2.565$ vào tài khoản ký quỹ ban đầu. Biết rằng mức ký quỹ tối thiểu
nhà đầu cơ phải duy trì đối với hợp đồng tương lai CHF là 1900USD, nhà đầu cơ phải sẵn
sàng thêm tiền vào nếu mức ký quỹ của mình xuống đến dưới mức1900USD. Sau khi mua
hợp đồng tương lai, nhà đầu cơ theo dõi diễn biến tình hình thị trường. Bởi vì việc thanh
toán diễn ra hàng ngày, có ba điều sẽ xảy ra:
• Thứ nhất, hàng ngày nhà đầu cơ sẽ nhận được tiền hoặc sẽ chi tiền ra tùy theo hợp đồng
lời hay lỗ.
• Thứ hai, hợp đồng tương lai với giá 0,75$/CHF sẽ bị hủy bỏ vào cuối ngày giao dịch.
• Thứ ba, nhà đầu cơ sẽ nhận được hợp đồng tương lai theo giá mới được thiết lập vào
cuối ngày giao dịch. Diễn biến tỷ giá và việc thực hiện thanh toán hàng ngày hợp đồng này
như sau:
Bảng 3: Diễn biến thanh toán một hợp đồng tương lai
Thời gian Hoạt động Thanh toán

Sáng ngày thứ
ba
• Nhà đầu tư mua hợp đồng tương lai, đến
hạn chiều ngày thứ năm tỷ giá 0,75 $/CHF
• Nhà đầu tư ký quỹ 2.565$
Chưa xảy ra
Cuối ngày thứ
ba
Giá CHF tăng đến 0,755$, vị trí của nhà
đầu tư được ghi nhận trên thị trường
Nhà đầu tư nhận:
125.000x(0,755–0,75)=625$
Cuối ngày thứ tư Giá CHF giảm còn 0,752$, vị trí mới của
nhà đầu tư được ghi nhận.
Nhà đầu tư phải trả:
125.000x(0,755–0,752)=375$
Cuối ngày thứ
năm
Giá CHF giảm còn 0,74$
• Hợp đồng đến hạn thanh toán
• Nhà đầu tư nhận ngoại tệ chuyển giao
Nhà đầu tư phải trả:
(1)125.000(0,752-0,74)=1500$
(2)125.000x0,74=92.500$
3.2.3 Đặc điểm của giao dịch tương lai
• Tiêu chuẩn hóa: Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa về quy mô hợp đồng, cách
yết giá, mức biến động giá tối thiểu, tháng giao hàng, ngày giao hàng, ngày giao
19
dịch cuối. Vì vậy hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao hơn nhờ việc khớp
lệnh được thực hiện dễ dàng hơn, tăng khối lượng giao dịch.

• Giao dịch tập trung tại sàn giao dịch: Các nhà giao dịch/ các nhà đầu tư tùy theo nhu
cầu của mình sẽ đến sàn giao dịch để giao dịch tập trung, giúp cho giao dịch dễ
thành công hơn. Giá cả được công bố công khai.
• Nghĩa vụ hợp đồng được đảm bảo bởi công ty thanh toán bù trừ: Khi một giao dịch
đạt được giữa người mua và người bán, công ty thanh toán bù trừ, do sở giao dịch
lập ra, đứng ra đóng vai trò đối tác của các bên giao dịch.
• Tháo gỡ nghĩa vụ hợp đồng: sau khi giao dịch thành công, các bên tham gia hợp
đồng có thể tháo gỡ nghĩa vụ hợp đồng một cách dễ dàng bằng cách thực hiện 1
giao dịch đối ứng với giao dịch ban đầu trước khi hợp đồng đáo hạn.
 So sánh giữa hợp đồng tương lai và hợp đồng kì hạn: Giao dịch tương lai, về thực chất,
chính là giao dịch kỳ hạn nhưng được chuẩn hoá (standardized) về loại ngoại tệ giao dịch,
doanh số giao dịch, và ngày giao dịch.
Tiêu chí so sánh Hợp đồng tương lai Hợp đồng kì hạn
Đồng tiền giao
dịch
Giới hạn cho 1số ngoại tệ. Tất cả các đồng tiền.
Trị giá hợp đồng Được tiêu chuẩn hóa và không
thương lượng được.
Không được tiêu chuẩn hóa, số
lượng giao dịch thỏa thuận.
Địa điểm giao
dịch
Tập trung tại các sở giao dịch,
thông qua môi giới.
Phi tập trung OTC, giao dịch trực
tiếp.
Thời hạn Tối đa là 12 tháng. Không giới hạn tùy thuộc vào
thỏa thuận của người mua và
người bán.
Thanh toán Thanh toán hằng ngày bằng cách

ghi nợ (có) vào tài khoản ký quỹ
của người nắm giữ hợp đồng.
Không có thanh toán trước ngày
hợp đồng đến hạn.
Sự biến động của
tỷ giá hàng ngày
Mức biến động tỷ giá hằng ngày
có thể được giới hạn bởi sở giao
dịch.
Không có giới hạn, tùy thuộc vào
cung cầu trên thị trường.
Rủi ro Cty thanh toán bù trừ kiểm soát rủi
ro, thông qua tk margin, thanh toán
hằng ngày nên rất ít rủi ro.
Rủi ro rất lớn nếu như 1 bên
tham gia hợp đồng không thực
hiện hợp đồng.
20
3.2.4 Tỷ giá giao dịch trên thị trường tương lai
Theo lý thuyết tỷ giá trên thị trường tương lai có cùng mức với tỷ giá giao dịch trên thị
trường kì hạn đối với các hợp đồng có cùng kì hạn. Tỷ giá giao dịch trên thị trường tương
lai và tỷ giá giao ngay luôn biến động cùng chiều cùng tăng hoặc cùng giảm. Khi gần đến
ngày đáo hạn của giao dịch tương lai, chênh lệch tỷ giá giữa giao ngay và tỷ giá giao dịch
trên thị trường tương lai sẽ dần tiến đến không.
3.3 Sử dụng hợp đồng tương lai:
3.3.1 Hợp đồng tương lai để đầu cơ:
Đang ở thời điểm hiện tại tỷ giá EUR/USD=1,2028, ông A dự báo rằng trong tương lai
EUR sẽ lên giá so với USD và tỷ giá có thể lên đến EUR/USD= 1,2928. Để nắm bắt cơhội
đầu cơ này ông A có thể hành động theo hai phương án sau:
1. Mua EUR chờ lên giá sẽ bán ra lấy lời trong tương lai. Dĩ nhiên là việc mua EUR để

đầu cơ này là một việc làm rủi ro vì nếu EUR không lên giá đúng như dự đoán của mình
thì ông A sẽ lỗ. Ông A tin chắc vào sự dự đoán của mình và kỳ vọng kiếm lời mỗi EUR
được (1,2928 – 1,2028) = 0,09USD hay 9 cent. Chuyện ông ấy kiếm được nhiều hay ít
hoặc lỗ nhiều hay ít tùy thuộc vào diễn biến tỷ giá trên thị trường và số lượng EUR mà ông
ấy mua nhiều hay ít. Chẳng hạn để kiếm được 9000USD ông A phải mua 100.000EUR. Để
mua được
100.000EUR ngay thời điểm hiện tại ông A phải bỏ ra 100.000 x 1,2028 = 102.280USD.
Với số tiền USD phải bỏ ra khá lớn khiến ông A không có tiền mua 100.000EUR. Ông A
có thể đầu tư bằng cách mua hợp đồng tương lai trị giá 100.000EUR thay vì mua giao ngay
100.000EUR.
2. Mua hợp đồng tương lai trị giá 100.000EUR. Vì mua hợp đồng tương lai trị giá
100.000EUR chứ không phải mua 100.000EUR nên ông A không cần bỏ ra ngay
102.280USD mà chỉ cần bỏ ra 1.755USD ký quỹ theo yêu cầu của sở giao dịch. Như
vậy, với số tiền bỏ ra ít hơn: 1755USD so với 102.280USD ông A vẫn mua được cơ
hội kiếm lời nếu như tỷ giá biến động đúng như dự báo của ông A
21
3.3.2 Hợp đồng tương lai để quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái:
Ví dụ 1:
Ông B có nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất đi Mỹ. Kinh doanh mặt hàng thủy sản
thì không sử dụng hợp đồng giao ngay được. Thời hạn giao hàng thường khoảng 3 tháng.
Ông ta ký hợp đồng với đối tác xuất 20 tấn mực Sasumi với giá 16,000USD / tấn, giao
hàng trong 3 tháng. Lúc đó tỉ giá là 16,800. Trong thời gian này, xăng dầu lên giá, tàu bè
cũng gặp khó khăn, giá mực cũng tăng. Khi có đủ hàng để giao và cũng có lời được 10%.
Tuy nhiên, khi nhận tiền về, USD giảm giá chỉ còn 15,500VND /USD. Rủi ro tỷ giá làm
ông B không có lời.
Tính chi tiết thì ta có:
Giá trị của hợp đồng:
16,000USD x 20 tấn = 320,000USD.
Hợp đồng này theo tính toán lời được 10%, vậy chi phí của chuyến hàng:
(16,800VNDx320,000USD)/110x100=4,887,000,000VND

Sau khi bên kia chuyển tiền ông B bán 320,000USD được:
320,000USD x 15,500 VND = 4,960,000,000VND.
Vậy lời chỉ có:
4,960,000,000 – 4,887,000,000 = 73,000,000VND
Thay vì ông ta lời đến:
320,000USDx10%~ 32,000USD~537,000,000VND
Xem như ông B bị lỗ tỷ giá:
537,000,000VND - 73,000,000VND=464,000,000VND
Ví dụ 2: Giả sử thời điểm ngày 5/7/2005 một nhà đầu tư dự tính nhập khẩu 1 lô hàng trị giá
EUR 1,000,000 sa u 2 tháng. Tức thời điểm mua EUR để thanh toán là 5/9/2005. Giá bán
phổ biến của EUR tại ngân hàng thương mại thời điểm 5/5 là VND/EUR 19,167 và tại thời
điểm 5/9 là VND/EUR 20,009. Như vậy nếu không phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhà đầu tư có
thể thiệt hại một số tiền khá lớn là 842,000,000 VND.
Cũng với hai thời điểm 5/7/2005 và 5/9/2005, hợp đồng tương lai EUR giao hàng tháng
12/2005 tại sở giao dịch IMM được giao dịch lần lượt ở các mức giá USD/EUR 1,1998 và
USD/EUR 1,2539. Như vậy nếu nhà đầu tư mua 8 hợp đồng EUR (=1,000,000:125,000)
giao hàng tháng 12/2005 vào ngày 5/7/2005 và bán lại hợp đồng vào ngày 5/9 thì nhà đầu
22
tư có 1 khoản lời để bù đắp thiệt hại khi phải mua EUR giao ngay. Khoản lợi nhuận từ giao
dịch tương lai là 54,100 USD (=1,000,000 x(1,2539-1,1998). Tương đương 859,432,600
VND tại mức tỷ giá mua vào của thị trường ngày 5/9/2005 là VND/USD 15,886.
Diễn biến tỷ giá ngày 5/7/2005 và ngày 5/9/2005
Thị trường ngoại hối Việt Nam
Ngày VND/USD VND/EUR
MUA BÁN MUA BÁN
5/7/2005 15,860 15,860 18,977 19,167
5/9/2005 15,886 15,886 19,791 20,009
IMM: FUTURE EUR Dec.2005
Ngày Tỷ giá
5/7/2005 1,1998 USD/EUR

5/9/2005 1,2539 USD/EUR
(Nguồn Thị trường ngoại hối và các giao dịch ngoại hối lý thuyết và bài tập _ Trường Đại
học Ngân hàng TPHCM.)
4. Giao dịch hối đoái hoán đổi (SWAP):
4.1. Khái niệm:
Giao dịch hối đoái hoán đổi là giao dịch hai bên đồng thời mua và bán cùng một
lượng ngoại tệ (chỉ liên quan đến hai đồng tiền được sử dụng tròn giao dịch), trong đó kì
hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại
thời điểm kí kết hợp đồng. Đây là nghiệp vụ hối đoái kép giữa hai nghiệp vụ mua bán
ngoại tệ giao ngay và mua bán ngoại tệ có kì hạn.
4.2. Nội dung:
4.2.1. Vấn đề cơ bản:
-Phí giao dịch: Khách hàng không phải trả phí giao dịch đối với giao dịch hối đoái hoán
đổi.
-Chứng từ trong các giao dịch:
+ Tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân dùng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ của
TCTD được phép qua các giao dịch giao ngay phải xuất trình các chứng từ cung cấp đầy
đủ thông tin về mục đích, số lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán
theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
23
+ TCTD được phép có trách nhiệm kiểm tra chứng từ của khách hàng theo quy định hiện
hành về quản lý ngoại hối
-Đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch: Tổng Giám đốc (Giám đốc) các TCTD được phép
được quy định các loại ngoại tệ giao dịch tại đơn vị mình và tỷ giá giao dịch của các ngoại
tệ phù hợp với quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
- Kỳ hạn của các giao dịch hối đoái hoán đổi.
+ Kỳ hạn của các giao dịch hoán đổi giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ: từ 3 (ba) đến
365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày.
+Kỳ hạn của các giao dịch hoán đổi giữa các ngoại tệ với nhau: do TCTD được phép và
khách hàng tự thoả thuận.

+Các bên xác định và ghi rõ ngày đến hạn thanh toán chuyển tiền trong hợp đồng giao
dịch.
- Chứng từ trong các giao dịch hối đoái hoán đổi: TCTD được phép có trách nhiệm kiểm
tra chứng từ của khách hàng theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
-Các nhóm tài khoản liên quan đến giao dịch hối đoái hoán đổi:
+TK - Ngoại tệ hoặc VND thích hợp (103, 101,…)
+TK - Thanh toán đối với giao dịch hoán đổi ngoại tệ hoặc VND (4861)
+ TK - Lãi phải thu (3961)
+ TK - Lãi phải trả (4961)
+ TK - Chi về các hoạt động tài chính phái sinh tiền tệ (823)
+TK - Thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ (723)
4.2.2. Phương pháp kế toán giao dịch hối đoái hoán đổi:
4.2.2.1. Tại ngày bắt đầu hiệu lực hợp đồng:
• Nhập tài khoản ngoại bảng - TK 9235 cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ (số tiền
hoán đổi đi, số tiền hoán đổi đến)
• Hạch toán đối với ngoại tệ hoặc VND hoán đổi đến:
Nợ TK ngoại tệ hoặc VND thích hợp (số tiên nhận được tại thời điểm kí kết hợp
đồng)
Có TK 4861 - Thanh toán đối với giao dịch hoán đổi ngoại tệ hoặc VND (số
tiền sẽ phải trả tại thời điểm thực hiện hợp đồng)
24
Nợ TK 3961 lãi phải thu/ Có TK 4961 lãi phải trả (chênh lệch giữa số tiền nhận
được và số tiền trả lại).
• Hạch toán đối với ngoại tệ hoặc VND hoán đổi đi:
Nợ TK 4861 – Thanh toán đối với giao dịch hoán đổi ngoại tệ hoặc VND (số tiền sẽ
nhân lại khi thực hiện hợp đồng )
Có TK Ngoại tệ hoặc VND thích hợp (số tiền thực tế phải hoán đổi tại thời
điểm kí kết hợp đồng)
Nợ TK 3961 lãi phải thu/ Có TK 4961 lãi phải trả (chênh lệch giữa số tiền hoán đổi
đi và số tiền nhận lại.

4.2.2.2. Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng:
Tiến hành phân bổ lãi phải thu hoặc lãi phải trả vào thu nhập hoặc chi phí. Cụ thể như sau:
Phân bổ lãi phải thu:
• Nợ TK 823 chi về các hoạt động tài chính phái sinh tiền tệ
Có TK 3961 lãi phải thu
• Nợ TK 4961 lãi phải trả
Có TK 723 thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ
Trường hợp số tiền chênh lệch phải thu và phải trả là ngoại tệ khi phân bổ phải thông qua
tài khoản mua bán ngoại tệ (TK 4711,4712) để hạch toán thu nhập hoặc chi phí bằng VND.
4.2.2.3. Khi tất toán hợp đồng:
• Xuất tài khoản ngoại bảng - TK 9235 cam kết giao dịch hoán đổi tiền tệ (số tiền
hoán đổi đi, số tiền hoán đổi đến)
• Hạch toán ngoại tệ hoặc VND đã nhận nay phải trả cho đối tác:
Nợ TK 4861 thanh toán đối với giao dịch hoán đổi ngoại tệ hoặc VND
Có TK ngoại tệ hoặc VND thích hợp (số tiền thực tế phải trả)
• Hạch toán ngoại tệ hoặc VND đã hoán đổi đi nay nhận lại từ đối tác:
Nợ TK ngoại tệ hoặc VND thích hợp (số tiền thực tế được nhận lại)
Có TK 4861 thanh toán đối với giao dịch hoán đổi ngoại tệ hoặc VND
*Ở hợp đồng giao dịch hối đoái hoán đổi ngân hàng không phải đánh giá lại giá trị thị
trường của ngoại tệ mua hoặc bán kì hạn do nghiệp vụ này không tạo ra trạng thái mở về
ngoại tệ nên không có rủi ro tỉ giá.
4.3. Ứng dụng:
25

×