Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Các cách dùng laptop sai pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.51 KB, 5 trang )

Các cách dùng laptop sai

Laptop giống như là trợ lý đắc lực cho người dùng
nhưng đôi khi người ta lại “đối xử” không tốt với nó.
Khi dùng laptop, liệu bạn có mắc phải vài điều trong
tám sai lầm ngớ ngẩn nhất sau đây?

1. Tải và cài các phần mềm miễn phí không cần thiết
Đôi khi vì sự tò mò hay cũng do tính thích khám phá, bạn
“rước” về máy tính một lô một lốc phần mềm miễn phí
không cần thiết khiến cho máy trở nên chậm chạp, ì ạch
hơn. Hơn nữa, các chương trình “cho không” lại là nguyên
nhân đưa virus về cho laptop của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng đừng cài phần mềm diệt virus mà trên
máy đã có rồi. Trước khi quyết định tải phần mềm nào đó
thì nên kiểm tra trước trong bộ Setup để vừa không mất
thời gian vừa không “phá” máy tính.

2. Luôn đặt laptop dưới sàn nhà
Sàn nhà mát mẻ sạch sẽ cũng không phải là nơi bạn nên đặt
máy tính trên đó để làm việc vì nếu để dưới sàn thì “không
chóng thì chầy” laptop của bạn sẽ bị dẫm lên lúc nào không
biết; chó mèo cũng có thể lấy laptop làm đồ chơi và bọn trẻ
cũng có thêm một “trò chơi” mới.


Sàn nhà và tách cafe có thể phá hủy laptop của bạn


3. Để sách vở trên bàn phím
Cuốn sách hay quyển vở, tờ giấy đặt trên bàn phím có thể


sẽ làm xây xước màn hình của laptop. Cái giá của việc thay
màn hình còn đắt gấp vạn lần cuốn sách.

4. Để laptop ở những nơi quá lạnh
Mang laptop đến những nơi quá lạnh so với điều kiện bình
thường một cách đột ngột sẽ khiến cho mạch điện của máy
bị “sốc”. Và nếu bạn khởi động máy ở những nơi như thế,
có thể laptop sẽ không thể chạy được vì sự chênh lệch nhiệt
độ một cách bất thường.

5. Đặt laptop ở trên đất, cát

Đừng bao giờ đặt laptop trên các mặt phẳng mềm, như đất,
cát vì chúng sẽ làm cản các lỗ thoát hơi nên làm cho laptop
quá nóng, gây cháy nổ lúc nào không biết.

6. Làm rớt laptop khi đang đi
Bạn nên sắm thêm một chiếc túi da thật tốt có nhiều ngăn
tách rời để bảo vệ cho laptop của mình. Đảm bảo túi nhiều
ngăn chứa các phụ kiện khác nhau sẽ không làm xây xước
máy tính của bạn; và lúc bị rơi rớt cũng giảm thiểu được rủi
ro va đập mạnh.

7. Vừa làm việc với laptop vừa uống café
Đừng bao giờ uống café hay nước uống gì xung quanh
laptop vì chẳng may vô ý bạn có thể “tắm” cho laptop mà
đúng ra nó chẳng cần đến.

8. Tự chữa bệnh cho laptop
Đừng bao giờ nghĩ đến việc tự chữa cho laptop của mình.

Laptop có rất nhiều linh kiện rất nhỏ nên rất dễ bị làm vỡ
hay hư hỏng, lắp ráp nhầm lẫn… Tốt nhất bạn nên đưa
laptop đến các chuyên gia để nhờ giúp đỡ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×