Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỌC HIỂU LỚP 5 CUỐI NĂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.28 KB, 2 trang )

Trường TH Xun Mộc
Tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp : 5A . . . .
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II – NĂM HỌC 2009 – 2010
MƠN: ĐỌC HIỂU – LỚP 5
Thời gian : 30 phút
Đ i ể m:
Chữ ký giám thị: Chữ ký giám khảo:
A/ Đọc thầm : Học sinh đọc thầm bài văn sau đây từ 5 đến 10 phút sau đó làm
các bài tập bên dưới.
CÔ BÉ LÀNG CHĂM
Đông Chiêu bẻ cục đất sét bằng nắm tay đặt trên mặt bàn nhỏ. Hai bàn
tay em mềm mại, thoăn thoắt biến cục đất sét vô tri thành cái nồi xinh xắn,
trong khi hai chân em không ngừng di chuyển xung quanh mặt bàn. Nét đặc
biệt trong nghề gốm cổ truyền của làng Chăm là không dùng bàn xoay mà
người thợ phải đi xung quanh cái bàn.
Trên mảnh sân nhỏ, những chiếc nồi tròn vo, đều đặn như được đúc từ
một cái khuôn, được tắm nắng trước khi đem nung. Ở quê Đông Chiêu, cách
nung đồ gốm cũng khác lạ, không cần cho sản phẩm vào lò mà xếp xen kẽ với
rơm rạ, củi khô thành nhiều lớp trên bãi đất trống đầu làng. Khi gió nổi, người
thợ mới châm lửa cháy bùng, và chỉ cần mười lăm đến hai mươi phút đã đủ chín
sản phẩm.
Đã chín giờ, Đông Chiêu ngừng tay, đi ôn tập cho buổi học chiều. Như
bao cô học trò Chăm nhỏ khác, ngoài việc học em còn phải giúp đỡ cha mẹ
nhiều việc để cải thiện cuộc sống vốn không mấy dư dả. Năm nay Đông Chiêu
thi tốt nghiệp tiểu học nên em càng phải học nhiều hơn
Hồ Việt Khuê
B/ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng
cho từng câu hỏi dưới đây:
1/ Dưới bàn tay khéo léo của Đông Chiêu cục đất sét đã biến thành vật gì ?
a. cái nồi.


b. cái bình.
c. cái chén.
2/ Nét đặc biệt trong nghề gốm cổ truyền của làng Chăm là:
a. Người thợ dùng một cái bàn xoay.
b. Người thợ phải đi xung quanh cái bàn.
c. Đồ vật được đúc bằng khuôn.
3/ Vì sao tác giả nói những chiếc nồi do bạn Đông Chiêu làm ra như đúc từ một cái
khuôn?
a. vì những chiếc nồi tròn vo và đều đặn.
b. vì những chiếc nồi đều do một người làm ra.
c. vì những chiếc nồi đều được làm ra từ một chiếc bàn xoay.

4/ Những người Chăm nung đồ gốm bằng cách nào ?
a. Xếp sản phẩm trên sân và phơi nắng cho đến khi chín sản phẩm.
b. Cho sản phẩm vào lò dùng củi đun từ mười lăm đến hai mươi phút đủ chín sản
phẩm.
c. Không cần cho sản phẩm vào lò mà xếp xen kẽ với rơm rạ, củi khô thành nhiều
lớp trên bãi đất trống đầu làng. Khi gió nổi, người thợ mới châm lửa cháy bùng.
5/ Qua bài văn em rút ra được bài học gì?
a. Ngoài việc học tập chúng ta cần phải biết giúp đỡ cha mẹ công việc nhà.
b. Chúng ta phải biết nặn đồ gốm để giúp đỡ cha mẹ.
c. Chúng ta phải học tập thật giỏi, không nên làm việc khác làm ảnh hưởng đến
việc học của mình.
6/ Câu: “Hai bàn tay em mềm mại, thoăn thoắt biến cục đất sét vô tri thành cái nồi
xinh xắn, trong khi hai chân em không ngừng di chuyển xung quanh mặt bàn.” là :
a. Là câu ghép có hai cụm chủ - vò.
b. Là câu đơn có hai trạng ngữ.
c. Là câu đơn có hai vò ngữ.
7/ Hai câu dưới đây được liên kết với nhau bằng cách nào:
“Đã chín giờ, Đông Chiêu ngừng tay, đi ôn tập cho buổi học chiều. Năm nay Đông

Chiêu thi tốt nghiệp tiểu học nên em càng phải học nhiều hơn ”
a. Bằng cách thay thế từ ngữ.
b. Bằng cách dùng từ ngữ nối.
c. Bằng cách lặp từ ngữ.
8/ Dấu phẩy trong câu Những chiếc nồi tròn vo, đều đặn như được đúc từ một cái
khuôn. có tác dụng gì?
a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vò ngữ.
c. Ngăn cách các vế câu.

9/ Dấu hai chấm trong câu “Trong cặp của Đông Chiêu có rất nhiều thứ : Sách, tập,
bút, thước kẻ, bảng con…” có tác dụng gì?
a. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
b. Báo hiệu một sự liệt kê.
c. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
10/ Trong gia đình, nếu có người bò rủi ro bất hạnh, thì mọi người trong gia đình
đều thấy buồn rầu, đau xót. Đó là ý của câu tục ngữ nào dưới đây :
a. Anh em như thể tay chân.
b. Môi hở răng lạnh.
c. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

×