Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phương pháp học tập (Kỳ 2) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.67 KB, 5 trang )

Phương pháp học tập
(Kỳ 2)

3. Môn toán:
Này là môn học quan trọng nhất của bạn,nó đòi hỏi quá trình rèn luyện liên
tục từ thấp lên cao. Muốn làm toán giỏi, trước tiên bạn phải hết sức chú trọng việc
nghe giảng ở lớp. Bạn ghi nhanh vào sổ tay những phần bài khó hiểu, để về nghiên
cứu lại. Bạn phải phân loại và nắm chắc từng dạng toán. Ðây là phần quan trọng,
nếu bạn chỉ học vẹt, mà không phân biệt rõ các dạng thì muôn đời bạn không thể
giỏi toán được. Ðiều thứ 2 là bạn phải học thuộc các công thức, định lý, định đề,
đây là "chìa khóa" cho bạn đi vào các bài toán khó. Không thuộc công thức, bạn
không sao giải nổi một bài toán cho dù rất đơn giản ví như người đứng trước một
kho tàng nhưng không có chìa khóa để mở. Các giáo viên toán học cũng thấy được
môn toán là môn học khó khăn "khó nuốt", nên đã làm ra những bài thơ để kích
thích học sinh để dễ nhớ. Mỗi thầy dạy theo một phương pháp khác nhau. Ở đây,
xin gửi đến các bạn một phương pháp dễ nhớ khi tính các góc hoặc cạnh trong một
tam giác vuông có liên quan đến hàm số lượng giác.
Sin = đ/h
Cos = k/h
tg = đ/h
cotg= k/đ
Qua công thức này, bạn có thể hiểu máy móc như sau :
Sin : đi học (cạnh đối - cạnh huyền)
Cos: không hư (cạnh đối - cạnh huyền)
Tg: đoàn kết (cạnh đối - cạnh kề)
Cotg: kết đoàn (cạnh kề - cạnh đối)
Phương pháp học toán cũng không đơn giản như các môn khác. Bạn cũng
rất cần ghi các công thức ra bảng học. Hoặc đối với môn hình học không gian, cần
vẽ hình cho thật chính xác lên bảng để đi qua đi lại, bạn nhìn hình vẽ cho quen, mà
cũng có thể bạn tìm phương pháp giải một cách bất ngờ. - Về công thức, định lý,
định đề ghi như vậy bạn sẽ thấy quen mắt. Bạn có thể nhẩm nhớ mà không phải


"gò đầu, bó gối" để học một cách khổ sở.lMặt khác, bạn cũng có thể ghi tắt các
côngthức ra mảnh giấy nhỏ cho vào túi: Ði đâu bạn cũng nhẩm, làm việc gì bạn
cũng tranh thủ nhẩm lại được. Học mệt, dạo chơi trên công viên bạn cũng có điều
kiện ôn lại mà, nếu quên bạn lôi "lá bùa hộ mệnh" đó ra. Chắc chắn điều đó sẽ
nằm lòng bạn, và bạn sẽ không bao giờ quên nó một cách dễ dàng hoặc lẫn lộn.
4. Môn Sinh ngữ:
Bất kỳ là sinh ngữ nào: Anh, Pháp, Nga .v.v thì xin bạn lưu ý là không thể
học như các môn tiếng Việt của ta được. Trước tiên bạn chưa biết, chưa quen tí gì
về ngoại ngữ, nhất định bạn phải tìm đến thầy dạy.
+ Phần học quan trọng nhất của ngoại ngữ là giọng đọc.
Bạn phải đọc, phát âm như giáo viên chỉ dẫn dù có há to miệng hay làm bẹt
miệng ra, hoặc thè lưỡi thì cũng chẳng có gì xấu cả. Mục đích chính của bạn là
phải luyện giọng sao cho đúng âm chuẩn.
Học ngoại ngữ mà đọc không đúng âm chuẩn thì chưa thể gọi là học tốt.
* Về cách học: Khác với các môn bài khác, bạn chỉ học bài bằng trí, dùng
đôi mắt mà đọc thầm là được. Còn ở đây, với môn sinh ngữ bạn không thể đọc
như vậy mà phải phát âm thành tiếng rõ ràng.
Vậy phương pháp học sinh ngữ thế nào để mau đạt kết quả tốt ?
- Bạn phải dùng phấn và bảng. Giấy nháp và bút chì. Vừa học, vừa viết.
Ðọc to mục đích là để luyện giọng, nhớ đọc cho chính xác. Từ nào biết mình đọc
sai là phải hỏi lại thầy dạy, hoặc bạn nào khá sinh ngữ hơn để sửa ngay. Bạn nên
phân chia, cứ mỗi lần là năm tiếng, bạn đọc rồi viết, viết rồi đọc, rồi lại xóa đi. Cứ
thế cho đến bao giờ năm từ đó bạn đọc cảm thấy rất chuẩn và thuộc bạn mới bỏ nó
sang một bên và bắt đầu năm từ khác, cũng vừa đọc vừa viết như trên. Sau đó thì
bạn nên nghỉ một chút rồi dùng bút chì, giấy nháp kiểm tra lại toàn bộ các từ đã
học, xem "bộ nhớ" của mình cùng với cách viết đã chính xác chưa. Bạn học Văn
phạm hoặc Ðộng từ cũng vậy. Phải nắm nguyên tắc của nó.
- Động từ thì học những động từ chính thật nằm lòng còn các phần phụ bạn
không phải học, chỉ dựa vào đó mà chia.
Nói tóm lại, với môn sinh ngữ sau khi học xong, bạn nên tự kiểm tra mình

bằng cách đọc to lên, chia bảng ra thành nhiều cột, cột nào là tiếng một, cột nào là
văn phạm, cột nào là động từ bạn vừa đọc to, vừa ghi lên bảng. Vì tự kiểm tra
mình nên không nhìn sách. Nếu bạn đã ghi xong toàn bộ các phần bài, khi mở sách
kiểm tra thấy chính xác rồi: bạn nên giữ nguyên phần bảng đã ghi. Chi vậy? Trong
ngày đi tới đi lui bạn đọc to lên nữa để luyện giọng và khắc sâu vào tâm óc bạn
hơn. Lại nữa, bạn nên ghi vào giấy nháp, cũng bằng cách tự kiểm tra như đã làm
trên bảng với mảnh giấy ấy, mỗi không khi đi bách bộ, hoặc bận làm một việc gì
đó, bạn đừng lãng phí thời gian, hãy tận dụng từng thời khắc một để ôn lại, chỗ
nào quên mở "bửu bối" ra xem. Cứ thế bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể học được
môn này mà chẳng phiền phức ai cả.
Bạn cũng có thể học với các bạn cùng nhóm tổ. Hoặc tập nói, tập thực hành
khi nói chuyện các bài đã học bằng ngoại ngữ với bạn bè. Hoặc ở nhà có anh chị
em cùng học, bạn cũng hạn chế nói chuyện bằng tiếng Việt (tôi không cố ý khuyên
bạn quên tiếng mẹ đẻ mà học đòi lai căng đâu nghe). Nhưng nói chuyện bằng
ngoại ngữ thường xuyên là hình thức giúp bạn "ôn luyện" về môn học này rất tốt.
Nếu bạn thực hành phương pháp học ngoại ngữ như tôi đã gợi ý trên chắc
chắn bạn sẽ không còn cảm thấy khó khăn trong việc học tiếng nước ngoài mà
ngược lại rất ham thích. Nếu nhà bạn có điều kiện bạn nên nghe bằng cassette,
cũng dễ giúp cho bạn luyện giọng hoặc luyện theo truyền hình cũng có mục hướng
dẫn và giảng dạy sinh ngữ. Tùy theo trình độ nếu bạn thấy có thể hợp với bạn thì
bạn nên theo bằng mọi hình thức.

×