Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Thẩm định dự án đầu tư công ty xi măng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 43 trang )


THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN
THAY THẾ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT - NHÀ MÁY XI MĂNG THĂNG LONG
Nhóm thẩm định số 6

Giảng viên: ThS. Nguyễn Tiến Thành




Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6
1. Nguyễn Thanh Tùng (Nhóm trưởng)
2. Đinh Anh Tuấn
3. Nguyễn Phương Liên
4. Thái Thị Lê
5. Hoàng Thị Quỳnh
6. Phạm Thị Yến

Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 2

MỤC LỤC

PHẦN I. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI, KINH TẾ TRONG NƯỚC VÀ TRIỂN
VỌNG NGÀNH 3


1. TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI 3
2. TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM 8
3. PHÂN TÍCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SẢN XUẤT XI MĂNG 13
4. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XI MĂNG THĂNG LONG 17
5. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN 22
PHẦN II. THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN 25
I. Những thông tin chung về dự án 25
II. Kế hoạch trả nợ và khấu hao của dự án 26
III. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 27
IV. Lợi nhuận 28
V. Dòng tiền từ dự án 29
VI. Phân tích độ nhạy của số liệu 32
VII. Cơ hội và rủi ro khi thực hiện dự án 34
PHỤ LỤC 1. 37
PHỤ LỤC 2. 40
PHỤ LỤC 3. 41


Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 3

PHẦN I. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ
GIỚI, KINH TẾ TRONG NƯỚC VÀ TRIỂN VỌNG NGÀNH
1. TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI
Kinh tế thế giới được dự báo sẽ hồi phục trong năm 2014. Tuy nhiên, ngoài những rủi
ro hiện hữu thì cũng đã xuất hiện những rủi ro mới tác động đến kinh tế các nước.
Trong phần này, chúng tôi sẽ điểm qua tình hình kinh tế thế giới trong năm 2013,
những dự báo cho năm 2014 cũng như trong ngắn hạn giai đoạn 2015-2020.
1


1.1. Tăng trưởng trong khó khăn, triển vọng khả quan
Liên tục trong các tháng cuối năm 2013, các tổ chức quốc tế đã điều chỉnh hạ dự báo
tăng trưởng kinh tế thế giới cho năm 2013 và năm 2014. Liên hiệp quốc (UN) trong
tháng 12/2013 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 từ 2,3% xuống
còn 2,1% năm 2013 và từ 3,1% xuống còn 3,0% năm 2014. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
trong tháng 10/2013 đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu từ 3,1% xuống 2,9% năm
2013, và từ 3,8% xuống 3,6% năm 2014; UNCTAD trong tháng 09/2013 đưa ra mức dự
báo tăng trưởng năm 2013 là 2,2%.



1
Các tài liệu tham khảo trong bài đánh giá này:
1. Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2013 (Viện Chiến lược và chính sách Tài chính);
2. Báo cáo Đánh giá công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2013, triển
khai nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước năm 2014 (Bộ Tài chính);
3. Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội năm 2013 (Tổng Cục Thống kê);
4. Nghị quyết số 54/2013/QH13 về điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2013;
5. Nghị quyết số 53/2013/QH13 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014 .

2.10%
2.90%
2.20%
3%
3.60%
3.20%
0.00%
0.50%
1.00%

1.50%
2.00%
2.50%
3.00%
3.50%
4.00%
UN IMF WB
Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới
2013-2014
2013 2014
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 4

Triển vọng trong ngắn hạn, kinh tế thế giới sẽ đối mặt với nguy cơ thắt chặt các điều
kiện tài chính toàn cầu từ việc thu hẹp gói nới lỏng định lượng năm 2014. Trong trung
hạn, nguy cơ nợ công vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại tại các nước phát triển.
Tăng trưởng các nước phát triển tại Khu vực đồng Euro (Eurozone) và Nhật Bản có xu
hướng phục hồi trong nửa cuối năm 2013, trong khi kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục tăng
trưởng chậm. Tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2013 chậm hơn so với 2012 do lực cản đến
từ việc củng cố tài khóa nhưng được dự báo sẽ phục hồi mạnh trong năm 2014.
Các tổ chức quốc tế hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ, cụ thể: UN (tháng 12/2013) điều
chỉnh giảm dự báo GDP của Mỹ từ 1,9% xuống 1,6% trong năm 2013 và từ 2,6% xuống
2,5% trong năm 2014 (so với dự báo tháng 5/2013); IMF (tháng 10/2013) hạ dự báo
GDP của Mỹ từ 1,7% xuống 1,6% năm 2013 và từ 2,7% xuống 2,6% năm 2014. Trên
thực tế, tăng trưởng GDP của Mỹ đã giảm đáng kể trong quý III/2013 do niềm tin tiêu
dùng giảm, sau hai quý đầu có nhiều cải thiện.
Tăng trưởng kinh tế của Eurozone không ổn định trong năm 2013, tuy nhiên dự báo
có dấu hiệu hồi phục trong năm 2014. GDP quý I/2013 đạt -0,2% (quý so với quý), sau
đó, đã tăng đạt 0,3% trong quý II/2013, tuy nhiên GDP quý III/2013 đã giảm và chỉ đạt

0,1%. Do nhu cầu toàn cầu tăng lên và các điều kiện cho vay trong lĩnh vực tư nhân
dần được cải thiện trong quý III/2013 nên IMF đã điều chỉnh tăng dự báo GDP của khu
vực này lên mức -0,4% trong năm 2013 và 1,0% trong năm 2014.
Tăng trưởng của Nhật Bản đã giảm trong 3 quý đầu năm 2013, tuy nhiên các hoạt động
kinh tế trong quý IV/2013 và quý I/2014 được dự báo sẽ cải thiện. Trong năm 2014,
tốc độ tăng trưởng sẽ giảm do Chính phủ Nhật sẽ giảm quy mô các gói kích thích giảm
cùng với tăng thuế tiêu dùng. Theo IMF (tháng 10/2013) và UNCTAD (tháng 9/2013),
tăng trưởng của Nhật sẽ đạt 2,0% trong năm 2013 nhưng năm 2014 chỉ đạt 1,2%.
Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu hồi phục trong năm 2013, tuy nhiên, có thể chậm lại
trong năm 2014. Nguyên nhân chính là do chương trình mở rộng tín dụng có thể không
bền vững trong dài hạn. IMF đã hạ dự báo GDP của Trung Quốc xuống 7,6% trong năm
2013 và 7,3% trong năm 2014 (giảm tương ứng 0,2% và 0,4% so với dự báo tháng
7/2013). Tương tự, UN cũng đã hạ dự báo GDP của Trung Quốc xuống 7,7% và 7,5%
trong năm 2013 và 2014 (giảm tương ứng 0,1% và 0,2% so với dự báo tháng 5/2013).
Kinh tế ASEAN - 5 có xu hướng tăng trưởng chậm trong năm 2013. Trong đó, kinh tế
Philippines tăng trưởng mạnh, GDP đạt 7,7% trong quý I/2013, nhưng sau đó, đã giảm
chỉ còn 7,5% trong quý II/2013 và xuống 7,0% trong quý III/2013 (theo năm). Tăng
trưởng tại Philippines có được chủ yếu là do chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu công tăng
mạnh cùng với đầu tư tăng. Cùng chung xu hướng giảm, tại Indonesia, GDP cũng đã
giảm từ mức 6,0% trong quý I/2013 (năm so với năm) xuống còn 5,8% trong quý
II/2013 và chỉ đạt 5,6% trong quý III/2013.
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 5

Tại Thái Lan, GDP đã giảm từ mức 5,4% trong quý I/2013 xuống còn 2,9% trong quý
II/2013 do nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu sụt giảm và tiếp tục giảm xuống
còn 2,7% trong quý III/2013 do sự sụt giảm từ tiêu dùng của các hộ gia đình và đầu tư
giảm.
Bảng 1.1. Tăng trưởng kinh tế thế giới giai đoạn 2011-2014 (đơn vị tính: %).

2

1.2. Lạm phát giảm tại nhiều quốc gia và khu vực
Giá hàng hóa trên thị trường thế giới trong năm 2013 nhìn chung diễn biến theo xu
hướng giảm so với cùng kỳ năm trước do tăng trưởng chậm lại của các nước mới nổi.
Giá cả hàng hóa giảm đã làm giảm áp lực lạm phát tại nhiều khu vực và các nước. Theo
IMF, áp lực lạm phát giảm tại nhiều quốc gia do hai nguyên nhân: (i) chênh lệch sản
lượng chưa được thu hẹp dù đã có sự phục hồi kinh tế tại các nền kinh tế lớn; (ii) giá
cả hàng hóa đã hạ nhiệt trong bối cảnh nguồn cung được cải thiện và nhu cầu tăng


2
Số liệu cập nhật tháng 10/2013 từ Tổng quan Kinh tế thế giới 2013 – Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF và Tổng quan
Phát triển Châu Á 2013 – Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB.
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 6

trưởng thấp hơn từ các nền kinh tế chủ chốt trong khu vực các nước mới nổi và đang
phát triển, đặc biệt là Trung Quốc.

Bảng 1.2. Lạm phát tại các nước và khu vực trên thế giới giai đoạn 2011-2014 (đơn vị
tính: % tăng CPI).
3

1.3. Đồng USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền
Chỉ số giá đồng USD tăng so với hầu hết các đồng tiền khác trên thị trường tiền tệ. Tính
trung bình trong tháng 12 năm 2013 (tính đến 22/12/2013), đồng USD tăng giá so với
các đồng tiền: Đô la Úc (2,5%) và ở mức 0,88; Yên Nhật (1,97%) và ở mức 104,42; Won



3
Số liệu cập nhật tháng 10/2013 từ Tổng quan Kinh tế thế giới 2013 – Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF và Tổng quan
Phát triển Châu Á 2013 – Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB.
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 7

Hàn Quốc (0,34%) và ở mức 1061,35; trong khi chỉ giảm giá so với đồng Bảng Anh
(1,14%) và ở mức 1,36; đồng Nhân dân tệ (0,03%) và ở mức 6,07.
1.4. Xu hướng dịch chuyển dòng vốn
Theo ước tính của OECD, dòng vốn FDI toàn cầu có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2013
sau một năm suy giảm. FDI toàn cầu trong quý I/2013 đạt 355 tỷ USD (tăng 12% so với
quý IV/2012) do vốn đầu tư tăng mạnh từ các quốc gia thuộc nhóm G-20 không phải
thành viên OECD, đặc biệt là Liên bang Nga (vốn đầu tư ra nước ngoài tăng gấp 7 lần
so với quý IV/2012, đạt 56 tỷ USD). Theo IMF, dòng vốn đầu tư gián tiếp vào các nước
mới nổi và đang phát triển có khả năng giảm trong giai đoạn 2013 - 2014.
Ngược lại, dòng vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc kể từ năm 2009
đến nay vẫn tiếp tục tăng do tiết kiệm tăng mạnh trong giai đoạn 2000 - 2006 từ xuất
khẩu và đầu tư đã thúc đẩy khối tư nhân của Trung Quốc tìm kiếm đầu tư gián tiếp ra
nước ngoài vào các tài sản an toàn hơn, điển hình là các quỹ tương hỗ và quỹ hưu trí.
1.5. Thương mại toàn cầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại
Thương mại toàn cầu có thể hồi phục vào năm 2014, tuy nhiên, vẫn thấp hơn mức
trung bình 5,4% của cả giai đoạn 1982 - 2012. Theo đó, WTO (tháng 09/2013) dự báo
tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2013 tăng 2,5% và năm 2014 tăng 4,5% (giảm
tương ứng 0,8% và 0,5% so với dự báo tháng 04/2013) do các cú sốc về kinh tế vĩ mô
và xuất hiện nhiều hình thức bảo hộ thương mại mới.
1.6. Những thách thức đối với kinh tế thế giới
Kinh tế thế giới được dự báo sẽ hồi phục trong năm 2014, tuy nhiên ngoài những rủi
ro hiện hữu thì cũng đã xuất hiện những rủi ro mới tác động đến kinh tế các nước và

khu vực thông qua hai kênh truyền dẫn chủ yếu là thương mại quốc tế và tài chính
quốc tế. Điều này đặt ra những thách thức trong ngắn hạn và dài hạn đòi hỏi các quốc
gia cần có những phản ứng chính sách phù hợp để đối phó:
Một là, nếu các thỏa thuận về mức trần nợ công của Mỹ không đạt được trong năm
2014, nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục lâm vào cuộc khủng hoảng mới. Trong ngắn hạn, nếu
tiếp tục những bất đồng dẫn đến việc đóng cửa Chính phủ lâu hơn sẽ tạo ra tác động
xấu tới nền kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu.
Hai là, rủi ro về khả năng thu hẹp dần các chương trình kích thích tiền tệ của Mỹ trong
thời gian tới. Theo đó, khu vực Đông Á- Thái Bình Dương cần phải sẵn sàng đối phó với
sự gia tăng lãi suất từ các nền kinh tế phát triển. Dự kiến, với tốc độ nới lỏng định
lượng của gói QE3 như hiện tại thì đến năm 2015, Mỹ sẽ đạt được mục tiêu đưa tỷ lệ
thất nghiệp giảm xuống còn 6,5%, khi đó nhiều khả năng Mỹ sẽ thu hẹp gói nới lỏng
định lượng dẫn đến việc tăng lãi suất. Dòng vốn khi đó sẽ đảo chiều ra khỏi các quốc
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 8

gia mới nổi và đang phát triển để quay trở lại các nước phát triển hưởng lãi suất cao
hơn.
Ba là, vấn đề nợ công châu Âu chưa thể được giải quyết trong trung và dài hạn gây khó
khăn cho tăng trưởng toàn cầu. Dư địa chính sách tài khóa không nhiều nên có khả
năng gây khó khăn trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng của khu vực và thách thức đối
với tăng trưởng kinh tế thế giới. Mục tiêu củng cố tài khóa cũng đồng nghĩa với việc
các nước phát triển sẽ có những động thái cải cách thuế gây ảnh hưởng trực tiếp đến
các quốc gia khác qua kênh trao đổi thương mại hàng hóa với thị trường các nước
khác. Ngoài ra, nguy cơ từ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc trong các
năm sắp tới có thể tác động tiêu cực đến các nước xuất khẩu sang thị trường này.
Bốn là, tỷ lệ thất nghiệp liên tục ở mức cao, đặc biệt ở các nước phát triển, vẫn là thách
thức chính sách trong trung và dài hạn bởi thất nghiệp cao tạo gánh nặng cho xã hội
khi mà chính phủ phải chi một khoản không nhỏ cho các vấn đề an sinh - xã hội và ảnh

hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.

2. TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM
Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2013 dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng có thể nói đã
có những điểm sáng quý giá. Tất nhiên là vẫn còn đó những câu chuyện đầu tư công,
nợ công, nợ xấu, tham nhũng, chưa giải quyết được trọn vẹn.
Đáng chú ý nhất trong năm 2013 là chỉ số lạm phát thấp nhất trong 10 năm trở lại đây,
đạt 6,04% và thấp hơn mức kế hoạch 8% thông qua hồi đầu năm. Tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) ước tăng trưởng 5,42%. Mức tăng này tuy thấp hơn mục tiêu 5,5% đề ra
nhưng lại cao hơn mức tăng 5,25% của 2012.
Tăng trưởng tín dụng 2013 ước tăng 8,83%, tuy thấp hơn kế hoạch là 12% nhưng vẫn
cao hơn 2012.
Điểm qua vài chỉ tiêu và số liệu thống kê sau:
2.1. GDP – Tăng trưởng kinh tế
Năm 2013 kết thúc với với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước tính tăng
5,42% so với năm 2012. Mức tăng trưởng này tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 9

nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi.

Biểu đồ 1.2. Biến động GDP Việt Nam trong năm 2013 và giai đoạn 2008-2013
4

2.2. CPI – Lạm phát
Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 2013, đây là năm có CPI tăng thấp nhất trong 10 năm trở
lại đây khi cả năm chỉ tăng 6,04% so năm 2012.
Trong năm 2013, tháng có CPI tăng cao nhất là tháng 2/2013, tăng 1,37% so tháng
trước, tháng có mức tăng thấp nhất là tháng 3, âm 0,19% so tháng 2.


Biểu đồ 1.3. Biến động CPI của Việt Nam trong 2 năm 2012/13 và giai đoạn 2004/13
5

2.3. Xuất nhập khẩu
Về xuất nhập khẩu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 132,2 tỷ USD,
tăng 15,4% so với năm 2012. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ


4
Theo Tổng cục Thống kê
5
Theo Tổng cục Thống kê / BIZlive
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 10

USD, tăng 15,4% so với năm trước. Như vậy, Việt Nam tiếp tục xuất siêu hơn 0,9 tỷ
USD, sau khi đã xuất siêu 780 triệu USD vào 2012.
Điểm quan trọng trong xuất nhập khẩu năm 2013 là việc xuất siêu của Việt Nam chủ
yếu còn phụ thuộc vào khu vực doanh nghiệp có vốn FDI. Cụ thể, trong khi khu vực
kinh tế trong nước nhập siêu 13,1 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất
siêu gần 14 tỷ USD.

Biểu đồ 1.4. Thống kê xuất nhập khẩu trong năm 2013 và tình trạng xuất nhập siêu
giai đoạn 2002 - 2013
6

2.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 2013

đăng ký ước đạt 21,6 tỷ USD, tổng vốn giải ngân ước 11,5 tỷ USD. Đây là các mức cao
nhất 4 năm qua của dòng vốn FDI.
Ngành công nghiệp chế biến là ngành thu hút vốn FDI mạnh nhất trong 2013, chiếm
76,9% tổng vốn đăng ký.
2.5. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp năm 2013 có dấu hiệu phục hồi, nhất là ngành công nghiệp chế
biến chế tạo với tỷ trọng lớn trong toàn ngành công nghiệp đã có sự chuyển biến rõ
nét qua các quý.
Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 12 ước tính tăng 7% so với
cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2013, IIP ước tính tăng 5,9% so với năm
trước, cao hơn mức tăng năm 2012, trong đó quý 1 tăng 5%; quý 2 tăng 5,5%; quý 3
tăng 5,4% và quý 4 tăng 8%.


6
Theo Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 11


Nếu loại trừ tháng Một (IIP tăng 27,5%) và tháng Hai (IIP giảm 15,1%) do ảnh hưởng
của yếu tố thời vụ là Tết Nguyên đán thì từ tháng Ba, IIP đạt mức 5 - 6%.

Biểu đồ 1.5. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2013
7

2.6. Lãi suất ngân hàng
Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giảm 2% các mức lãi suất điều hành;
giảm 3%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn với lĩnh vực ưu tiên; giảm 1% lãi suất tối đa

áp dụng đối với tiền gửi và từ cuối tháng 6 cho phép các tổ chức tín dụng tự ấn định
lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Mặt bằng lãi suất theo đó cũng giảm 2-5%/năm so với năm 2012 và trở về mức lãi
suất của giai đoạn 2005-2006. Đến cuối năm, lãi suất các khoản vay cũ đã về dưới
13%/năm, lãi suất cho vay các khoản mới kỳ hạn ngắn chỉ còn 8 - 9%/năm.
Trong khi đó, tỷ giá năm 2013 chỉ điều chỉnh có 1,3%, thấp hơn so với mục tiêu 2 - 3%
NHNN đề ra. Vào cuối năm tỷ giá tại các ngân hàng thương mại niêm yết phổ biến ở
mức 21.085 - 21.125 đồng (mua - bán), thấp hơn so với mức 21.100 - 21.246
đồng/USD tại Sở Giao dịch NHNN.
2.7. Dự báo kinh tế Việt Nam những năm tiếp theo


7
Theo Tổng cục thống kê
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 12

Từ sự đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013 có thể thấy, năm 2014 nền
kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn đặt ra trong năm 2013
vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, song tốc độ
chậm; khu vực kinh tế trong nước vẫn còn tiếp tục khó khăn: Khu vực FDI giữ được
lợi thế tăng trưởng, nhưng không có sự đột biến trong năm 2014; Nông nghiệp đã
đạt đến đỉnh tăng trưởng do chưa thay đổi về cơ cấu, nên khó có khả năng tăng
trưởng cao hơn năm 2013; Khu vực dịch vụ sẽ tăng trưởng khá hơn năm 2013,
nhưng chưa có khả năng thúc đẩy cả nền kinh tế. Tuy nhiên, bức tranh chung của
nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn 2 năm 2012-2013. Do đó, có thể dự báo trong
năm 2014 tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và CPI tăng khoảng 7%. Nhiệm vụ chính
trong năm 2014-2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu
nền kinh tế và quan trọng nhất là khôi phục lại niềm tin của thị trường.

Những dấu hiệu bất ổn vĩ mô được cải thiện so với các năm trước, đặc biệt là nguy
cơ lạm phát cao đã được ngăn chặn. Tốc độ tăng CPI từ hơn 18% năm 2011 đã kéo
giảm xuống còn 6,81% năm 2012; và dự kiến cả năm 2013 khoảng 6,5-7%%. Đây là
kết quả nổi bật nhất trong mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Có thể nói, trong ngắn
hạn, lạm phát không còn là “con ngựa bất kham”.
* Dự báo của quốc tế:
-Trong báo cáo "Dự báo triển vọng tại các thị trường tăng trưởng nhanh", Ernst &
Young (2/2014) đã đánh giá khá lạc quan về triển vọng kinh tế của Việt Nam và đưa
ra dự báo tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam năm 2014 lần lượt là 5,4% và 6,5%;
năm 2015 tương ứng là 6,4% và 6%.
-Tháng 1/2014, Ngân hàng HSBC cũng cho rằng, kinh tế của Việt Nam năm 2014 sẽ
được cải thiện đáng kể, tốc độ tăng trưởng ở mức khoảng 5,6%. Tuy nhiên, HSBC
cũng nhận định rằng, trong năm 2014 tiếp tục sẽ có sự biến động của giá điện và
xăng dầu, do vậy, dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2014 ở mức trung bình khoảng
7,9%. Nhưng mới đây nhất, ngày 4/3/2013, tổ chức này đã dự báo lạm phát của Việt
Nam chỉ còn 6,5%.
-Trong Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á được cập nhật vào tháng 10/2013 của
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tổ chức này đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam năm 2014 sẽ cao hơn 2013 và có thể đạt mức tăng trưởng
5,5%. Dựa trên những đánh giá về việc tăng cung ứng tiền tệ và cải thiện tính thanh
khoản mà Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện trong năm 2014, ADB cũng đưa ra kỳ
vọng về lạm phát của Việt Nam trong năm 2014 là khoảng 7,2%.
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 13

-Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu được cập nhật vào tháng 10/2013, Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF) lại đưa ra những dự báo về tăng trưởng và lạm phát của Việt Nam năm
2014 lần lượt là 5,4% và 7,9%.
-Nhìn chung, các tổ chức quốc tế đều dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm

2014 dao động trong khoảng 5,4% -5,6% (thấp hơn so với chỉ tiêu mà Quốc hội khóa
XIII, kỳ họp thứ Sáu thông qua cuối năm 2013 là 5,8%) và lạm phát biến động quanh
mức 6,5% - 7,9%.
3. PHÂN TÍCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SẢN XUẤT XI MĂNG
3.1. Tổng quan về ngành xi măng
Xi măng là vật liệu xây dựng cơ bản, thông dụng. Tất cả các ngành nghề kinh tế đều
cần xi măng. Sự phát triển của ngành xi măng tác động đến nhiều ngành nghề trong
nền kinh tế như xây dựng, bê tong, Bên cạnh đó xi măng còn góp phần quan trọng vào
sự tăng trưởng sản phẩm quốc nội.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có các sản phẩm chính của ngành công nghiệp xi
măng:
Xi măng Portland gồm thành phẩn chính là clinker và phụ gia khác
Xi măng Portland hỗn hợp có thành phần chính là clinker và thạch cao và một số phụ
gia khác
3.2. Ngành xi măng thế giới
Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 160 nước sản xuất xi măng; tuy nhiên các nước
có ngành công nghiệp xi măng chiếm sản lượng lớn của thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ
và một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam.
3.3. Thực trạng ngành công nghiệp xi măng tại Việt Nam
3.3.1. Cung cầu ngành xi măng
Hiện có 46 doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh trong ngành xi măng với
tổng công suất lên đến 68.5 triệu tấn/năm, trong đó có 68 dây chuyền lò quay với tổng
công suất thiết kế 1.18 triệu tấn/năm.Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ trong nước liên
tục sụt giảm.Năm 2012 toàn ngành công nghiệp xi măng tiêu thụ 53.61 triệu tấn
ximang và clinker.Trong đó xi măng tiêu thụ nội địa đạt 45.5 triệu tấn, giảm 8% so với
2011, xuất khẩu đạt 8.1 triệu tấn clinker và xi măng.Như vậy cung vượt quá cầu.
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 14


Về cơ cấu tiêu thụ sản phẩm theo vùng miền thì thị trường miền bắc chiếm tỷ trọng
lớn nhất 41- 46%, miền Nam từ 31-33%, miền Trung chiếm tỷ trọng thấp nhất là 21-
25%
Bên cạnh đó do tính chất ngành xây dựng có tính mùa vụ nên tiêu thụ xi măng trong
quý 2 và qúy 4 là cao nhất.Vì vậy ảnh hưởng đến lượng hàng tồn kho và doanh thu
công ty
Ngành xi măng trong những năm gần đây đang trong giai đoạn khó khăn, cung vượt
cầu vì vậy mức độ cạnh tranh trong ngành khá khốc liệt trong khi thị trường bất động
sản đang đóng bang, nhiều dự án phải dừng hoặc hoãn tiến độ nên nhu cầu xi măng
sụt giảm.Nhiều nhà máy hiện tại đang hoạt động cầm chừng
3.3.2. Diễn biến giá
Do các nhà máy xi măng phân bố rải rác, phần lớn tập trung tại khu vực phía Bắc, vùng
nguyên liệu nên có hiện tượng nguồn cung phía Bắc dư thừa, phía nam lại thiếu hụt.Chi
phí vận chuyển lớn nên giá xi măng khu vực phía nam cao hơn phía bắc từ 10-15%.Hiện
giá xi măng trên thị trường đã ổn định và dao động từ 1.3-1.5 triệu đồng/tấn ở thị
trường phía bắc và 1.6-1.8 triệu/tấn tại khu vực phía nam.
3.3.3. Trình độ công nghệ
Có 3 nhóm công ty chính trong lĩnh vực xi măng: nhóm trực thuộc Tổng công ty công
nghiệp xi măng Việt Nam, các đơn vị liên doanh với nước ngoài và các nhà máy xi măng
được công ty và tập đoàn tư nhân đầu tư xây dựng. Hiện tại trình độ công nghệ ngành
sản xuất xi măng rất lạc hậu do thừa kế từ Nga, Pháp,Trung Quốc vào những năm 50
của thế kỷ trước. Hiện nay các dự án dây chuyền,nhà máy xi măng lớn sẽ thay thế công
nghệ cũ, giúp năng lực sản xuất được tăng lên gấp nhiều lần.
3.3.4. Năng lực sản xuất
Tổng công suất thiết kế của các nhà máy xi măng ở Việt Nam là 68.5 triệu tấn.Trong đó
11 công ty xi măng lớn chiếm 50%, Hà Tiên 1 có công suất thiết kế lớn nhất với 7.3
triệu tấn/năm.
Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, năm 2013 sẽ có 6 nhà máy xi măng với tổng công
suất 6,72 triệu tấn đi vào hoạt động. Đó là Nhà máy XM X18 công suất 1.000 tấn/ngày;
Nhà máy XM 12/9 Nghệ An (XM Dầu khí) công suất 0,6 triệu tấn/năm; Nhà máy XM

Trung Sơn – Bình Minh (Hòa Bình) 0,91 triệu tấn/năm; Nhà máy XM Hương Sơn 0,35
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 15

triệu tấn/năm; XM Mai Sơn (Sơn La) 0,91 triệu tấn/năm; XM Công Thanh 2 (Thanh Hóa)
3,6 triệu tấn/năm.
8

3.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp sản xuất xi măng
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Trong vài năm gần đây,tốc độ tăng trưởng GDP chững lại, thị trường bất động sản đóng
bang ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu thụ xi măng.Tuy nhiên Việt Nam là nước đang
phát triển, chính phủ đang chú trọng việc phát triển cơ sở hạ tầng vì vậy sẽ tác động
đến sự phát triển của ngành xi măng trong tương lai
Tình trạng cung vượt cầu
Với tình trạng cung vượt cầu thì mức độc cạnh tranh trong ngành khá gay gắt.Mặc dù
giá nguyên liệu đầu vào lien tục tăng nhưng giá bán thành phẩm khó tăng theo do
nguồn cung dư thừa vì vậy rất khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành xi măng.Bên
cạnh đó cạnh tranh không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm,giảm độ
bền của công trình
Nguyên vật liệu đầu vào
Trong cơ cấu giá vốn hàng bán chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng chủ yếu và là
nhân tố quan trọng quyết định lợi nhuận công ty.Những biến động về giá nguyên vật
liệu sẽ tác động đáng kể đến giá thành và kết quả kinh doanh của công ty
Clinker là nguyên vật liệu chính sản xuất xi măng chiếm 80% chi phí nguyên vật liệu.Các
doanh nghiệp xi măng miền bắc hầu như tự chủ về nguyên liệu vì các mỏ đá vôi tập
trung chủ yếu ở miền bắc.Các doanh nghiệp miền nam,Trung phải vận chuyển từ Bắc
hoặc nhập khẩu vì vậy chi phí cao hơn
Điện chiếm 15-17% giá thành sản xuất xi măng.Do quyết định tăng giá điện của bộ

công thương khiến chi phí của các doanh nghiệp cũng tăng đáng kể
Lãi suất
Do đặc điểm ngành nên các doanh nghiệp xi măng đều có tỷ lệ nợ khá cao nhằm đầu
tư xây dựng nhà máy sản xuất xi măng.Tỷ lệ nợ trung bình ngành là 79%, rủi ro ngành
này rất cao. Hiện nay lãi suất có xu hướng giảm từ 9%-10.5% với ngân hàng nhà nước
và 12-13.5% ở các ngân hàng cổ phần.


8
Báo Tiền phong, 12/10/2012. Thêm 6 nhà máy xi măng đi vào hoạt động
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 16

-Triển vọng ngành
Trong 10 năm gần đây, xi măng Việt Nam có giá thành rẻ từ 5 đến 15 USD/tấn. Với
nhiệm vụ bình ổn về thị trường về giá và nguồn cung, góp phần kiềm chế lạm phát,ổn
định kinh tế vĩ mô,từ năm 2008, nên giá xi măng chỉ tăng 30%, trong khi giá than, nhiên
liệu chính để sản xuất xi măng tăng 4 lần.Giá điện,xăng dầu cũng điều chỉnh tăng liên
tục.Nguyên liệu đầu vào tăng mạnh trong giá bán đầu ra bị giới hạn,cùng với nhu cầu
sụt giảm từ năm 2010 do thị trường bất động sản đóng băng.Ngành xi măng đứng
trước tình cảnh khó khăn. Năm 2012 chỉ 1/3 công ty trong ngành xi măng có lãi
thấp.Còn lại phần lớn đang sản xuất cầm chừng.Nhìn chung nhu cầu xi măng nội địa
còn rất thấp
Cổ phiếu
Nhóm chỉ số tài chính 2013

HT1
BCC
BTS

QNC
HOM
TB ngành
Tỷ số thanh
toán hiện thời
0.4
0.6
0.47
1.02
0.74
0.65
Tỷ số thanh
toán nhanh
1.45
0.28
0.17
1.1
1.1
0.82
Tỷ số TS đảm
bảo nợ/VCSH
257.23%
336.54%
362.71%
699.92%
103.21%
351.92%
Tỷ số nợ
75.63%
80.14%

81.75%
90.22%
57.8%
77.11%
Vòng quay
hàng tồn kho
1.79
7.84
7.48
3.99
4.78
5.2
Vòng quay
khoản phải thu
3.81
8.65
9.29
2.62
12.09
7.292
Vòng quay
khoản phải trả
0.18
0.8
0.7
0.63
1.35
0.73
Lãi gộp
24.94%

19.1%
18.65%
14.08%
14.21%
18.19
ROA
0.01
(0.38)
(4.46)
0.23
0.07
(0.9)
ROE
0.09
(1.19)
(23.75)
2.48
0.17
(4.44)
BV (đồng)
16.15
11,759
8,399
11,168
12,232
8,714
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 17


EPS (đồng)
10
(226)
(2,068)
280
22
(396)
P
9,200
6,900
5,900
6,800
7,400
7,240
P/E ( lần)
500.52
(24.78)
(2.03)
19.31
276.43
153.89
Giá trị nội tại
462,813
430,774
308,879
458,683
129,235
358,076
Doanh thu
thuần

1,766,036
3,728,692
2,870,362
1,202,920
1,561,806
2,225,963
Lợi nhuận sau
thuế
72,896
(27,807)
535,354
5,731
221,998
161,634
Tổng TS
13,120,006
5,784,880
5,020,025
2,099,696
2,006,543
5,606,230
Vốn điều lệ
3,180,000
965,614
1,090,562
184,511
720,000
1,228,137
Chỉ tiêu chi phí







Chi phí bán
hàng
122,402
195,836
149,821
14,187
79,299
112,309
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
29.717
174,201
91,322
63,718
69,018
85,595










-Thị phần xi măng
Hiện nay trên thị trường việt Nam, các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt
Nam và các doanh nghiệp liên doanh liên kết hơn 2/3 thị phần.
4. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN CỦA CÔNG TY XI MĂNG THĂNG LONG
4.1. Giới thiệu tổng quan về công ty
Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long là nhà sản xuất Xi măng hàng đầu tại Việt Nam
bao gồm: Nhà máy xi măng tại Quảng Ninh và trạm nghiền tại khu công nghiệp Hiệp
Phước, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh. Nhà máy và Trạm Nghiền Xi măng Thăng
Long được đầu tư thiết bị đồng bộ và áp dụng công nghệ hiện đại nhất của hãng
Polysius, thuộc tập đoàn danh tiếng Thyssenkrupp - CHLB Đức với quy trình công nghệ
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 18

khô, lò nung 2 bệ đỡ tự lựa, công suất 6.000 tấn Clinker/ngày tương đương 2,3 triệu
tấn xi măng/ năm.
Xi măng Thăng Long tự hào được sáng lập bởi các cổ đông lớn mạnh hàng đầu tại Việt
Nam trong đó có cổ đông chính là Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Hà Nội
(Geleximco) – một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành đầu tiên của Việt
Nam có nhiều thế mạnh trên các lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp, ngân hàng, tài chính
chứng khoán, bất động sản, viễn thông, bảo hiểm…
 Mục tiêu
Xi măng Thăng Long phấn đấu trở thành công ty được xã hội mong đợi bằng việc
cung cấp sản phẩm chất lượng cao, ổn định, dịch vụ tốt nhất đáp ứng được nhu
cầu của thị trường, đồng thời đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, hệ thống
phân phối và người lao động.Trở thành Nhà sản xuất xi măng Số 1 tại Việt Nam về
chất lượng, hiệu quả sản xuất, hệ thống phân phối và bảo vệ môi trường
 Tầm nhìn
Xi măng Thăng Long xây dựng các nền tảng giá trị mới trong lĩnh vực sản xuất xi
măng tại Việt Nam: Phát triển nguồn lực con người, xây dựng văn hóa công ty, các

tiêu chuẩn chất lượng và chỉ tiêu hiệu quả sản xuất.
Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên kết hợp với hoạt động bảo vệ môi trường,
xây dựng một nhà máy Xi măng xanh - sạch - đẹp tại Việt Nam.
 Cam kết chất lượng
Bằng trang thiết bị công nghệ hiện đại, đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, giàu kinh
nghiệm, sử dụng tối ưu hóa các nguồn tài nguyên để tạo ra sản phẩm xi măng chất
lượng cao, đạt độ ổn định nhất đáp ứng yêu cầu sử dụng trong các công trình xây
dựng quy mô lớn và xuất khẩu ra thị trường thế giới.
 Thành tựu
+ Đạt chứng chỉ chất lượng ISO 9001: 2008
+ Giải thưởng cúp vàng thương hiệu ngành xây dựng năm 2009, 2010 do triển lãm
quốc tế VietBuild trao tặng.
+ Nằm trong bảng xếp hạng top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu
(VNR 500) theo mô hình fortune 500 của Mỹ.
+ Nhận cúp vàng cho giải thưởng doanh nghiệp “Hội nhập và phát triển 2010”.
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 19

 Văn hóa công ty
Nhận thức được vị trí và vai trò quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong quá
trình phát triển của Công ty, ngay từ khi thành lập Xi măng Thăng Long đã chú trọng
xây dựng văn hóa doanh nghiệp với bản sắc riêng của mình. Những giá trị văn hóa
cốt lõi là: Liên tục cải tiến chất lượng và thực hiện hoàn hảo tiêu chuẩn 5S.
Văn hóa công ty là thành quả, tâm huyết của toàn thể ban lãnh đạo và tập thể cán
bộ nhân viên Xi măng Thăng Long xây dựng lên, được phổ biến và thực hiện thống
nhất trong toàn hệ thống. Khẩu hiệu “Tất cả vì ngôi nhà chung thân yêu” là tâm
niệm là niềm tự hào của mỗi con người Xi măng Thăng Long.
Nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của Xi măng Thăng Long được thể hiện:
+ Tôn trọng và luôn sẵn sàng hợp tác với khách hàng.

+ Phong cách làm việc chuyên nghiệp.
+ Tự tin, trung thực, luôn mang lại niềm tin cho khách hàng.
4.2. Giới thiệu chung về quy trình sản xuất tại Công ty Xi măng Thăng Long
Những đặc điểm chính của dây chuyền:
+ Hệ thống tháp trao đổi nhiệt 2 nhánh, xiclông sấy 5 tầng và 1 Calciner có thể phân
huỷ bột liệu trên 90% trước khi đưa vào lò nung.
+ Lò nung luyện Clinker được chế tạo theo công nghệ hiện đại nhất hiện nay, kiểu lò
quay 2 bệ đỡ hoạt động tự lựa. Máy làm lạnh nhanh Clinker kiểu ghi hiệu suất cao cung
cấp gió nóng cho quá trình đốt trong lò nung và Calciner.
+ Dây chuyền thiết bị sản xuất đồng bộ, vận hành tự động hoá cho ra sản phẩm chất
lượng cao, ổn định với mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu tối ưu.
 Quy trình hoạt động của hệ thống Polab
 Bước 1: Lấy mẫu
Mẫu bột liệu, than nghiền, Clinker, xi măng được lấy tự động thông qua các hệ
thống lấy mẫu. Và được đưa về phòng Quản lý chất lượng hàng giờ. Tần suất lấy
mẫu, thời gian lấy mẫu được điều chỉnh trên bảng điều khiển ở từng vị trí lấy mẫu
hay trên phần mềm Polab.
 Bước 2: Chuẩn bị mẫu
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 20

Mẫu đưa về phòng Quản lý chất lượng được gia công, chuẩn bị mẫu bằng modul
chuẩn bị mẫu tự động APM. Thiết bị thực hiện đồng thời hai chức năng nghiền và
ép tạo viên mẫu hoạt động tự động tạo viên mẫu đưa đi phân tích trên máy X-ray.
 Bước 3: Phân tích mẫu
Mẫu sau khi được chuẩn bị trên máy APM được đưa đi phân tích trên máy phân
tích X-ray. Thời gian phân tích nhanh 20 giây, cho kết quả chính xác.
 Bước 4: Đánh giá kết quả phân tích
Các kết quả phân tích từ máy tính điều khiển máy phân tích X-ray được truyền tới

hệ thống máy tính Polab và IMS (information management system) để lưu trữ,
đánh giá dữ liệu. Máy tính Polab được tích hợp đồng thời hệ thống quản lý thông
tin IMS và phần mềm quản lý chất lượng Polab AQC
 Bước 5: Sử dụng số liệu để vận hành sản xuất
Số liệu từ máy máy tính Polab được truyền lên phòng điều khiển trung tâm (CCR)
cho hệ thống vận hành POCID và hệ thống điều khiển chuyên gia POLExpert. Quá
trình vận hành tự động nhằm mục tiêu cho chất lượng sản phẩm tốt nhất, giảm
thiểu tiêu hao điện năng, an toàn cho thiết bị.
4.3. Thế mạnh của Công ty Xi măng Thăng Long
+ Ưu thế về dây chuyền công nghệ:
Xi măng Thăng Long sử dụng công nghệ, trang thiết bị đồng bộ tiên tiến, hiện đại hàng
đầu thế giới của hãng Polysius, thuộc tập đoàn công nghiệp danh tiếng Thyssenkrupp
(CHLB Đức) tạo ra sản phẩm xi măng chất lượng cao, ổn định, thích hợp và bền vững
cho mọi công trình.
+ Ưu thế về chất lượng sản phẩm:
Xi măng Thăng Long đảm bảo chất lượng tốt nhất, độ ổn định cao nhất, đáp ứng yêu
cầu sử dụng cho mọi công trình xây dựng và xuất khẩu ra thị trường thế giới.
+ Nhà máy xi măng Thăng Long ưu thế về chi phí vận tải và khả năng đáp ứng nhu cầu
khách hàng:
vận tải đường thủy: Cảng chuyên dùng tại nhà máy và cảng chuyên dùng trong trạm
nghiền Hiệp Phước trên Sông Soài Rạp thông với luồng lạch quốc tế thuận lợi cho vận
tải đường thủy, cả 2 cảng đều có thể cho tàu trọng tải khoảng 20,000 cập cảng. Cảng
chuyên dùng nhà máy nằm ngay bên cạnh cảng nước sâu Cái Lân là cảng lớn nhất miền
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 21

bắc cho tàu trọng tải 40,000 tấn cập cảng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập
hàng và tiết kiệm chi phí vận tải nhất.
Hệ thống cảng xuất – nhập hàng bao gồm: Thiết bị gầu ngoạm nhập hàng có công xuất

300 tấn/ giờ. Hai máy xuất hàng mỗi máy có công suất 100 tấn/ giờ. Có hệ thống băng
tải đa năng vừa nhập nguyên nhiên liệu vừa xuất hàng: Nhập liệu với công suất là 300
tấn/ giờ, xuất Clinker: 600 tấn/ giờ, Xi măng rời 900 tấn/ giờ, băng tải xuất xi măng
bao: 200 tấn/ giờ.
vận tải đường bộ: Tuyến đường vận chuyển là đường Trới - Vũ Oai, đường 326 thông
với quốc lộ 18 và quốc lộ 219 giáp ngay đường cao tốc Hà Nội - Móng Cái trong tương
lai.
4.4. Phân tích SWOT của Công ty Xi măng Thăng Long
-Thế mạnh
 Sở hữu dây chuyền sản xuất xi măng công nghệ lò quay sấy khô hiện đại, tiên
tiến có suất đầu tư thấp được đầu tư chiều sâu để đáp ứng mọi yêu cầu sản
xuất kinh doanh trong thời kỳ đổi mới.
 Chất lượng sản phẩm xi măng Thăng Long cao và ổn định, phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng.
 Lợi thế nguồn nguyên liệu. Xi măng Thăng Long nằm trong vùng nguyên liệu để
sản xuất xi măng, sở hữu quyền khai thác các mỏ đá vôi (Phương Nam), đất sét
(Bãi Roi, Mắt Rồng) và mỏ than (Đông Tràng Bạch, Nguyễn Huệ) có giá trị kinh
tế cao
 Lợi thế về vị trí địa lý nằm trong khu vực có vị trí thuận lợi, trong đó tiếp giáp
phía đông nam nối với khu công nghiệp mở rộng là Cảng nước sâu Cái Lân, song
song với Khu Công nghiệp về phía nam là quốc lộ 18A, rất thuận lợi trong cả lĩnh
vực vận tải đường bộ.
 Giá thành sản phẩm thấp làm tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường so với
đối thủ cạnh tranh.
 Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, giàu kinh nghiệm, năng động và luôn được
đào tạo, bồi dưỡng để phù hợp với nhu cầu của tình hình mới.
-Điểm yếu
 Hoạt động marketing còn yếu. Hiện nay công ty còn chưa phát triển đầy đủ hoạt
động marketing để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, hoạt động phát
triển thương hiệu còn chưa có. Sản phẩm Xi măng Thăng Long chưa được biết

Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 22

đến rộng rãi trên toàn quốc mà mới chỉ tập trung tại các tỉnh lân cận Quảng
Ninh và các tỉnh phía Nam.
 Lực lượng lao động đông nhưng trình độ không đồng đều, cần nhiều thời gian
cho việc đào tạo, bố trí lại.
-Cơ hội
 Ngành công nghiệp sản xuất xi măng được Chính phủ định hướng vẫn là một
trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của cả nước ít nhất là cho đến năm
2020, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và kinh doanh của Công ty. Công
suất được nâng lên mức tối đa, nhưng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu thị
trường, ít nhất là từ nay cho đến cuối 2015.
 Khả năng thu hút vốn đầu tư trên quy mô rộng và khối lượng lớn thông qua thị
trường chứng khoán.
 Việt Nam đã gia nhập WTO với nhiều cơ hội hợp tác với các công ty trên thế
giới, đặc biệt mảng xuất khẩu sang Lào, Campuchia mới chỉ có rất ít công ty
quan tâm.
 Chiến lược ngừng đầu tư vào hoạt động sản xuất xi măng của các nước ASEAN
tạo điều kiện xâm nhập thị trường cho các sản phẩm của Xi măng Thăng Long.
-Thách thức
 Cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong và ngoài nước.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, xây dựng nhà máy và lắp đặt
dây chuyền sản xuất tại Việt Nam gây nên sức ép về giá cả và chất lượng đối với
sản phẩm của Công ty. Ngoài ra Công ty cũng chịu sự cạnh tranh lớn từ các công
ty, nhà máy sản xuất xi măng lớn trong nước đặc biệt các công ty với tiềm lực
kinh tế mạnh thường áp dụng các chính sách khuyến mại và quảng cáo lớn kéo
dài, giảm giá liên tục…
 Cạnh tranh không lành mạnh do việc trốn thuế, gian lận trong kinh doanh chưa

được ngăn chặn triệt để.
 Tăng giá thành xi măng (khoảng 30.000 đồng/tấn) do ngành than và ngành điện
điều chỉnh giá bán liên tục trong thời gian gần đây.
5. Giới thiệu về dự án
Với sự hỗ trợ của tập đoàn Semen Indonesia, Công ty đang dự kiến đầu tư một dây
chuyền sản xuất xi măng thay thế cho dây chuyền hiện tại với công suất 1 triệu tấn/
năm. Thông tin chi tiết được thể hiện tại phần Thẩm định ở phần 2 của bản Báo cáo
thẩm định này.
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 23

-Tại sao công ty cần thực hiện dự án này?
 Dự án phù hợp với quy hoạch tổng thể của Nhà nước, nhu cầu của thị trường
và nguồn lực của công ty
Xét trên cả nước, mặc dù tình trạng cung vượt cầu xi măng, phải xuất khẩu dù gần như
không có hiệu quả kinh tế nhưng theo quy hoạch, sắp tới vẫn có 15 dự án làm nhà máy
xi măng tiếp tục được triển khai, mà hầu hết vẫn là các dự án xi măng công suất rất
thấp, từ 0,35-2 triệu tấn/năm. Theo một số chuyên gia, các nhà máy xi măng công suất
thấp thường tiêu hao nhiên liệu lớn, gây ô nhiễm nặng và hiệu quả thấp, nhưng vốn
đầu tư ít nên vẫn được làm "ào ào".
Ông Trần Văn Huynh - chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng - bày tỏ lo ngại các dự án xi
măng công suất thấp của VN sẽ lại sử dụng công nghệ Trung Quốc, có thể gây ô nhiễm
và hiệu quả thấp.
Bộ Xây dựng vừa có báo cáo cho biết, do khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt là
sự trầm lắng của thị trường bất động sản, sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa tháng
1/2014 giảm mạnh, ước chỉ đạt 2,93 triệu tấn (trong khi trung bình năm 2013, tiêu thụ
nội địa đạt hơn 3,8 triệu tấn/tháng). Tuy nhiên, căn cứ dự báo kế hoạch vốn đầu tư
xây dựng cơ bản năm 2014 và các chính sách đầu tư phát triển, Bộ Xây dựng cho rằng
nhu cầu xi măng năm 2014 khoảng 62-63 triệu tấn, tăng 1,5-3% so với năm 2013, trong

đó xi măng nội địa khoảng 48,5-49 triệu tấn, xuất khẩu 13,5-14,0 triệu tấn. Được biết,
tháng 1/2014, giá trị sản xuất kinh doanh ngành xây dựng đạt 10.454,5 tỷ đồng, chỉ
bằng 90,5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu từ Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết lượng xi măng tồn kho còn 0,59
triệu tấn, giảm 0,19 triệu tấn (giảm 24%) so với cùng kỳ; Clinker còn tồn kho 1,98 triệu
tấn, giảm 0,33 triệu tấn (giảm 14%) so với cùng kỳ. Trong tháng 3, ước lượng xi măng
tiêu thụ đã đạt 4,68 triệu tấn, tăng 1,92 triệu tấn (tăng 69,5%) so với tháng trước và
tăng 0,8 triệu tấn (tăng 20,6%) so với cùng kỳ năm trước.
-Theo Ông Lê Văn Tới - Vụ trưởng Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), qua kết quả rà soát,
Bộ Xây dựng đã kiến nghị và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa chín dự án xi
măng công suất dưới 2.500 tấn clinker/ngày ra khỏi quy hoạch, giãn tiến độ đầu tư bảy
dự án xi măng sang giai đoạn sau năm 2015. Sự điều chỉnh đó đã đưa cung-cầu xi măng
về mức hợp lý. Năm 2013 xi măng vẫn là mảng sáng, cả nước tiêu thụ được 61,2 triệu
tấn sản phẩm XM, bằng 113,9% so với năm 2012 và đạt hơn 90% công suất thiết kế.
Năm 2014 sẽ có thêm năm dây chuyền đưa vào hoạt động nhưng chủ yếu sản xuất vào
Thẩm định tài chính dự án

Tình huống số 3 24

quý cuối năm, trong khi năm 2015 sẽ không có dự án nào. Do vậy, sức ép tiêu thụ trong
nước sẽ không tăng cao.
 Dự án mới giúp giảm thiểu những tác động của công nghiệp sản xuất xi măng
đến môi trường và xã hội
Một ví dụ điển hình đó là ngày 7-3-2014, hàng trăm người dân của hai phường Hương
Văn và Hương Vân, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) bao vây nhà máy sản xuất của
Công ty TNHH xi-măng Luks (Việt Nam), phản đối công ty này gây ô nhiễm kéo dài nhiều
năm qua. Theo ý kiến của nhân dân, công ty chậm xử lý ô nhiễm môi trường, đền bù
thiệt hại, đặc biệt đã sa thải công nhân không có lý do chính đáng. Vì vậy, nhiều hộ dân
sống trong vùng ô nhiễm đã kéo đến chốt chặn, khóa cổng nhà máy không cho công
nhân vào làm việc và yêu cầu giám đốc công ty phải trực tiếp đối thoại, giải quyết bức

xúc của dân. Đến trưa 7-3, sau khi chính quyền địa phương vận động, lãnh đạo công
ty đã phải trực tiếp gặp gỡ, đối thoại người dân mới đồng ý mở cổng.
Được biết, việc người dân bao vây Nhà máy xi-măng Luks đã diễn ra nhiều lần. Sau mỗi
lần dân phản ứng, phía công ty đã hứa nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết thỏa đáng.
Một sự việc khác, ngày 2-4-2014, gần 100 người dân ở thôn Áng Sơn, xã Vạn Ninh
(huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đã dùng đá, cột điện và gốc cây rải lên mặt đường
vào Nhà máy xi măng Áng Sơn 2 để phản đối nhà máy này gây ô nhiễm môi trường.
Theo người dân, trong nhiều năm qua nhà máy đã gây ô nhiễm môi trường nặng nề
cho cuộc sống của họ, mặc dù đã kiến nghị nhiều lần nhưng nhà máy vẫn không hạn
chế hoặc chấm dứt ô nhiễm.
Những ví dụ trên đây cho thấy những tác hại đối với môi trường và xã hội mà các dự
án khai thác và sản xuất xi măng sử dụng công nghệ cũ tạo ra. Không những vậy nó còn
có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, gây
ra những thiệt hại nghiêm trọng. Việc đổi mới dây chuyền là một vấn đề bức thiết và
cấp bách đối với các doanh nghiệp sản xuất xi măng nói chung và Công ty Xi măng
Thăng Long nói riêng.


×