Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Chuyen de luyen tu va cau lop 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.9 KB, 3 trang )

PGD & ĐT GIỒNG TRÔM
TRƯỜNG TH TÂN LỢI THẠNH
--- /// ---
CHUYÊN ĐỀ
MÔN : TIẾNG VIỆT
PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ và CÂU(khối :4)
I/. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Hiện nay chúng ta đang triển khai dạy và học theo chương trình sách giáo khoa thống nhất
trong cả nước.BGD&ĐTcó một số hướng dẫn, PPCT và các công văn chỉ đạo chuyên môn
trong quá trình dạy và học ở TH nói chung và khối 4 nói riêng.
- Vấn đề trong thực tế qua nhiều năm thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa của
khối 4 và cụ thể ở môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và Câu nói riêng còn
nhiều vấn đề cần bàn dẫn đến hiệu quả tiết dạy chưa cao: GV lên lớp còn rập khuôn máy móc
cứng nhắc trong việc dạy và các hình thức tổ chức dạy học chưa phong phú . Chưa thật sự
quan tâm đến việc dạy học theo chuẩn kiến thức- kĩ năng còn dạy học theo lối đồng loạt bình
quân chưa chú ý đến việc phân hoá đối tượng học sinh cho từng hoạt đông cho phù hợp với
mục tiêu tiết dạy, bài dạy.
- Xuất phát từ những vấn đề trên,được sự phân công của BGH. Tổ chuyên môn khối 4 chúng
tôi mạnh dạn bàn về :việc dạy và học phân môn Luyện từ và Câu trên cơ sở chuẩn KT- KN
của môn học nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy cho phù hợp với tình hình mà yêu cầu đã đặt
ra.
II/.MUC ĐÍCH YÊU CẦU DẠY LUYỆN TỪ - CÂU LỚP 4:
1). Kiến thức: Mở rộng hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về
từ và câu.
2). Kĩ năng: Rèn luyện cho HS các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.
3). Thái độ: Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng
Tiếng Việt trong giao tiếp.
II/. NỘI DUNG DẠY HỌC:
Phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 được dạy trong 62 tiết ; 1tuần :2 tiết ; HKI : 32 tiết ; HKII
30 tiết .Bao gồm các nội dung sau:
1).Mở rộng hệ thống hoá vốn từ: (19 tiết)


- Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá theo trường nghĩa tương đương các chủ điểm
+ HK I: 9 tiết
Nhân hậu – Đoàn kết( tuần 2,3)
Trung thực – Tự trọng ( tuần 5,6)
Ước mơ ( tuần 9)
Ýchí – Nghị lực( tuần 12,13)
Đồ chơi – trò chơi ( tuần 15;16)
+ HK II: 10 tiết
Tài năng ( tuần 19)
Sức khoẻ ( tuần 20)
Cái đẹp ( tuần22, 23)
Dũng cảm ( tuần 25, 26)
Du lịch – thám hiểm ( tuần 29,30)
Lạc quan – yêu đời ( tuần 33,34)
- Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống thông qua các bài tập:Tìm từ ngữ theo chủ điểm; Tìm
hiểu nắm nghĩa của từ; Phân loại từ ngữ; Tìm hiểu nghĩa của thành ngữ, tục ngữ theo chủ
điểm; luyện sử dụng từ ngữ.
2). Tiếng , cấu tạo từ:( 5 tiết)
- Cung cấp một số kiến thức sơ giảng về cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từ
+ Cấu tạo của tiếng tuần 1: 2 tiết
+ Từ đơn và từ phức tuần 3: 1 tiết
+ Từ ghép và từ láy tuần 4: 2 tiết
- Các dạng bài tập : Nhận diện và phân tích cấu tạo của tiếng , từ; Phân loại từ theo cấu tạo;
Tìm từ theo kiếu cấu tạo; Luyện sử dụng từ.
3). Từ loại : (9 tiết)
- Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo từ loại của Tiếng Việt .
+ Danh từ ( tuần 5,6,7,8: 5 tiết gồm cả cách viết danh từ riêng)
+ Động từ( tuần 9 và 11: 2 tiết)
+ Tính từ ( tuần 11 và 12: 2 tiết)
- Các dạng bài tập: Nhận diện từ theo loại; Luyện viết danh từ riêng; Tìm và phân loại từ theo

từ loại; Luyện sử dụng từ.
4). Câu : 26 tiết
- Cung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo, công dụng, và cách sử dụng các kiểu câu:
+ Câu hỏi : tuần 13,14,15 – 4 tiết .
+ Câu kể : tuần 16,17,19,20,21,22,24,25,26 – 12 tiết bao gồm các kiểu câu: ai làm gì; ai
thế nào; ai là gì
+ Câu khiến : tuần 27,29- 3 tiết
+ Câu cảm : tuần 30 – 1 tiết
+ Thêm trạng ngữ cho câu: tuần 31,32,33,34 - 6 tiết
- Các dạng bài tập: Nhận dạng các kiểu câu; Phân tích cấ tạo câu; Đặt câu theo mẫunhằm thực
hiện các mục đích cho trước; Lựa chọn kiểu câu để đảm bảo lịch sự trong giao tiếp; Luyện sử
câu trong các tình huống khác nhau; Luyện mở rộng câu.
5). Dấu câu: 3 tiết
- Cung cấp kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các dấu câu :
+ Dấu hai chấm ( tuần 2: 1 tiết )
+ Dấu ngoặc kép ( tuần 8: 1 tiết )
+ Dấu chấm hỏi( tuần 13 học cùng câu hỏi)
+ Dấu gạch ngang ( tuần 13: 1 tiết )
- Các dạng bài tập: Tìm công cụ của dấu câu; Luyện sử dụng dấu câu ( đặt dấu câu vào chỗ
thích hợp, tập viết câu , đoạn có sử dụng dấu câu).

III/. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1). Cung cấp kiến thức mới:
Giáo viên tổ chức cho HS làm các bài tập ở phần nhận xét theo các hình thức:
+ Trao đổi chung cả lớp.
+ Trao đổi từng nhóm ( tổ; bàn; hoặc 2,3HS).
+ Tự làm cá nhân, qua đó HS rút ra kết luận theo các điểm cần ghi nhớ về kiến thức
2). Luyện tập và mở rộng vốn từ:
Giáo viên cho học sinh nhắc lại một số kiến thức có liên quan, rồi tổ chức cho HS làm các bài
tập theo các hình thức trao đổi nhóm, thi đua giữa các nhóm, cá nhân.Cần lưu ý các vấn đề sau:

+ Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ yêu cầu của bài tập.
+ Chữa mẫu cho học sinh một phần hoặc 1 bài để hướng dẫn cách làm.
+ Hướng dẫn học sinh làm vào vở( bảng con, bảng phụ, bảng nháp…)
+ Hướng dẫn HS nêu kết quả, chữa bài tậpvà tự kiểm tra kết quả luyện tập.
IV/. QUI TRÌNH GIẢNG DẠY:
1). Kiểm tra bài cũ: có thể thực hiện một số việc như sau:
- GV có thể thực hiện yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học ở tiết trước, cho VD m.hoạ.
- GV gọi học sinh làm bài tập ở tiết trước(yêu cầu HS khác nhận xét chữa và chấm điểm)
- GV kiểm tra chấm điếm bài làm trong vở của một số học sinh. Nxét rút kinh nghiệm.
2). Dạy bài mới : Tuỳ loại bài ,GV có thể tiến hành dạy bài mới theo đủ hoặc thêm, bớt, điều
chỉnh trật tự bốn bước sau :
1. Giới thiệu bài.
2. Hình thành khái niệm.
3. Hướng dẫn làm bài tập.( như nội dung 2- phần III)
4. Cũng cố dặn dò.Cần làm rõ hai yêu cầu sau:
+ GV nhận xét tiết học , nhấn mạnh những điều cần nhớ về nội dung, kiến thức,kĩ năng.
+ GV nêu yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà và chuẩn bị bài cho tiết học sau.
V/. VẬN DỤNG LINH HOẠT PHƯƠNG PHÁP DẠY LUYỆN TỪ và CÂU NHẰM ĐẠT
HIỆU QUẢ THIẾT THỰC.
- Đối với dạng bài mở rộng và hệ thống hoá vốn từ: GV cần làm cho HS hiểu rõ tên chủ
điểm , từ đó HS có cơ sở tìm thêm các từ khác theo chủ điểm đã cho. Căn cứ vào đối tượng
học sinh cụ thể, GV cần lựa chọn biện pháp dạy học sau cho phù hợp, tạo điều kiện cho tất cả
học sinh đều được tham gia thực hành theo năng lực của mình từng bước vươn lên đạt chuẩn
KT – KN .
- Đối với dạng bài cung cấp kiến thức mới và thực hành luyện tập: GV cần chủ động dẫn dắt,
gợi ý cho HS trao đổi chung ở lớp từ đó rút ra những điểm cần ghi nhớ về kiến thức một cách
nhanh –gọn ( tránh phân tích ngữ liệu quá kĩ mất nhiều thời gian).
- Trong quá trình luyện tập: GV có thể nhắc lại một số kiến thức liên quan để HS dễ dàng
trong quá trình làm bài tập.Tổ chức cho HS làm bài theo nhiều hình thức để cả lớp cùng hoàn
thành bài tập theo yêu cầu đặt ra. Đồng thời tổ chức cho HS đánh giá bài làm của mình hoặc

của bạn.Làm cơ sở cho GV cũng cố và sữa sai kịp thời.
- Đối với tiết học có nhiều bài tập( không đủ thời gian thực hiện kĩ trong 1 tiết) hoăc bài tập có
yêu cầu cao so với trình độ chung của cả lớp.GV có thể giảm nhẹ hoặc gợi ý cụ thể để HS có
khả năngthực hiện được yêu cầu cơ bản chấp nhận được ở mức tối thiểu. Việc giảm bớt bài
tập đồng dạng nhằm giải quyết khó khăn về thời gian , làm cho giờ học bớt nặng nề và đảm
bảo hiệu quả dạy học thiết thực đối với những lớp học có nhiều đối tượng và có nhiều học
sinh yếu.
Trên đây là một số vấn đề cơ bàn trong quá trình giảng dạy thực tế của tổ chuyên môn
khối 4 đối với môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và Câu nói riêng mà tổ
chúng tôi nhận thấy được rất mong được trao đổi cùng HĐSP để việc giảng dạy phân môn
Luyện từ -Câu ngày càng hiệu quả hơn./.
NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN HOÀNG TRUNG

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×